Những bí mật trong thiết kế các lâu đài thời Trung Cổ

02/06/18, 07:57 Tri thức

Các lâu đài thời Trung Cổ thường có chức năng như những pháo đài, vì thế thiết kế của chúng được tính toán kỹ lưỡng và mang đậm phong cách thời kỳ này. 

Những bí mật trong thiết kế các lâu đài thời Trung Cổ - H1
Các lâu đài thời Trung Cổ thường có chức năng như những pháo đài.

Sự sùng đạo, những cuộc chiến liên tiếp, vô số huyền thoại về các hiệp sĩ dũng cảm, những anh hùng tài ba, các ngôi làng cổ tích, những câu chuyện về sự hưng thịnh và suy vong của nhiều vị vua và nữ hoàng, những pháo đài khổng lồ và tất nhiên cả các lâu đài tráng lệ nguy nga… Vâng, chúng ta đang nói về thời Trung Cổ, một thời kỳ kéo dài khoảng 1.000 năm với đầy đủ các sự kiện, các nhân vật lịch sử và những kiểu kiến ​​trúc tinh tế mà nổi bật nhất là các tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm những bí mật bên trong thiết kế của những lâu đài này.

Được xây dựng chủ yếu cho mục đích phòng thủ, những công trình tráng lệ này được xây dựng kiên cố và hầu hết có hình dáng nhất định theo các giai đoạn lịch sử. Nếu chỉ nói rằng các lâu đài thời trung cổ có cấu trúc rất phức tạp thì không đủ, và đó là lý do tại sao chúng ta cần xem xét các cấu trúc chi tiết của những lâu đài này.

Hào nước

Không nghi ngờ gì, một trong những yếu tố quan trọng nhất được sử dụng trong việc bảo vệ một tòa lâu đài trung cổ là những hào nước, đó là một vùng nước vừa sâu vừa rộng bao quanh lâu đài.

Ngoài việc là một khung cảnh ấn tượng để chiêm ngưỡng và là một chướng ngại vật hoàn hảo làm bước tiến của quân địch chậm lại, chức năng quan trọng nhất của hào nước là ngăn chặn bất kỳ kẻ tấn công nào đào hầm ngầm.

Lâu đài không có hào nước thường phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ bên dưới. Kẻ địch có thể đào một đường hầm dưới các bức tường và sau đó thâm nhập vào lâu đài. Hào nước là cơ chế phòng thủ hoàn hảo chống lại những kẻ đào hầm, vì nó có thể làm đường hầm bị sụp do nước tràn vào trong, trước khi những kẻ xâm lược có thể đục xuyên bức tường thành.

Những bí mật trong thiết kế các lâu đài thời Trung Cổ - H2
Khung cảnh tử trên cao của lâu đài Caerlaverock ở Scotland.

Các bức tường tròn đồng tâm

Được phát triển vào khoảng thế kỷ 13, phương pháp phòng thủ độc đáo này mang lại sự bảo vệ tốt nhất giúp chống lại các cuộc tấn công của kẻ địch. Những bức tường tròn đồng tâm là các chướng ngại vật phòng thủ giúp cho lâu đài trở nên an toàn hơn bất kỳ thiết kế phòng thủ nào khác trong quá khứ.

Quân địch nếu muốn tấn công sẽ phải vượt qua nhiều bức tường thành bên ngoài, nhưng ngay cả khi họ đã làm được như vậy thì cũng không có nghĩa là trận chiến kết thúc. Trở ngại tiếp theo của họ sẽ là con hào quanh lâu đài và sau đó là bức tường bên trong sẽ dẫn họ đến chướng ngại cuối cùng là tháp canh trong lâu đài.

Cổng chính

Một thế phòng thủ đặc biệt khác của lâu đài thời Trung Cổ là cổng chính. Đa số mọi người có thể nghĩ rằng cổng chính là phần dễ bị tấn công nhất của các lâu đài cổ, nhưng thực tế khu vực này là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, hơn nữa đây cũng là một trong những nơi nguy hiểm nhất vì thường chứa đầy những chướng ngại vật và các cạm bẫy chết người.

Những bí mật trong thiết kế các lâu đài thời Trung Cổ - H3
Lâu đài Bodiam được xây dựng năm 1385 ở phía Đông vương quốc cổ Sussex, nước Anh, được bao quanh bởi một hào nước sâu. (Ảnh: WyrdLight.com)

Với một cổng sắt có thể di chuyển lên xuống, những kẻ tấn công có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong khoảng sân nhỏ giữa cổng bên trong và bên ngoài. Không có lối thoát nào, những kẻ tấn công bất hạnh có thể dễ dàng bị các cung thủ trên tường thành tấn công lại bằng tên bắn, đá, nước sôi, hoặc dầu nóng.

Cầu thang xoắn ốc

Nếu bạn đã từng đến thăm một lâu đài thời trung cổ, bạn có thể nhận thấy rằng các cầu thang được thiết kế xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ. Có một lý do rất đặc biệt để các nhà thiết kế lựa chọn xây dựng cầu thang theo cách này, và một lần nữa nó cũng mang ý nghĩa phòng thủ.

Theo Will Kalif, tác giả của cuốn “All Things Medieval”, “những kẻ tấn công khi đi lên các cầu thang này sẽ cầm gươm bên tay phải và họ sẽ rất khó vung kiếm vì bức tường bên phải sẽ gây cản trở”. Ngược lại, những người bảo vệ lâu đài có thể dễ dàng vung kiếm hơn. Hơn nữa, nhờ vào thiết kế đặc biệt này, cơ thể của họ cũng bị lộ ít hơn nhiều so với kẻ địch.

Các lối đi bí mật

Việc tạo ra những lối đi và các căn phòng bí mật không có gì mới trong thời Trung cổ, những lối đi bí mật là một phần tính toán không thể thiếu trong thiết kế của hầu hết các lâu đài.

Nếu bị vây hãm, những người bên trong lâu đài có thể sử dụng những lối đi bí mật này để lấy thực phẩm dự trữ hoặc trốn thoát an toàn nếu những kẻ tấn công chiếm được lâu đài. Họ cũng có thể sử dụng các phòng bí mật này để trú ẩn hoặc dự trữ thức ăn và nước uống.

Bảo Long (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x