Trường học xập xệ trong nước và viện Khổng Tử hào nhoáng ở nước ngoài, Trung Quốc đang mưu tính điều gì?

18/05/17, 11:26 Trung Quốc

Mỗi năm, chính phủ Trung Quốc đầu tư hàng triệu USD cho các Viện Khổng Tử tại nước ngoài trong khi rất nhiều trẻ em tại quốc gia này vẫn đang phải học trong những lớp học xập xệ. Nhiều người tự hỏi, mục đích đằng sau là gì?

Bên ngoài Viện Khổng Tử của trường Đại học Công nghệ Nanyang. (Ảnh: myguidesingapore)

Từ năm 2005, chính quyền Trung Quốc đã liên tục tài trợ cho các Viện Khổng Tử (CI) ở Mỹ – cơ sở hàng tỷ USD. Đơn cử như khoản tặng 4 triệu USD cho Đại học Stanford. Đằng sau sự hào phóng đó là gì? Chính quyền Trung Quốc chỉ muốn quảng bá văn hóa Trung Quốc hay có toan tính nào đó trong những ý định của họ?

Để trả lời câu hỏi này, Hiệp hội Học giả Quốc gia (NAS) đã cho phép xuất bản một báo cáo được công bố hồi tháng 4 vừa qua với tiêu đề: “Gia công cho Trung Quốc: Các Viện Khổng Tử và quyền lực mềm trong giáo dục cấp cao tại Mỹ”. NAS, chủ yếu bao gồm những người hiện nay hoặc đã từng là giáo sư ở các trường đại học, một hiệp hội độc lập có mục đích thúc đẩy “sự tự do trí tuệ và chất lượng học thuật trong giáo dục cấp cao tại Mỹ”.

Tác giả của bản báo cáo, Rachelle Peterson, đã trình bày những kết quả của mình tại một sự kiện do Liên minh Bảo vệ Tự do tổ chức hôm 26/4 vừa qua.

Những năm gần đây, giảng viên từ các trường đại học có Viện Khổng Tử thường quan ngại về những vấn đề, như viện này được thành lập một cách bí mật, ngoài tầm kiểm soát của khoa, và cạnh tranh với chương trình ngôn ngữ hiện đại của họ. Cũng hợp lý khi đặt câu hỏi về chi phí chất xám của một cơ cấu trao thẩm quyền đáng kể cho một tổ chức không thuộc trường đại học.

Năm 2014, Đại học Chicago cho đóng cửa Viện Khổng Tử sau 5 năm thành lập, không lâu sau là trường Đại học Pennsylvania. Một vài học giả Trung Quốc đã viết nhiều cuốn sách và bài viết phê phán chương trình này.

Giảng viên tại đại học Chicago đã phản đối việc một tổ chức bên ngoài tuyển dụng và đào tạo giảng viên. Các giảng viên cũng không hài lòng với mối quan hệ giữa trường đại học và ban Hán Ngữ  do chính quyền Trung Quốc phụ trách, cũng như những hạn chế về quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận mà chính quyền Bắc Kinh đòi hỏi.

Để hiểu rõ hơn vai trò của các Viện Khổng Tử trong hệ thống giáo dục sau phổ thông ở Mỹ, Peterson, Giám đốc Dự án nghiên cứu ở NAS, đã xem xét kỹ 12 Viện Khổng Tử – 2 ở New Jersey và 10 ở New York.  Việc nghiên cứu này là một thử thách lớn. Hầu hết các Viện Khổng Tử mà Peterson khảo sát đều cho thấy thái độ không hợp tác lắm, đồng thời một số trường hợp tỏ vẻ không thân thiện.

Sau khi thảo luận về bản báo cáo này, bộ phim tài liệu “Nhân danh Khổng Tử” đã được trình chiếu lần đầu tiên ở Mỹ. Bộ phim dựng lại câu chuyện của Sonia Triệu, cựu giảng viên dạy tiếng Trung và cũng là một học viên Pháp Luân Công. Những bí mật của Viện Khổng Tử mà cô Triệu tiết lộ đã dẫn đến sự đóng cửa cơ sở đầu tiên của tổ chức này tại Bắc Mỹ.

Bộ phim cũng miêu tả những cảnh tranh luận được ghi hình tại cơ quan quản lý trường học lớn nhất của Canada, Cơ quan Quản lý Trường học Toronto (TDSB), khi họ tranh luận về chương trình Viện Khổng Tử. Bộ phim cũng ghi lại hình ảnh những cuộc biểu tình náo động ở Canada ủng hộ và phản đối các Viện Khổng Tử.

Doris Liu, Đạo diễn bộ phim “Nhân danh Khổng Tử”, thảo luận về bộ phim tài liệu của mình về các Viện Khổng Tử tại Liên minh Bảo vệ Tự do ngày 26/4. (Ảnh: Gary Feuerberg / Epoch Times)

Đầu tư vào các Viện Khổng Tử đang tăng lên

Chương trình Viện Khổng Tử nằm dưới sự quản lý của một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc: Văn phòng Hội đồng tiếng Hoa Quốc tế, thường gọi là ban Hán Ngữ; bao gồm 103 Viện Khổng Tử tại Mỹ. Cũng vậy, nó điều hành các lớp Khổng Tử (CC) ở 501 trường tiểu học và trung học ở Mỹ.

604 đoàn thể này chiếm 38% trong tổng số 1.579 CI và CC của Trung Quốc trên toàn thế giới.  501 CC ở Mỹ chiếm gần một nửa (47%) tổng số CC trên toàn thế giới. Các nước có số lượng lớn các CI và CC khác là Anh, Australia, Italy, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Nga, Nhật và Pháp. Sự đầu tư của Trung Quốc vào các CI và CC ở hải ngoại đang tăng lên. Ở Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng là 35% vào năm 2016.

Kiểm duyệt

Peterson phát hiện rằng các giáo viên cảm thấy bị áp lực khi phải tránh đề cập đến những chủ đề bị kiểm duyệt tại Trung Quốc như thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, Tây Tạng, Đài Loan, Pháp Luân Công và phê phán tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo Peterson, các giáo viên ở các Viện Khổng Tử do ban Hán ngữ tuyển dụng, trả lương và quản lý không có quyền tự do học thuật chính thức. Ngay cả khi đang làm việc ở Mỹ, họ cũng có thể bị cho thôi việc vì vi phạm luật Trung Quốc như dùng một bài phát biểu bị kiểm duyệt tại nước nhà.

Một số giảng viên của CI kể với Peterson rằng nếu chủ đề Quảng trường Thiên An Môn được nhắc đến, họ sẽ miêu tả kiến trúc đẹp đẽ của nó.

Doris Liu, đạo diễn và nhà sản xuất của bộ phim “Nhân danh Khổng Tử” nói rằng Đại học McMaster bảo một sinh viên Tây Tạng không dùng lá cờ Tây Tạng để biểu trưng cho lai lịch của cô ấy trong một hoạt động thường niên chào mừng sinh viên từ các nước khác nhau trong khuôn viên của trường. Cô Liu đã xác định rằng yêu cầu này xuất phát từ giám đốc CI, người nói điều phối viên hoạt động yêu cầu cô sinh viên không dùng lá cờ Tây Tạng.

Peterson cho biết, những người quan sát địa phương ở Đại học bang Bắc Carolina nói rằng Viện Khổng Tử đứng đằng sau việc hủy bỏ lời mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến phát biểu tại khuôn viên của trường hồi năm 2009.

Rachelle Peterson, Giám đốc các dự án Nghiên cứu, Hiệp hội Học giả Quốc gia, thảo luận về bản báo cáo “Gia công cho Trung Quốc”, tại Liên minh Bảo vệ Tự do, hôm 26/4. (Gary Feuerberg/The Epoch Times)

Năm 2008, Đại học Tel Aviv đã cho đóng cửa triển lãm của sinh viên về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc. Những sinh viên này khởi kiện và tòa án phát hiện ra rằng trường đại học này đã hành động dưới sức ép từ một trưởng khoa người lo sợ cuộc triển lãm có thể ảnh hưởng đến Viện Khổng Tử của trường.

Phân biệt đối xử trong tuyển dụng

Năm 2011, Sonia Triệu giảng viên Viện Khổng Tử của trường Đại học McMaster kể rằng, lãnh đạo trường đã ép cô ký vào bản cam kết của ban Hán Ngữ không tuyển dụng học viên Pháp Luân Công.

Trong bộ phim tài liệu, quá muộn để rút lui, Sonia cảm thấy áp lực và lo lắng nếu phải thừa nhận tín ngưỡng của mình. Mẹ của cô từng bị bắt giam 2 năm vì là một học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia thượng thừa có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, đến năm 1999 xuất phát từ tâm đố kỵ và lo lắng cho lợi ích quyền lực, lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp đẫm máu những người theo tập, các học viên bị tra tấn bằng nhiều hình thức tàn bạo trong đó có mổ sống cướp nội tạng để phục vụ lợi nhuận cho ngành tạng đang vô cùng phát triển tại Trung Quốc.

Đại học McMaster thấy rằng việc phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Công trong điều kiện tuyển dụng của ban Hán Ngữ là không chấp nhận được, vì vậy sau đó ban lãnh đạo đã ra quyết định cho đóng cửa Viện Khổng Tử tại trường.

Những cuộc biểu tình phản đối Viện Khổng Tử tại TSDB. (Ảnh: Inthenameofconfuciusmovie)

Thiếu minh bạch

Tất cả 12 Viện Khổng Tử mà Peterson tìm hiểu đều không tiết lộ hợp đồng của họ với ban Hán Ngữ hay sự dàn xếp tài trợ của viện. NAS đã phải yêu cầu theo Luật Tự do Thông tin ở New York và New Jersey để có thể lấy được các bản hợp đồng từ 8 trường đại học công lập trong tổng số 12 trường được nghiên cứu.

Nói chung, với những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý, có một sự né tránh và không thân thiện với những truy vấn mà Peterson đưa ra cho bản báo cáo của NAS. Chỉ có 2 giám đốc trong số 12 viện đồng ý tiếp cô.

Giám đốc Viện Khổng Tử tại Đại học Binghamton đã đồng ý gặp và hồi đáp rằng: “Xin cứ tự nhiên cho tôi biết nếu cô cần bất cứ sự giúp đỡ nào trong chuyến viếng thăm của mình”. Tuy nhiên, sau đó ông đột nhiên hủy bỏ cuộc hẹn 2 ngày sau đó và cũng hủy bỏ cuộc gặp mà Peterson lên lịch với các nhân viên của viện này. Họ cũng không phản hồi lại những lời đề nghị bình luận theo sau đó.

Khi Peterson đến viện, cô phát hiện ra rằng cổng khóa và đèn tắt hết. Tình huống này rất bất thường, theo một thành viên ban quản lý viện, người đã tỏ ra ngạc nhiên là cổng viện đã bị khóa.

Đạo diễn Liu đã phát hiện ra rằng thường thì “tổ chức chủ quản Viện Khổng Tử không muốn tham gia vào bộ phim hay nói về những điều tiếng xung quanh những viện này. Đáng chú ý là, không ai trong số họ có vẻ lo lắng về những điều tiếng đó; thay vào đó họ khoe về mối quan hệ thân thiết của họ với chính quyền Trung Quốc”.

Khích lệ tài chính

Peterson lo ngại rằng các trường đại học của Mỹ đang dần trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt tài chính. “Điển hình là, các Viện Khổng Tử mới nhận được 150.000 USD quỹ thành lập từ ban Hán Ngữ, và 100.000 USD trong những năm sau đó”. Ban Hán Ngữ cũng thường trả lương và cung cấp nhà ở cho từng giáo viên.

Tuy nhiên, một số nhà quản lý liên quan đến Viện Khổng Tử ở trường đại học của họ đã cố tình giảm nhẹ tầm quan trọng của kế hoạch rằng Bắc Kinh đang cung cấp hàng tấn tiền. Hơn nữa, trường đại học chủ quản phải cung cấp những điều kiện tương ứng như “trụ sở, nội thất, máy tính, thời gian của nhân viên”. 

Các Viện Khổng Tử đóng một vai trò chủ chốt trong việc thu hút các sinh viên Trung Quốc du học tự túc, Peterson viết. Trích dẫn những con số từ Viện Giáo dục Quốc tế cho thấy số lượng du học sinh Trung Quốc ở Mỹ trong năm học 2015-2016 là 328.547, tăng 525% từ 2005-2006, chiếm 31,5% tổng số sinh viên nước ngoài ở Mỹ.

Dùng những hình ảnh đáng buồn về những đứa trẻ nghèo ở những trường học rất lụp xụp ở nông thôn Trung Quốc, bộ phim tài liệu đặt câu hỏi về động cơ của chính quyền Trung Quốc trong việc chi hàng tỷ USD mỗi năm để giáo dục những người ở hải ngoại.

Ảnh chụp màn hình từ bộ phim tài liệu “Nhân danh Khổng Tử”, một tác phẩm của Mark Media. Bức ảnh cho thấy các trẻ em ở nông thôn Trung Quốc lẽ ra có thể được hưởng lợi từ số tiền mà chính phủ chi tiêu ở nước ngoài vào các Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử.

Ảnh chụp màn hình từ bộ phim tài liệu “Nhân danh Khổng Tử”, một tác phẩm của Mark Media. Bức ảnh cho thấy các trẻ em ở nông thôn Trung Quốc lẽ ra có thể được hưởng lợi từ số tiền mà chính phủ chi tiêu ở nước ngoài vào các Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử.

Quyền lực mềm

Peterson thấy không cần phải chứng minh rằng Trung Quốc đang thực hiện “quyền lực mềm” bằng việc mở rộng các Viện Khổng Tử của họ. Rõ ràng rằng việc có được một mối quan hệ với các trường đại học của Mỹ, bao gồm Stanford và Columbia, “giúp củng cố hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế”.  Cô nói thêm: “Thật ngây thơ khi nghĩ rằng sự đầu tư nhiều hàng triệu USD của Trung Quốc vào giáo dục Mỹ bắt nguồn từ sự hào phóng thuần túy”.

Peterson trích lời Lý Trường Xuân, Trưởng Ban Tuyên truyền của ĐCSTQ, nói năm 2009 rằng các Viện Khổng Tử là “một phần quan trọng của hệ thống tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Quốc”.

Cô Liu nói rằng trên lớp học trực tuyến của Viện Khổng Tử, một video về cuộc chiến tranh Triều Tiên được đặt tiêu đề là: “Kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ và trợ giúp Triều Tiên”, cô cho biết nội dung video này ca ngợi ĐCSTQ  “Tại một Viện Khổng Tử ở Canada, các sinh viên được dạy hát những bài hát kích động lòng thù hận đối với những kẻ thù của ĐCSTQ”, cô nói.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x