Nhẫn chính là thể hiện bản lĩnh của con người

28/07/15, 17:40 Đọc & Suy ngẫm

Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn (忍): Chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, cho nên gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…

m_1326084218624

 

Nhẫn là pháp bảo để tu thân và xử thế. Khổng Tử từng khuyên Tử Lộ rằng: “Trăm hành chi bản, nhẫn làm đầu”.

Nhẫn không phải là cam chịu, cũng không phải biểu hiện của nhu nhược. Thường người có chí có đức, mới có thể bao dung điều người khác không thể bao dung. Khi bị người khác làm nhục, vẫn có thể cung kính khiêm tốn, tu tỉnh bản thân, mà không sinh ra tâm oán hận hay phẫn nộ. Người xưa thường dùng ý chí rộng rãi như vậy làm nguyên tắc đối nhân xử thế.

Trương Thích Chi, thời Tây Hán, giữ chức Đình Úy vô cùng quan trọng trong Tam Công Cửu Khanh, trưởng quản tư pháp cả nước. Có một ngày, khi quan viên tề tụ trên triều, một vị ẩn sĩ già tên Vương Sinh quay đầu lại nói với Trương Thích Chi rằng: “Bít tất của ta bị tuột rồi, hãy thay ta buộc nó lạ”. Trương Thích Chi vì vậy quỳ xuống, cẩn thận đem bít tất của Vương Sinh buộc lại.

Về sau, có người hỏi Vương Sinh: “Vì sao ngay trên triều đình trước mặt mọi người, bảo ông ấy giúp ông buộc bít tất, sao ông lại phải làm nhục Trương Thích Chi như vậy?” Vương Sinh nói: “Ta vừa già lại ti tiện, không có đồ vật gì tốt đưa tặng cho Trương Thích Chi. Ta sở dĩ làm nhục ông ta, để ông ta quỳ xuống buộc bít tất cho ta, chỉ là muốn gia tăng thanh danh của ông ta mà thôi.”

Mọi người nghe xong, đều xưng tụng Vương Sinh hiền năng, còn đối với sự rộng lượng nhẫn nhục của Trương Thích Chi thì càng thêm kính trọng. Trương Thích Chi khoan dung độ lượng, chí công vô tư, nói thẳng can gián, về sau trở thành trọng Thần của Tây Hán, lưu danh sử sách.

Trong mắt người xưa, chỗ họ tôn kính thường không phải tài năng, địa vị, mà là đức hạnh khiêm cung của một người.

Lý Văn Tĩnh Công, tên là Lý Hàng, là tể tướng thời Tống Chân Tông. Một lần, có một vị thư sinh ngỗ ngược ngăn ngựa của ông lại, trình lên một cuốn sách can gián, nội dung đều là sai lầm của Lý Văn Tĩnh Công.

Sau khi Lý Văn Tĩnh Công nhìn xong, khiêm tốn nhìn thư sinh nói rằng: “Hiện tại ta không có thời gian, chờ sau khi ta trở về, lại xem kỹ hơn vậy!”

Không ngờ thư sinh kia lại giận dữ, lập tức quở trách Lý Văn Tĩnh Công mà rằng: “Ngài ngồi ở quan lớn, lại không thể giúp quốc gia phú cường, không thể giúp dân chúng an khang. Lại không chịu thối vị nhượng chức, ảnh hưởng con đường làm quan của người có tài, ngài không lẽ không cảm thấy hổ thẹn sao?”

Lý Văn Tĩnh Công hổ thẹn cung kính trả lời: “Ta đã nhiều lần xin ẩn lui, nhưng Hoàng Thượng một mực không đáp ứng, cho nên ta vẫn chưa thoái lui được”.

Từ đầu đến cuối, Lý Văn Tĩnh Công đều không có sinh tâm oán hận. Ông đã từng nói: “Nhục – một chữ này là khó chịu đựng nhất. Từ xưa đến nay, rất nhiều hào kiệt đều thất bại ở chỗ này”.

Danh thần Vương Sưởng thời Tam Quốc đã từng khuyên bảo con mình: “Người khác công kích chúng ta, chúng ta nên lùi mà xét lại mình. Nếu chúng ta có điều không đúng, như vậy người khác nói quá đúng rồi. Nếu chúng ta không sai sót giống như lời người ta nói, như vậy người đó đang nói lời xằng bậy. Đối phương phê bình đúng, tức thì đối với đối phương không có tổn hại gì, đối phương xằng bậy, tức thì đối với bản thân chúng ta cũng không có tổn hại gì, vậy cần gì phải trả thù đây? Cho nên yếu lĩnh của sự nhẫn nhục chính là tự xét lại bản thân mình”.

Lúc trước có một người tài từng nói: “Khi người khác ngỗ nghịch chúng ta, chỉ cần im lặng tĩnh tư một lát, liền có thể được thuận buồm xuôi gió và đạt được lòng dạ bao la”.

Cho nên Đỗ Mục có viết trong thơ rằng: “Nhẫn quá sự kham hỉ” (Sau khi nhẫn được, chuyện sẽ thành vui), đây chính là phương pháp vượt qua nghịch cảnh.

Trịnh Mạnh Phát nói: “Người khác vô lý tìm ta gây phiền toại, giống như đi trong lùm cỏ, quần áo bị bụi gai đâm thủng, chúng ta đành phải thả chậm bước chân, chậm rãi tháo gỡ bụi gai vậy”.

Chúng ta ngại người khác chửi bới mình, thường là vì bản thân còn có tâm muốn đề cao mình hạ thấp người khác, hoặc còn có khát vọng được người ngưỡng vọng thỏa lòng hư vinh, liền đối với những chuyện gì làm tổn hại thanh danh của mình đều tránh né.

Thật ra không có người khác chỉ trích, chúng ta sao có thể nhìn ra khuyết điểm của mình, nhìn không tới khuyết điểm, sao có thể tu chỉnh bản thân? Một người giả tai điếc mắt mù, sao có thể thành công, sao có được sự kính trọng từ nội tâm của người khác?

Bởi vì cái gọi là “Đầy chiêu tổn hại, khiêm nhường được lợi”, nếu chúng ta lúc bị vũ nhục, có thể buông tâm ngạo mạn, dùng lời của người khác cân nhắc hành vi của mình, có lẽ sẽ có tiến bộ và đề cao. Khi chúng ta dùng cung kính đối đãi với người khác, dùng khiêm tốn cân nhắc bản thân, thường sẽ nhận được một cảnh giới tinh thần khác biệt, giống như mọi người thường nói: “Nhất nhất thời gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao“.

Theo Quà tặng cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x