Nhà bác học lừng danh Marie Curie từng bắt đầu sự học tại ngôi trường bí mật dành cho nữ

11/03/17, 15:58 Tri thức

Nếu bạn nghĩ, có được tấm bằng đại học là khó, hãy thử ở thời Đế quốc Nga đô hộ Ba Lan cuối thế kỷ 19. Nếu là nam, bạn sẽ không được học bất kỳ thứ gì ngoài chương trình nhà nước phê duyệt, đó đã đủ tồi tệ, nhưng nếu là nữ, bạn còn không được vào bất kể trường nào.

Untitaaaaaaaled-1-800x445
Nhà bác học tài ba Marie Curie, người đầu tiên đoạt 2 giải Nobel vật lý và hóa học. (Ảnh sưu tầm Internet)

Đó là khi Đại học Lưu động, nơi đào tạo Marie Curie và hàng ngàn sinh viên khác ra đời.

Vào giữa những năm 1860, Ba Lan bị chia cắt bởi Nga, Phổ và Áo. Một trong những việc đầu tiên những người cầm quyền mới đặt ra là giới hạn và kiểm soát nền giáo dục của Ba Lan. Giống như rất nhiều cường quốc thực dân khác, họ biết rằng bước đầu trong việc loại bỏ chủ nghĩa dân tộc là đưa nó ra khỏi cuốn sách lịch sử.

Những nỗ lực Đức hóa và Nga hóa (tùy thuộc vào lực lượng chiếm đóng một phần Ba Lan) nhắm vào giáo dục đại học đã khiến cho toàn thể người dân phải tham gia vào những chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa Ba Lan. Ngay cả giáo lý của Thiên Chúa giáo cũng bị cấm kỵ.

Trong những năm 1860 và 1870, nhiều cơ hội giáo dục hơn đã được mở ra cho phụ nữ Ba Lan, nhưng các trường đại học vẫn kiên quyết từ chối chấp nhận họ. Năm 1863, Bộ Giáo dục đã gửi một nghị định đến mỗi hội đồng trường đại học trong cả nước cấm phụ nữ ghi danh (hầu hết tất cả các trường đại học trên khắp châu Âu đều có chính sách cấm phụ nữ vào thời điểm đó). Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cung cấp một nền giáo dục trọn ven cho toàn bộ người dân đều được coi là vi phạm điều luật mới.

Đại học lưu động bắt đầu tại thủ đô Warsaw của Ba Lan vào năm 1882, khi các lớp học bí mật cho nữ, do một số trí thức yêu nước lập nên, bắt đầu diễn ra tại nhà riêng.

Các bài giảng và hội thảo đã được giảng dạy bởi những triết gia, giáo sư, và nhà sử học Ba Lan. Ở đây, họ không chỉ nhận được một nền giáo dục đại học chính đáng, mà còn gồm những di sản lừng danh của Ba Lan, tự do khỏi sự kiểm soát của các cường quốc bên ngoài.

Vào những năm 1800, trường đại học ở Warsaw cấm phụ nữ ghi danh. (Ảnh: Witia)

 

Việc tổ chức các lớp học như vậy được coi là bất hợp pháp, do đó, để tránh bị phát hiện họ thường phải thay đổi vị trí, di chuyển từ nhà này tới nhà khác. Vì thế các lớp học được gọi là Flying University (Tạm dịch: Đại học Lưu động)

Những lớp học, được tổ chức bởi nhiều nhóm người bất đồng quan điểm với chính quyền và ủng hộ giáo dục, đã được mở ra quanh thủ đô Warsaw trong nhiều năm, nhưng họ không liên kết lại mãi cho đến khoảng năm 1985. Một trong những sinh viên của các khóa học bí mật, Jadwiga Szczawińska, người được mô tả là sở hữu “khả năng tổ chức tuyệt đỉnh”, đã có ý tưởng hợp nhất các lớp học thành một tổ chức duy nhất.

Sau khi hợp lại, họ thành lập một thư viện bí mật được tài trợ bởi một lượng học phí nhỏ, cũng được dùng để trả chút thù lao cho giáo viên. Khi trường đại học được thành lập, các môn học ngày càng trở nên chính thức hóa, họ thiết lập một chương trình giảng dạy bao gồm khoa học, lịch sử, toán học, lý luận, và nhiều hơn nữa.

Với việc tự do cung cấp nền giáo dục hoàn thiện và đậm bản sắc dân tộc hơn, Đại học Lưu động đã có thể tuyển dụng một số bộ óc đào tạo tốt nhất của đất nước, mang lại cho ngôi trường danh tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao hơn bất kể trường đại học chính quy nào. Khi nhiều nam sinh viên hơn nghe nói về thành công của trường, họ cũng muốn tham gia, và đến những năm 1890, Đại học Lưu động đã có gần 1000 sinh viên cả nam và nữ.

Dù không thể cấp cho sinh viên bất kỳ loại bằng cấp chính thức nào, nhưng trường vẫn có sinh viên tốt nghiệp. Và một trong những sinh viên nổi tiếng nhất là Marie Curie, nhà bác học tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên trên thế giới vinh dự nhận được 2 Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.

Hai vợ chồng Marie Curie trong khi nghiên cứu. (Ảnh: Wikipedia)

Bà Marie, người gốc Warsaw, gia nhập trường đại học với chi gái, trước khi lấy được tấm bằng chính thức đầu tiên ở Pháp.

Đại học Lưu động vẫn hoạt động đến năm 1905 khi chính phủ thay đổi thái độ và cho phép trường công khai giảng dạy. Sau này trường đã trở thành trường đại học miễn học phí ở Ba Lan.

Hóa thân thứ 2 của Đại học Lưu động xuất hiện trở lại vào giữa thế kỷ 20 trong Thế Chiến 2, khi Nga chiếm đóng Ba Lan lần nữa. Trường đầu tiên dường như hoạt động tương đối không có xung đột với chính phủ, nhưng hiện thân thứ 2 lại gặp khá nhiều rắc rối. Những người ủng hộ trường thường xuyên bị những tên côn đồ của Liên Xô đánh đập. Trường này cuối cùng bị giải tán vào cuối những năm 1980 khi Ba Lan chuyển sang chế độ dân chủ.

Ngày nay có hơn 500 trường cao đẳng và đại học trên khắp Ba Lan, mang đến cho cả nam và nữ cơ hội bước vào một nền giáo dục cân bằng và toàn diện, không cần phải trốn chạy nữa.

Theo Atlasobscura

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x