Nguyên thần bất diệt: Câu đối trên điện Diêm Vương
Trong cuốn ‘Nhĩ đàm’ có ghi lại một sự việc như sau: Vào những năm cuối Gia Tĩnh của triều đại nhà Minh (năm 1566), một trận dịch hạch lớn xảy ra ở Nghi Hưng (nay là thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), và rất nhiều người đã chết. Trong đó có hai người tú tài đều nhiễm dịch bệnh mà chết, về sau cả hai đều sống lại, chia sẻ những gì họ đã thấy và nghe ở âm phủ sau khi nguyên thần của họ rời khỏi cơ thể.
Mọi người so sánh các câu chuyện của họ và thấy rằng mọi thứ họ nói đều khớp với nhau, ví dụ: Họ đồng thời đến điện Diêm Vương, bị phát hiện mệnh không đáng chết sau đều cùng trở về, điều thú vị hơn là lúc ở điện Diêm Vương, cả hai đều liếc mắt qua và nhìn thấy đối phương. Chỉ là trong bọn họ, một người được đưa vào điện Diêm Vương từ hành lang phía Đông, và người còn lại được đưa vào từ hành lang phía Tây. Mỗi người đều nhìn thấy đôi câu đối được khắc trên 2 cột.
Người được đưa vào từ hành lang phía Đông nói rằng vế trên của câu đối trên cột lớn là: “Thiên đạo địa đạo nhân đạo quỷ đạo, đạo đạo vô cùng”. Anh ta thực sự rất muốn xem vế câu đối còn lại bên dưới là gì, nhưng đáng tiếc không thấy được; Người tú tài còn lại đi trên hành lang phía Tây cũng nhìn thấy cặp câu đối này, vế đối phía dưới viết là: “Thai sinh noãn sinh thấp sinh hóa sinh, sinh sinh bất dĩ”. Sự kết hợp giữa 2 câu đối mà 2 tú tài này nhìn thấy được gọi là “Câu đối điện Diêm Vương”. Sau đó, nhiều ngôi chùa và đền thờ Đạo giáo đã áp dụng câu đối này.
Những người theo thuyết vô thần phủ nhận hiện tượng nguyên thần rời khỏi xác, lý do thường để phản bác chính là: Đó là một ảo giác do sự tiết các chất hóa học trong não trong thời gian hôn mê. Nhưng trong trường hợp này, cả hai vị tú tài đều có những trải nghiệm giống nhau ở âm phủ, cả hai đều nhìn thấy đối phương, mỗi người đều nhìn thấy 1 phần của câu đối, câu đối không chỉ rất tinh tế, mà còn có ý cảnh, có khí độ, tuyệt không có khả năng là ảo giác của đại não.
Chỉ có thể nói rằng nguyên thần của 2 vị tú tài này vào thời điểm đó đã thực sự đi đến cùng một không gian khác và có chung một trải nghiệm. Có thể thấy rằng nguyên thần mới là tồn tại chân thật, còn nhục thân chỉ là túi da, nguyên thần mới là sinh mệnh thực chất; nhục thể sẽ chết, nhưng nguyên thần sẽ không theo cái chết của nhục thể mà chết theo, mà nguyên thần sẽ ở trong không gian khác tiếp nhận thẩm phán cùng phán quyết.
Tử Vi (Theo NTDTV)