Nhà soạn nhạc Sean Neukom: Nhạc cổ điển vẫn có thị trường

18/09/15, 09:56 Tri thức

Với Sean Neukom, nhạc sĩ kiêm nhà soạn nhạc cổ điển, những nhà soạn nhạc cổ điển thuở xưa là những người mở đường và tầm nhìn của họ là di sản quan trọng. Những người vĩ đại nhất trong số họ đã thúc đẩy trí tuệ nhân loại tiến lên phía trước, và Neukom tin rằng những nhạc sĩ ngày nay nên học tập từ các vị tiền bối của mình.

(Ảnh: Epoch Times)

Những điều mà các nhà soạn nhạc trong quá khứ đã đạt được thật đáng kinh ngạc. “Mặc dù họ không hề có công nghệ chúng ta sở hữu ngày nay, không hề có thu âm và quảng bá hình ảnh, nhưng họ đã thúc đẩy trí tuệ nhân loại”, Sean Neukom chia sẻ trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 20/8.

Thực tế, nhân loại đã phải tìm kiếm ngôn từ để diễn đạt tác phẩm của những nhạc sĩ này. Nhạc lý, theo Sean Neukom “luôn là một học thuyết hồi cứu” vì nó được phát triển sau này để lý giải những thành tựu của các nhạc sĩ trong quá khứ.

Neukom đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhạc cổ điển. Ngoài ra, anh và anh trai cùng có cơ hội chơi đàn đàn vi-ô-lông từ rất sớm khi được sinh ra trong một ra đình nhạc sĩ. Neukom học đàn khi lên 3 tuổi và anh trai khi đó được 4 tuổi. Ba anh là người đã dẫn lối cho hai anh em xuyên suốt những năm học trung học, giúp họ tiếp cận và hình thành tình yêu với âm nhạc.

Anh tiếp tục quá trình học tập vi-ô-lông của mình tại Đại học ở bang Minot và quyết định theo đuổi sự nghiệpbiểu diễn tại dàn nhạc. Sau đó, anh lấy được bằng Thạc sĩ biểu diễn vi-ô-lông tại học viện âm nhạc Leveland.

Nhạc cổ điển đương thời

Theo Neukom, chúng ta vẫn có thể nghe nhạc Mozart ngày nay, “và những cảm xúc thăng hoa trong chúng ta y hệt những khán giả từng được nghe những bản nhạc này vào thời điểm chúng được ra đời. Vì vậy, lắng nghe và cảm thụ âm nhạc rất quan trọng bởi chúng ta vẫn có thể học được những điều ý nghĩa từ bên trong nó.

Một phần ý nghĩa mà chúng ta biết được xuất phát từ thực tế là nhạc cổ điển trong quá khứ chỉ tập chung vào một khóa nhạc. Bất kể nó có bay bổng tới đâu thì rốt cuộc cũng quay về và kết thúc vào đúng khóa đó, thành lập nên một khuôn mẫu dễ tiếp thu với người nghe”.

Tuy nhiên, khán giả sẽ cảm nhận được điều này khi nói về nhạc cổ điển đương thời. Tất nhiên không phải vì nhạc cổ điển quá khứ “đơn giản hoặc ít phức tạp hơn”, mà là vì nó được xuất sinh trong một hoàn cảnh có phạm vi ứng dụng hạn hẹp hơn.

“Vào năm 1780, một nhà soạn nhạc chỉ nghĩ đến việc dùng một khóa nhạc để sáng tác. Họ chỉ có khoảng một đến hai buổi biểu diễn cho khán giả địa phương. Khi khán giả và lẫn vị nhạc sĩ này biết về âm nhạc thì nó đã tồn tại 100 năm rồi. 

“Vào năm 1850, một bản nhạc cổ điển có thể sử dụng một khóa nhạc chính phổ thông và những khóa nhạc phụ. Họ sẽ có nhiều buổi biểu diễn tới nhiều đất nước và nhiều đối tượng khán giả. Thời điểm đó, nền lịch sử âm nhạc đã được 200 năm tuổi.

“Đến năm 2015, một nhà soạn nhạc có thể lựa trọn cho bản nhạc bất kì khóa nhạc chính nào hoặc không sử dụng bất kì khóa chính nào. Hơn thế nữa, họ cũng có thể suy ngẫm để sử dụng nhiều khóa nhạc cùng lúc. Khán giả của họ đến từ khắp nơi trên thế giới với những màn biểu diễn được ghi âm kỹ thuật số. Và bây giờ, họ có 1 nền lịch sử âm nhạc phong phú để tiếp nối, những bản nhạc tuyệt hảo nhất từ những nhà soạn nhạc tài ba mà chúng ta từng biết đến”, Neukom giải thích trong email kế tiếp.

Với quá nhiều thứ có thể được kết hợp lại để soạn một bản nhạc khiến trải nghiệm của khán giả trở nên phức tạp và thường không đáp ứng kì vọng của họ. Họ không thể nhận ra khuôn mẫu và quy chuẩn trong rất nhiều sáng tác đương đại và cảm thấy rất khó để có thể “tiêu hóa”.

Lấy cảm hứng từ nhạc cổ điển

Với Neukom, điều quan trọng là những nhà soạn nhạc ngày nay nên giữ mối liên hệ sâu sắc với quá khứ. Cụ thể hơn, những nhà soạn nhạc trong quá khứ đã cho chúng ta rất nhiều ý tưởng âm nhạc để khám phá, và “nếu chúng ta không nhìn lại thì sẽ quên mất những kho báu mà các thiên tài đã để lại”.

Công việc này không hề khó khăn. Trên lý thuyết, một nền giáo dục vững chắc cho những nhà soạn nhạc ngày nay nên bao gồm thưởng thức âm nhạc và tập luyện nghiêm túc những tác phẩm cổ điển ở trình độ cao, song song với học tập sáng tác.

Trong quá khứ, những nhà soạn nhạc thường là bậc thầy của một dụng cụ âm nhạc (hoặc nhiều hơn), họ trải nghiệm thực tiễn và sáng tác. Một người chơi đàn nếu luyện tập khoảng 20 năm những sáng tác của các bậc thầy trong quá khứ sẽ mang theo nền tảng âm nhạc này vào trong quá trình phát triển ý tưởng và những tác phẩm họ sángtác.

Tuy nhiên, rất nhiều chương trình học nhạc ngày nay được phân chia thành những khóa đào tạo riêng biệt. Người biểu diễn được đào tạo những kỹ năng để biểu diễn và nhà sáng tác được đào tạo lý thuyết. Vào năm 18 tuổi, khi một nhạc sĩ quyết định khóa học của mình, những nhà soạn nhạc tương lai này sẽ không còn ngồi chơi trong dàn nhạc mà chỉ tập chung vào học lý thuyết và sáng tác.

“Nhạc cổ điển đòi hỏi ba yếu tố thiết yếu: sáng tác – viết nhạc, đọc – diễn xướng, và lắng nghe. Một người lĩnh hội được cả ba yếu tố này sẽ có tiềm năng tiếp cận âm nhạc với hiểu biết sâu sắc mà những người nếu chỉ đạt được 2 yếu tố trên thường không có được”.

“Soạn nhạc cho một nhóm tứ tấu đàn dây chưa từng chơi nhạc thính phòng ở một trình độ nhất định tương tự như nấu một bữa ăn đặc biệt dành cho người trước giờ chị được ngửi mùi thức ăn thôi. Dĩ nhiên, cách tiếp cận, sự thấu hiểu và tác phẩm từ một nhạc sỹ vi-ô-lông đích thực chắc chắn sẽ rất tinh xảo và kỹ thuật cũng điêu luyện bởi vì anh ta thấu hiểu những yếu tố kỹ thuật dành cho nhạc cụ này và từ đó soạn nhạc cho nó. Bởi vậy, nhìn chung nhạc cổ điển đương đại khiến mọi người khó tiệp cận hơn bởi cảm nhận âm nhạc bẩm sinh của họ về về nhạc cổ điển quá khứ.

“Tương lai của nhạc cổ điển”

Nhóm tứ tấu đàn dây Beo: Từ trái qua phải, Jason Neukom, Sean Neukom, Sandro Leal Santiesteban, và Hannah Whitehead.

Sử dụng nhạc cổ điển quá khứ để làm nền tảng sáng tác không có nghĩa là nhạc sĩ ngày nay có thể vượt qua được các bậc tiền bối. Neukom tin rằng chúng ta không bao giờ có thể viết được bản giao hưởng nào tốt hơnnhạc sĩ Bethoven. Tuy nhiên, nhạc sĩ bây giờ nên nỗ lực để tiếp cận khán giả tốt hơn.

Nhạc cổ điển và và nhạc cụ dây vẫn có thể được phát triển. Neukom nói rằng, “nó có tương lai để phát triển”.

Với một nhà soạn nhạc ngày nay, nhạc cổ điển quá khứ có thể sử dụng như một nền tảng triết học để tham khảo hoặc tìm kiếm những lời khuyên có ích để tiếp tục hành trình của mình.

Theo Neukom, “nhạc cổ điển ngày nay nên tiếp tục mang lại những cung bậc cảm xúc mới, chứa đựng văn hóa đa dạng và nhiều sắc màu âm thanh. Và vẫn luôn là như vậy, khán giả sẽ có cơ hội để khám phá và đánh giá những trải nghiệm này. Những phản ánh rất có thể sẽ tạo ra những ngôn từ mới và có lẽ cũng gia tăng nhận thức của chúng ta về trí tuệ. Hơn thế nữa, điều này cũng sẽ giúp cuộc sống của khán giả trở nên phong phú hơn”.

Tiếp tục kế thừa di sản từ các thiên tài để lại, những bản nhạc mới sẽ đáp ứng được nhu cầu của tương lại và “các nhạc sĩ nên bắt tay vào làm việc này ngay hôm nay”, theo Nekom.

Thông tin về Sean Neukom:

Nhạc sỹ vi-ô-lông, nhóm tứ tấu đàn dây Beo

Nhạc sỹ vi-ô-lông đầu tiên, dàn nhạc giao hưởng ở West Virginia

Giảng viên, nhạc thính phòng Dakota

Tác phẩm “Solo Violin Sonata No.5” của Sean Neukom sẽ được thực hiện bởi nhạc trưởng của Dayton Philharmonic, Jessica Calligan và phát sóng trên kênh WDPR ngày 12/10 vào lúc 10 giờ sáng, truyền hình trực tiếp tại: www.dpr.org

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x