Những cải cách của Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev và một hệ tư tưởng thất bại

10/11/17, 16:55 Trung Quốc

Sau khi chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô sụp đổ, Cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả 2 nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại hệ thống sắp sụp đổ mà ông từng đặt trọn niềm tin.

Một bức ảnh được chụp vào ngày 19/8/1991 cho thấy các xe tăng của Liên Xô đang đậu gần cổng Spassky (trái), lối vào Điện Kremlin và Thánh đường St. Basil ở quảng trường Đỏ sau cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. (Ảnh: Getty Images)

Sự sụp đổ đột ngột và phần lớn là trong hòa bình của Đảng Cộng sản Liên Xô trong giai đoạn 1989-1991 được đánh giá là một trong những thành tựu chính trị vĩ đại nhất lịch sử gần đây. Là người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU), Mikhail Gorbachev nổi tiếng là “kiến ​​trúc sư” của những cải tổ đã đưa chủ nghĩa tư bản đến Đông Âu và bắt đầu quá trình chuyển tiếp ra khỏi chủ nghĩa độc tài.

Thế nhưng ba thập kỷ trước, khi nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô và cộng sự bắt đầu thực hiện loạt chính sách công khai hóa về chính trị và cải tổ kinh tế, thì việc nói lời tạm biệt với chủ nghĩa cộng sản không phải là một phần trong kế hoạch.

Đúng hơn, sự chuyển đổi đột ngột và không có kế hoạch sang một tương lai không cộng sản đã làm cho hàng trăm triệu người bị sốc. Nga và các quốc gia được hình thành từ lãnh thổ trước đây phải đối mặt với những tình huống khó xử mới, nhưng cũng là những căn bệnh chưa được chữa trị mà Marx và Lenin đã để lại.

Khi đó, ông Gorbachev đang tìm kiếm giải pháp cho sự lạc hậu về kinh tế, áp bức chính trị và tham nhũng, vốn đã cản trở sự phát triển của Liên Xô kể từ khi nó bắt đầu tồn tại.

Nhưng ngay cả khi chính quyền của ông đã đẩy mạnh các chính sách công khai hóa chính trị và cải tổ kinh tế, Gorbachev vẫn giữ nguyên tư tưởng Marx với “di sản” giết người hàng loạt, đói nghèo, khủng bố của Đảng và các nhà lãnh đạo trong quá khứ.

Các biện pháp cấp tiến

Kết quả hình ảnh cho gorbachev
Cựu lãnh đạo Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev trong một buổi lễ kỷ niệm tại Điện Kremlin hôm 12/6/2016. (Ảnh: Getty Images)

Gorbachev ban đầu là muốn thực hiện cải cách nhằm phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. Đặc biệt, ông muốn bắt kịp tiến bộ công nghệ của phương Tây do những lo ngại về quốc phòng. Bởi vì Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã bắt đầu có được lợi thế quyết định so với quân đội Liên Xô.

Như mô tả trong cuốn sách The Destruction of the Soviet Union (Tạm dịch: Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết) của David Lockwood năm 2000, những nỗ lực cải cách này nhằm mục đích thiết lập một cuộc cải tổ kinh tế. Gorbachev cho rằng ngành công nghiệp quân sự được củng cố bằng cách áp dụng các phương pháp của phương Tây sẽ đẩy mạnh phần còn lại của nền kinh tế Liên Xô, mà không cần những thay đổi lớn đối với chế độ cộng sản.

“Nói chung, những nỗ lực này đã thất bại”, Lockwood viết. Cam kết của Đảng vào năm 1987 về tăng trưởng “phản ánh thực tế rằng giới lãnh đạo Liên Xô, phần lớn ban đầu cho rằng mức độ tái tổ chức như vậy là đủ”.

Tuy nhiên năm 1988, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản cho hay, “không có thay đổi đáng kể nào trong tiến bộ khoa học và công nghệ”. Theo đó, “xu thế chủ đạo ảnh hưởng đến tiến bộ công nghệ nằm ở việc cơ cấu lại cơ chế kinh tế”.

Gorbachev và chính quyền của ông đã sử dụng các biện pháp căn bản hơn để đem lại sự thay đổi, nhưng mỗi bước đi đều làm suy yếu sự kiểm soát của chính quyền Liên Xô đối với nền kinh tế, và gây ra phản ứng dữ dội từ bộ máy quan liêu và những lãnh đạo của Đảng.

Lockwood viết: “Rõ ràng, bản thân Đảng đã không còn là một công cụ thích hợp để tiến hành cải cách”.

Gorbachev dự định đổi mới chủ nghĩa cộng sản cho thời hiện đại, chứ không phải để hình thành một nền kinh tế thị trường.

“Mục đích là làm cho hệ thống Liên Xô nhân đạo hơn và hiệu quả hơn”, theo Boettke.

Thất bại trong cải cách với hệ tư tưởng độc hại này, Gorbachev đã để những cố gắng của mình bị kéo đi theo nhiều hướng khác nhau. Một mặt, nhà lãnh đạo Liên Xô được xã hội phương Tây hoan nghênh vì đã chấp nhận tự do ngôn luận và tự do chính trị. Bức tường Berlin, biểu tượng cho sự tàn bạo của chế độ cộng sản Liên Xô đã không còn nữa; Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Tuy nhiên ở trong nước, những thế lực mâu thuẫn với chính sách và thể chế của Gorbachev đã khiến nhà nước này tự làm nó sụp đổ. Tình trạng bất ổn trong đất nước lan rộng khắp nơi và phần lớn thành viên trong chính phủ muốn chống lại Gorbachev.

Vào tháng 8/1991, một phe cánh trong đảng với sự hậu thuẫn của quân đội đã bí mật bắt giữ Gorbachev nhằm cố gắng khôi phục lại chế độ chính trị như trước đây.

Kết quả hình ảnh cho สหภาพ โซเวียต ล่ม สลาย
Tổng thống Nga Boris Yeltsin (trái), tại tòa nhà Liên bang Nga ngày 19/8/1991 ở Matxcơva, kêu gọi những người ủng hộ ông tham gia cuộc tổng đình công và phản đối cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Liên Xô Gorbachev. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, cuối cùng cuộc đảo chính đã thất bại. Boris Yeltsin nhận chức tổng thống Nga và tuyên bố tách khỏi Liên Xô, làm sụp đổ những hy vọng cuối cùng cho một Liên Xô siêu cường tiếp tục tồn tại sau cải cách. Vào ngày 25/12/1991, Liên bang Xô viết chính thức tan rã.

Cuộc cải cách của Gorbachev có cả tốt lẫn xấu. Dù vậy, chế độ độc tài toàn trị của Liên Xô đã trở thành quá khứ, các nhà lãnh đạo hậu cộng sản không còn dùng khủng bố và áp bức chính trị để khiến các đối thủ của mình im lặng. Tuy nhiên, Nga và nhiều nước đông Âu vẫn phải tiếp tục chịu ảnh hưởng của nạn tham nhũng từ chế độ cũ. Nó đã gây ra sự suy thoái xã hội, cản trở quá trình phát triển và làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế của những nước này.

Bài học cho Trung Quốc ngày nay

Trung Quốc là một quốc gia vẫn đang nằm dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, tuy nhiên kinh tế nước này đã phát triển nhanh chóng sau những năm 1980 và 1990. Nhà nước Trung Quốc luôn tuyên truyền cải cách xã hội, nền kinh tế và chính trị khi cần thiết để giữ cho quốc gia luôn có thể cạnh tranh với các siêu cường khác. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu chậm lại, những bức xúc trong người dân ngày càng gia tăng.

Hiện tại lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với nhiều tình huống chính trị khó khăn giống như Mikhail Gorbachev năm xưa.

Từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản vào năm 2012, ông Tập đã phải giải quyết các ảnh hưởng của lãnh đạo đảng tiền nhiệm, và ông theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng dài hạn. Hàng trăm cán bộ cấp cao, mà nhiều người trong đó thuộc phe cánh cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đã bị điều tra và xử lý trong chiến dịch này.

Kết quả hình ảnh cho xi jinping military parade
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế Chiến II, tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 3/9/2015. (Ảnh: Reuters)

Gorbachev với chiến dịch công khai hóa chính trị và cải tổ kinh tế dường như khác với phương thức cải cách của ông Tập. Tuy nhiên với lựa chọn trung thành với chủ nghĩa cộng sản, Gorbachev đã tự gây ra những công kích trong nội bộ từ những người bất mãn. Nguyên nhân chủ yếu là vì cuộc cải cách của ông đã đụng chạm đến lợi ích của các quan chức này.

Tương tự, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía chính quyền Trung Quốc, việc này gần như giống với những bế tắc của Gorbachev trước bộ máy quan liêu ở Liên Xô. Một hiện tượng phổ biến là các quan chức đã phớt lờ hoặc phản kháng trước các chỉ thị của Trung ương Đảng do ông Tập kiểm soát.

Giống với Gorbachev, ông Tập cũng ủng hộ hệ tư tưởng Max và tự khẳng định mình là “nhà lãnh đạo nòng cốt” của Đảng Cộng sản.

Thời gian sẽ cho biết liệu ông Tập có đang tận lực cải cách Đảng hay chỉ đơn thuần là nhận ra Đảng chính là một công cụ thuận tiện để ông thiết lập một hình thức lãnh đạo khác biệt. Kinh nghiệm từ Liên Xô vẫn còn đó, con đường mà ông chọn sẽ quyết định tương lai của chính ông và cả đất nước khi ông không còn tại vị.

Hồng Liên, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x