Những câu đố cực hại não
[Bản thảo]
Bạn có muốn kiểm tra khả năng suy luận, tư duy của mình đang ở đâu và liệu có khả năng tăng thêm hay không?
1. Du khách đang ở đâu
Một khách du lịch muốn tới một trong 2 thành phố A và B. Người thành phố A luôn nói thật, còn thành phố B luôn nói dối. Trong thành phố A có một số người dân của thành phố B và ngược lại.Vậy người khách nên đặt câu hỏi như thế nào để biết mình đang ở thành phố nào? (Xem đáp án)
2. Anh thợ cạo trong thôn
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:“Gọi người đàn ông trong thôn là “thợ cạo”, nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người không thể tự cắt trong thôn”.Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:– Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
– Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu? (Xem đáp án)
3. Nói tiên tri
Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba vị thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối).Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu.
Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không.
Một triết gia từ xa đến để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái: “Ai ngồi cạnh ngài?”. Đó là thần Sự Thật, thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa: Ngài là thần gì? Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải: “Ai ngồi cạnh ngài?”. Đó là thần Lừa Dối, thần bên phải trả lời. Người triết gia kêu lên: “Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định”.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào? (Xem đáp án)
TRẢ LỜI
1 Người khách có thể đặt câu hỏi với người mình gặp như sau:
Ngài có phải người thành phố này hay không?
– Nếu người khách đang ở thành phố A, thì luôn nhận được câu trả lời “Vâng” và nếu ở thành phố B thì luôn là “không”.
2Nghịch lý này có tên Russel xuất phát từ nghịch lý trong lý thuyết tập hợp.
Mâu thuẫn nảy sinh do định nghĩa khái niệm anh thợ cạo không chỉ rõ anh phải làm gì đối với bản thân anh ta.
3Triết gia đã xác định như sau:
-Thần bên trái không thể là thần sự Thật vì đã nói thần ngồi giữa là thần Sự Thật.
-Thần ngồi giữa cũng không thể là thần Sự Thật vì nói mình là thần Mưu Mẹo.
-Suy ra thần bên phải là thần Sự Thật, như vậy thần ngồi giữa là thần Lừa Dối và thần bên trái là thần Mưu Mẹo.
Những câu đố hại não là những câu đố làm não bạn bị tổn hại bởi vì chúng đòi hỏi bạn phải động não trong khi hàng ngày ít ai chịu dùng não, mà chính vì ít dùng não nên não tự nhiên cũng bị thoái hóa.Do đó câu đố hại não thật ra chẳng những không hại não mà còn bổ não, bởi vì bạn phải bổ cái não của bạn ra để tìm câu trả lời.