Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang nóng lên ở Hắc Long Giang, Cát Lâm và các nơi khác, ngoại giới lo lắng dịch bệnh có thể bùng phát lần thứ hai tại Trung Quốc, điều này cũng đã gây ra một loạt các cuộc thảo luận về các biện pháp phong tỏa mà ĐCSTQ thực hiện để ứng phó với dịch bệnh. Vài ngày trước, truyền thông nước ngoài đã phân tích một số “bí mật” đằng sau việc phong tỏa Vũ Hán, thu hút sự chú ý của dư luận.
Một bài bình luận trên tờ “Beijing Spring” nói rằng, muốn phân tích việc phong tỏa Vũ Hán thì phải trả lời các câu hỏi: Thứ nhất, vì sao lại phong tỏa?; Thứ hai, phong tỏa có tuân theo các thủ tục pháp lý?; Thứ ba, cuộc sống và nhân quyền cơ bản của người dân liệu có được bảo đảm sau khi thành phố bị phong tỏa hay không?; Thứ tư, việc phong tỏa có hiệu quả như thế nào?
Tại sao Vũ Hán bị phong tỏa?
Theo nguyên tắc phòng chống dịch bệnh, cách ly là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm virus. Có 2 kiểu phong tỏa thành phố, lần lượt là “phong tỏa cứng rắn” và “phong tỏa mềm mỏng”. Vũ Hán đã lựa chọn biện pháp cứng rắn – phong tỏa toàn thành phố, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như vận chuyển vật liệu phòng chống dịch bệnh, Vũ Hán đã phong tỏa hoàn toàn tuyến giao thông nội ngoại, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Các nước phương Tây về cơ bản đều là phong tỏa mềm mỏng, còn được gọi là “nửa phong tỏa”, tức là phòng ngừa và kiểm soát cộng đồng với quản lý đóng cửa, thông qua quản chế lối ra vào, đóng các tuyến giao thông không cần thiết, yêu cầu nhân viên cộng đồng phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Bài viết chỉ ra, vì sao Vũ Hán phải thực hiện phong tỏa cứng rắn? Điều này có liên quan mật thiết với việc chính quyền ĐCSTQ đã không hành động gì trong giai đoạn đầu bùng phát dịch, cố gắng che đậy sự bùng phát và chèn ép những người tố giác.
Vào cuối tháng 12/2019, tin tức về dịch bệnh ở Vũ Hán đã được phơi bày ở trên mạng, chính quyền Đài Loan đã biết được dịch bệnh từ thông tin do bác sĩ Vũ Hán Lý Văn Lượng công bố, và nhanh chóng đưa ra các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên ĐCSTQ đã luôn trì hoãn đến ngày 20/1 mới công bố bùng phát dịch bệnh, thời kỳ vàng để phòng chống dịch bệnh đã bị bỏ lỡ một cách vô ích.
Sau đó, chính quyền đột nhiên ban hành lệnh đóng cửa thành phố, công dân Vũ Hán bị phong tỏa trong thành phố mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.
Vũ Hán phong tỏa có tuân theo các thủ tục pháp lý?
Theo lý, phong tỏa thành phố có quy mô như vậy không thể được thực hiện cho đến khi nó rơi vào tình trạng khẩn cấp.
Theo luật của ĐCSTQ, dù tuyên bố giới nghiêm hay là tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì quyết quyết định đều thuộc về chính quyền trung ương. Nhưng chính quyền trung ương cũng không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mà là do một chỉ thị của chính quyền Vũ Hán quyết định phong tỏa thành phố.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra, việc phong tỏa thành phố đòi hỏi phải nắm bắt chính xác phạm vi và sức mạnh của việc đóng cửa, đánh giá chính xác các khả năng sau khi phong tỏa, đánh giá chính xác độ cần thiết để duy trì trật tự đô thị và cuộc sống hằng ngày của người dân sau khi đóng cửa. Nhưng tình hình sau khi phong tỏa Vũ Hán cho thấy những điều này là không hề tồn tại.
Sau khi phong tỏa thành phố, cuộc sống của người dân không được đảm bảo
Việc phong tỏa Vũ Hán mang đến những thảm họa thứ cấp nghiêm trọng, bởi vì chính phủ yêu cầu công dân phải ở nhà, bệnh viện chỉ mở rộng các phòng khám viêm phổi, các phòng khám bệnh khác đều bị ngừng hoạt động, dẫn đến cái chết của một số bệnh nhân mắc các bệnh khác.
Tác giả bài viết biểu thị, một người bạn thời thơ ấu của anh ta và hai người hàng xóm đều chết vì bệnh tim bộc phát, không thể chạy chữa, và chết trong dịch bệnh. Có báo chí đưa tin, một bệnh nhân ung thư máu đang đến tỉnh ngoài để chữa bệnh thì bị ngăn cản, đau khổ cầu khẩn cảnh sát cho đi tại vành đai cách ly tại chỗ giao hai tỉnh.
Một bệnh nhân mắc bệnh tăng urê-huyết, 70 tuổi, bị nghi mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán, không thể thẩm tách tại bệnh viện, và cũng không được xã khu sắp xếp làm xét nghiệm axit nucleic, ông đã nhảy lầu tự sát.
Đạo diễn Thường Khải của hãng phim Hồ Bắc, 55 tuổi, gia đình của ông gồm 4 người đã chết vì viêm phổi Vũ Hán. Thường Khải than thở trong di thư “tìm giường bệnh rất khó”, bỏ lỡ cơ hội tốt để điều trị.
Hiệu quả phong tỏa thành phố như thế nào?
Theo bài viết, có bốn yếu tố cần được xem xét trong việc đánh giá hiệu quả của việc phong tỏa: Thứ nhất, sau khi phong tỏa, tỷ lệ lây nhiễm ở các khu vực khác có được kìm lại hay không? Thứ hai, cuộc sống của công dân trong thành phố có được đảm bảo hay không? Thứ ba, có thể tránh được thảm họa thứ cấp hay không?; Thứ tư, nhân quyền cơ bản của người dân có được bảo đảm hay không?
Tuy nhiên, việc phong tỏa Vũ Hán đã khiến hàng trăm ngàn người dân hoảng hốt chạy trốn, mang virus đến các tỉnh, thành phố khác và trên thế giới. Hơn nữa còn có bài báo nói, những tác động tích cực của việc phong tỏa rất khó để khẳng định, nhưng hậu quả nghiêm trọng đã dần lộ ra phần nổi của tảng băng trôi.
Một trong những hậu quả gây ra bởi sự phong tỏa là sự hoảng loạn lớn về tâm lý cộng đồng. Khủng hoảng đầu tiên là điên cuồng tranh giành mua sắm.
Thứ hai, khủng hoảng cũng được thể hiện trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng các vật liệu phòng hộ tại các bệnh viện lớn, thậm chí là thiếu cả khẩu trang. Các bệnh viện lớn ở Trung Quốc đều là bệnh viện công, chính quyền địa phương hoặc chính quyền trung ương hoàn toàn cam kết đảm bảo nguồn cung. Nhưng rõ ràng, sau khi phong tỏa, bất kể cấp chính quyền nào cũng đã mất đi khả năng bảo đảm.
Tiếp theo, khủng hoảng còn thể hiện ở việc người dân Vũ Hán “trôi dạt” khắp nơi. Theo Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng, tổng cộng hơn 5 triệu người rời Vũ Hán do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thực sự trở thành người tị nạn. Chính quyền thành phố Vũ Hán đã mặc kệ những dòng người đi ra, và hầu như cưỡng chế xua đuổi những dòng người đi vào. Quyền lợi của người dân không được đảm bảo.
James Hodge, Giám đốc Trung tâm chính sách và luật y tế công cộng tại Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ, nói rằng việc phong tỏa thành phố chắc chắn sẽ dẫn đến vi phạm nhân quyền, và tại Hoa Kỳ rõ ràng là trái với Hiến pháp.
“Điều này rất dễ phản tác dụng”, ông nói, “và những hạn chế này có thể ngăn những người khỏe mạnh chạy trốn khỏi thành phố, khiến họ có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn”.
Cuối cùng bài viết chỉ ra, phải mất 76 ngày khó khăn kể từ khi phong tỏa Vũ Hán (ngày 23/1) cho đến khi bỏ phong tỏa, rất nhiều sinh mệnh đã chết, một số “người tung tin đồn” đã được chính quyền răn dạy và những người đứng lên truy cứu trách nhiệm đã biến mất mà không có hồi âm.
Ông Tiếu Thục đã chỉ ra trong một bài viết “Phong tỏa Vũ Hán và chính trị cực đoan” rằng, sự kiện giống như phong tỏa Vũ Hán sẽ không thể xảy ra trong một quốc gia dân chủ lập hiến. Bởi vì ở các nước dân chủ, quyền tự do ngôn luận, quyền được biết chuyện của công dân, quyền giám sát và phê bình chính phủ của công dân sẽ đảm bảo thiết thực cho quyền vấn trách những hành động lạm quyền, vi phạm pháp luật. Đây là loại thuốc phù hợp để ngăn chặn thảm họa do con người tạo ra. Lịch sử và thực tế là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy điều đó.
Gia Hưng (Theo NTDTV)