Những câu hỏi khó của thầy Văn Như Cương với Kỳ thi quốc gia

06/07/15, 15:00 Tin Tổng Hợp

(GDVN) – Nhà giáo Văn Như Cương bằng kinh nghiệm, quan sát của mình đã đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan tới Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

Kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia 2015, nhiều vấn đề vẫn được quan tâm, đó là khâu chấm thi, kinh nghiệm gì rút ra sau kỳ thi này, học sinh được gì, xã hội được gì? Liệu gia đình và học sinh có giảm bớt căng thẳng thực sự?

Qua câu chuyện trao đổi với Nhà giáo Văn Như Cương – một người thầy tâm huyêt với giáo dục sẽ cho chúng ta một khía cạnh còn boăn khoăn về kỳ thi này.
PV: Ông đánh giá thế nào về Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua ở mọi phương diện?

Nhà giáo Văn Như Cương: Theo mục tiêu của Bộ GD&ĐT đề ra là làm cho học sinh bớt căng thẳng, thậm chí là rất nhẹ nhàng, đó là một mục tiêu.

Mục tiêu thứ hai là giảm nhẹ kinh phí của nhà nước, phụ huynh, giảm tải việc học thêm, dạy thêm…

Nhưng theo tôi, kỳ thi này vẫn còn căng thẳng lắm, căng thẳng lần này không phải là căng thẳng trong mấy ngày thi như mọi năm, mà căng thẳng ngay từ đầu năm, từ khi có quyết định chuyển hai kỳ thi làm một.

Từ khi có Thông tư, thay đổi quyết định này, quyết định kia, hướng dẫn học, ôn thi, những thay đổi của chỉ thị, uốn nắn nhiều…tức là căng thẳng ấy đã kéo dài trong cả năm học.

Căng thẳng không chỉ ở thầy giáo, phụ huynh mà căng thẳng từ bộ trở xuống, kể cả những người đưa ra những chủ trương.

Căng thẳng nữa là không có cuộc thi nào phải huy động toàn bộ cả hệ thống vào cuộc, từ thanh niên, công an, dân phòng trong 4 ngày thi vừa qua.

Nhà giáo Văn Như Cương cho rằng, năm tới cần thay đổi lại cách thi cử. Ảnh Tuổi trẻ

Tôi vẫn bảo với nhiều người là tại sao lại coi trẻ con 17-18 tuổi như trẻ mẫu giáo? Ngày trước lứa tuổi này phải tự lập, phải tự biết đi thi, tự biết đăng kí, vì sao cả xã hội phải vào cuộc đến mức độ như vậy?

Thứ hai, nói về kinh phí. Tôi thấy nhiều phụ huynh kêu với tôi kinh phí cũng không kém gì so với các năm trước. Thí dụ có thí sinh thi từ môn đầu tiên của ngày đầu tiên, nhưng lại chọn môn Lịch sử là môn tự chọn ở buổi thi cuối cùng thì phải lại đến ngày cuối cùng.

Trong lúc tổ chức thi chúng ta cũng nghe nói tới một số vấn đề trục trặc. Số học sinh bị kỉ luật tăng gấp 3 lần so với năm trước, con số này được giải thích là làm chặt hơn nên số vi phạm đông hơn. Nói như vậy là phủ nhận trước đây chúng ta không làm chặt hay sao?

Có những trục trặc khác mà Bộ cần rút kinh nghiệm, như thí sinh quên mất ngày thi do đăng ký thì lại được thi bằng một môn khác. Đó là quyết định bất nhất, vậy những em đi muộn 15 phút không được vào phòng thi là sai?

Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, đó là việc làm nhân văn và mong muốn mọi người ủng hộ. Vậy thì những em đến muộn hẳn 15 phút thì sao? Quy chế là quy chế, không thể linh động được, những trục trặc như vậy phải lường trước.

Những việc này cho thấy bộc lộ nhiều vấn đề, chưa được chu đáo.

Ở kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, theo ghi nhận thì các cụm thi ở Sở GD&ĐT tổ chức số lượng thí sinh bị vi phạm ít hơn so với cụm Đại học tổ chức. Liệu phải chăng cụm ở Sở dễ hơn cụm ở Đại học? Và như vậy thì tiêu chí nào để cho các trường đại học xét tuyển thí sinh?

Nhà giáo Văn Như Cương: Tôi cho rằng tất cả được đánh giá qua đề thi vừa qua. Đề toán buổi đầu tiên, tỷ lệ để làm đỗ tốt nghiệp (60%) tôi cho là dễ quá, ngay cả bài kiểm tra 15 phút cũng không dễ như thế.

Cho tốt nghiệp bằng những câu dễ như thế, chắc chắn là 99%, tôi không phản đối, thậm chí là 100%. Nhưng điểm vào đại học như thế nào thì lại là vấn đề lúng túng cho các trường.

Vì một bài thi chỉ ghi là 7 điểm hay 6 điểm, nếu tách ra phần cơ bản là 6, phần nâng cao là 0, bài kia phần cơ bản là 3 phần nâng cao là 4, vậy các trường đại học dựa vào đâu.

Kỳ thi THPT quốc gia vẫn còn nhiều hoài nghi về kết quả khi mà tỷ lệ thí sinh vi phạm tại các cụm thi do Đại học chủ trì tăng hơn các cụm thi do Sở và địa phương chủ trì. Ảnh minh họa Xuân Trung

Thí sinh ai cũng biết phần cơ bản là dễ, nên làm trước, chỉ cần 3 câu là đủ điểm tốt nghiệp. Còn tập trung làm các câu nâng cao, thậm chí chỉ làm được 2 điểm ở câu nâng cao là tốt lắm rồi cộng lại được 5 điểm.

Trong khi thí sinh chỉ làm hết phần cơ bản, không làm phần nâng cao cũng được 6 điểm, vậy thì trường đại học sẽ chọn em nào? Như vậy có thể chúng ta sẽ lấy thí sinh vào các trường đại học không đúng theo năng lực của các em.

Bên cạnh đó có nhiều cụm thi chỉ để xét tốt nghiệp thông qua 4 môn thi, nhưng cũng có nhiều trường đại học xét tuyển thí sinh thông qua 4 môn thi đó cộng với điểm rèn luyện qua học bạ. Vậy sẽ giải quyết vấn đề ở đây như thế nào?

Theo ông, liệu số thí sinh bị vi phạm ở cụm do Sở GD&ĐT chủ trì nhiều hơn do cụm Đại học chủ trì phản ánh đúng thực trạng chúng ta là bệnh thành tích?

Nhà giáo Văn Như Cương: Câu hỏi nay tôi thấy phóng viên cũng hỏi lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thì được trả lời những vi phạm thường tập trung ở cụm thi do Đại học tổ chức mà không thường ở các Sở và địa phương tổ chức.

(GDVN) – Chúng tôi mạo muội đưa ra những dự đoán của mình trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2015 với tính chất phản biện tích cực và xây dựng.

Ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) trả lời rằng, hai cụm thi đều thực hiện một quy chế, công tác tổ chức coi thi như nhau. Khi tổng kết học sinh vi phạm thì chưa bóc tách, phân loại ra số thí sinh vi phạm ở cụm nào.

Do đó chưa giải thích được. Đó là điều tôi không thấy thực tế, vì nhân dân thấy, học sinh thấy, thầy giáo thấy, địa phương cũng thấy.

Tôi cho rằng, ngay từ khi đặt ra có hai cụm thi như vậy đã có sự phân biệt rồi.

Ông có cảnh báo gì để kỳ thi những năm tới đây chúng ta làm tốt hơn?

Nhà giáo Văn Như Cương: Mô hình thi “hai trong một” có nhiều điều không ổn. Tôi ủng hộ mô hình thi theo đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu mô hình đó để áp dụng.

Mô hình chúng ta đang làm hiện nay chắc chắn sang năm phải thay đổi, không thể để như thế này được nữa. Mặc dù thay đổi đã nói nhiều, năm nào cũng thay đổi nhưng những cái khó khăn ngay từ đầu của kỳ thi này đã nói.

Nếu nghiêm chỉnh tiếp thu thì tôi nghĩ cần nghiên cứu mô hình thi theo năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x