Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp thế giới

02/01/20, 07:55 Tri thức

Ở nhiều nước trên thế giới, ngày đón mừng năm mới được tổ chức vào 1/1 với pháo hoa và đêm giao thừa. Nhưng đây không phải kiểu đón mừng năm mới duy nhất. Nền văn hóa khác nhau sẽ có kiểu đón ngày đầu năm theo cách rất riêng.

Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp Thế Giới - ảnh 1
Ở nhiều nước trên Thế Giới, ngày đón mừng năm mới được tổ chức vào 1/1 với pháo hoa và đêm giao thừa.(Ảnh: medium) 

Năm mới Trung Quốc và con quỷ chuyên hút máu

Một trong những nghi thức truyền thống lâu đời nhất vẫn được cử hành đến ngày nay là lễ đón năm mới của Trung Quốc, được cho là có nguồn gốc khoảng 3000 năm trước, vào triều đại nhà Thương. Ngày lễ được tổ chức để ăn mừng thời điểm bắt đầu vụ xuân, nhưng sau đó nghi thức này được ghép nối với huyền thoại và truyền thuyết dân gian.

Chuyện xưa kể rằng, vào thời đó, một con quỷ đi hút máu người có tên là Niên chuyên săn đuổi người trong làng vào mỗi dịp đầu năm mới. Để khiến con thú hoảng sợ tránh xa, dân làng trang trí nhà cửa toàn màu đỏ, đốt lửa và tạo tiếng động lớn, nhờ thế dân làng mới được an toàn. Từ đó, cứ dịp năm mới đến, người dân vẫn làm theo tục lệ này, rồi phong tục phát triển thành lễ hội cho đến ngày nay.

Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp Thế Giới - ảnh 2
Múa rồng vào ngày lễ năm mới của Trung Quốc. (Ảnh BigStockPhoto)

Lễ hội ngày nay được tổ chức với thức ăn, họ hàng quây quần, phong bao lì xì, và nhiều thứ khác có màu đỏ biểu trưng cho may mắn. Múa lân sư rồng, trống, pháo hoa, pháo nổ, và các loại hình giải trí khác diễn ra trên đường phố. Năm Mới của Trung Quốc vẫn luôn căn cứ theo âm lịch, và các kỳ lễ hội thường rơi vào cuối Tháng Giêng hoặc đầu Tháng Hai. Mỗi năm được đại diện với một trong số 12 con Giáp.

Nowruz và năm mới Ba Tư

“Năm mới của Ba Tư”, hay còn gọi là Nowruz (hoặc Norooz), là lễ hội mùa xuân kéo dài 13 ngày có từ thời cổ đại, những nước từng là vùng đất của đế chế Ba Tư như Iran và nhiều quốc gia Trung Đông và Châu Á cũng tổ chức lễ hội này. Lễ hội được tổ chức trước hoặc gần ngày xuân phân Tháng Ba (21/3) và được cho là bắt nguồn từ Hỏa giáo.

Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp Thế Giới - ảnh 3
Bức phù điêu ở Persepolis, biểu tượng Nowruz của Hỏa giáo, trong ngày lễ Xuân phân. (Ảnh Wikimedia Commons)

Ngày lễ Nowruz cổ đại chú trọng vào sự tái sinh cùng sự trở lại của mùa xuân. Truyền thống bao gồm các bữa tiệc, trao đổi quà giữa các thành viên trong gia đình và hàng xóm, đốt lửa, nhuộm trứng, vẩy nước, hành động tượng trưng cho sự sáng thế. Nowruz phát triển từ rất lâu, và một trong số những truyền thống cổ xưa ấy vẫn được duy trì cho đến ngày nay, đặc biệt là đốt lửa hiệu và sử dụng những quả trứng đầy màu sắc, chúng trở thành một phần của kì lễ hội đầu năm đối với hơn 300 triệu người trên thế giới.

Năm mới Sinhala và Tamil

Năm mới Sinhala của người Sinhala, và năm mới Tamil do người Tamil tổ chức đều có mặt ở Sri Lanka. Năm mới Sinhala (aluth avurudda), đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và được tổ chức vào ngày 13 hoặc 14/4, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới khi mặt trời chuyển từ cung Song Ngư sang cung Bạch Dương trên cung Hoàng Đạo. Thời khắc này được tổ chức ăn mừng theo một số phong tục và nghi thức Phật giáo, ngoài ra người dân còn tụ tập, bày tiệc tùng. Giữa hai cột mốc này tồn tại một khoảng thời gian kéo dài vài tiếng đồng hồ, “giai đoạn trung gian” này được người dân gọi là “Nona Gathe”. Việc trao đổi quà tặng, thắp đèn dầu, và làm món kiri bath là những phong tục quan trọng của năm mới Sinhalese. Tại những bang Assam, Bengal, Kerala, Nepal, Orissa, Punjab và Tamil Nadu, các hộ gia đình theo đạo Hindu cũng ăn Tết vào ngày 14 hoặc 15/4.

Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp Thế Giới - ảnh 4
Năm Mới Sinhala của người Sinhala, và Năm Mới Tamil do người Tamil tổ chức đều có mặt ở Sri Lanka. (Ảnh: Linkedin)

Wepet Renpet của Ai Cập cổ đại 

Nền văn minh Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nile. Vì thế, năm mới của họ không được tổ chức vào một ngày chính xác bởi nó tương ứng với thời gian xảy ra lũ lụt hằng năm trên con sông huyền thoại này. Ngoài ra, ngày này còn được xác định căn cứ theo Sirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời xuất hiện trở lại sau 70 ngày vắng bóng. Lễ hội được gọi là Wepet Renet, có nghĩa là “mở cửa năm mới”, thường được tổ chức trong Tháng 7 trước đợt ngập lụt của sông Nile, để cầu mong mùa màng tốt tươi vào năm sau. Năm mới được xem là thời gian của sự tái sinh và hồi xuân, người ta ăn mừng ngày này bằng những lễ hội, nghi thức tôn giáo đặc biệt, công chúng tụ hội.

Khám phá gần đây tại đền thờ thần Mut cho thấy, trong thời trị vì của Pharaoh Hatshepsut, vào tháng đầu năm, người ta sẽ tổ chức “Lễ hội say rượu”. Lễ hội lớn này gắn liền với huyền thoại về Sekhmet, nữ thần chiến tranh này từng lên kế hoạch tiêu diệt loài người cho đến khi bị thần Mặt trời là thần Ra lừa uống say đến bất tỉnh. Người Ai Cập sẽ ăn mừng sự cứu rỗi này bằng âm nhạc, lễ hội vui chơi và dĩ nhiên là không thể thiếu bia.

Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp Thế Giới - ảnh 5
Nữ thần Sekhmet. (Ảnh: Wikipedia)

Scotland Hogmanay

Truyền thống đón năm mới có tên là Hogmanay của người dân Scotland bắt nguồn từ lịch sử cuộc xâm lược Viking, tín ngưỡng, và các nghi lễ ngoại giáo cổ xưa (paganism). Nghi lễ Hogmanay đánh dấu thời điểm Đông chí, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay. Suốt thời Trung cổ, các lễ hội mùa đông ngoại giáo tồn tại trước đó đã bị lễ Giáng Sinh của Kitô giáo làm lu mờ. Tuy nhiên, sau sự cải cách ở Scotland, lễ Giáng sinh bị rơi vào thoái trào, nên việc tặng quà và mừng lễ đã kết hợp Giáng Sinh với Năm Mới, hình thành nên lễ Hogmanay duy nhất của Scotland.

Nguồn gốc truyền thống đón mừng năm mới khắp Thế Giới - ảnh 6
Nhiều người mặc đồ giống người Viking và đốt đuốc. (Ảnh: Pinterest)

Những truyền thống lễ hội có khác biệt tại một số địa phương ở Scotland nhưng đều liên quan đến lửa, hình ảnh gợi nhớ về quá khứ xa xưa. Trong lễ hội mùa đông ngoại giáo (paganism), lửa tượng trưng cho sự hồi sinh của Mặt trời, xua đuổi ma quỷ và bóng tối. Hiện nay, lửa vẫn đóng vai trò quan trọng trong lễ Hogmanay, với nghi thức rước đuốc, đốt lửa và bắn pháo hoa hết sức phổ biến tại đất nước này. Một phong tục khác giống như phong tục “xông đất” của nước ta, tức là người đầu tiên bước qua ngưỡng cửa nhà sau nửa đêm giao thừa sẽ là người quyết định may mắn của chủ nhà trong năm mới. Vị khách lý tưởng là người mang quà tặng như whisky, than đốt, bánh nhỏ, hoặc đồng xu, và phải là người đàn ông có làn da tối. Vì vào thế kỷ thứ VIII, những người Viking xâm lược Scotland có mái tóc màu vàng, nên người viếng thăm tóc vàng không phải là một điềm tốt.

Những phong tục và truyền thống khác

Các phong tục và truyền thống kể trên chỉ là sự lựa chọn nho nhỏ trong số lễ hội văn hóa diễn ra trên toàn thế giới.

Tại Tây Ban Nha, phong tục đón năm mới là bạn sẽ cầm 12 quả nho khi đồng hồ điểm vào 12 giờ đêm. Mỗi quả nho tương ứng với mỗi tiếng chuông. Nếu bạn ăn xong tất cả số nho đó trước khi tiếng chuông cuối cùng vang lên, thì bạn sẽ có được may mắn trong năm mới.

Tại Nhật Bản, “bữa tiệc chia tay năm cũ” được tổ chức để chào tạm biệt các vấn đề và mối quan tâm của năm vừa qua và chuẩn bị cho một khởi đầu mới.

Tại Hà Lan, người dân lấy cây Giáng Sinh để đốt những đống lửa trên đường phố và phóng pháo hoa.

Tại Hy Lạp, món ăn truyền thống được phục vụ là Vassilopitta, đây là một chiếc bánh, trong đó có giấu một đồng xu; ai ăn phải đồng xu trong miếng bánh sẽ nhận được may mắn trong năm tới.

Ở Thụy Điển và Na Uy, thay cho đồng xu, một quả hạnh nhân ẩn dấu bên trong bánh gạo dẻo được dùng làm điềm báo mang lại may mắn.

Trong những ngôi đền Phật giáo trên toàn thế giới, cồng chiêng sẽ được đánh 108 lần vào đêm giao thừa để trục xuất 108 thứ yếu đuối của con người.

Iris, Hàn Mai (Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x