Nguồn gốc của những chiếc đèn lồng Trung Hoa

06/01/15, 18:57 Tri thức

Đèn lồng là một trong những hình ảnh đặc trưng tại các dịp lễ hội ở Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á. Chúng không chỉ thể hiện tài năng thẩm mỹ, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho không khí Lễ hội và sự đoàn tụ.

 

Hàng năm, trong suốt lễ hội Đèn lồng (thường rơi vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch), người ta treo đèn lồng đỏ để tạo không khí lễ hội và tượng trưng cho sự đoàn tụ. (Marufish/Flickr)

Đèn lồng Trung Hoa, còn gọi là đèn lồng màu, xuất hiện từ khoảng 1800 năm trước, vào thời Tây Hán. Hàng năm, lễ hội Đèn lồng thường rơi vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, người ta treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo bầu không khí lễ hội, vì đó là một biểu tượng của sự đoàn tụ. Kể từ đó, đèn lồng Trung Quốc được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dịp lễ hội người.

Đèn lồng Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, chẳng hạn như đèn lồng cung đình, đèn lồng vải, đèn lồng giấy và nhiều loại khác. Có nhiều loại hình ảnh trang trí trên đèn và được chia thành: họa tiết hình tượng, tranh phong cảnh, hoa và chim, hoa văn rồng phượng, cá và côn trùng. Ngoài ra, một loại lồng đèn khác là lồng đèn kéo quân với khả năng xoay tạo hình ảnh chuyển động.

Thiết kế truyền thống nhất là hình trái bí màu đỏ, đính tua vàng. Đôi khi là hình vuông. Các vật liệu được sử dụng để làm đèn lồng Trung Quốc cũng rất đa dạng. Thông thường, khung đèn được làm từ tre, gỗ, mây và sợi thép. Vải bọc được làm từ lụa hay giấy. Cách thức trang trí sẽ phù hợp tùy theo chất liệu như: thư pháp, sơn, thêu ren và họa tiết cắt giấy.

Đèn lồng giấy Trung Hoa

Ngoài việc được sử dụng để thắp sáng và tạo bầu không khí vui tươi của lễ hội vào ban đêm, đèn lồng Trung Quốc cũng mang ý nghĩa tượng trưng. Theo bậc thầy đèn lồng người Đài Loan là Wu Dunhou, đèn lồng được sử dụng tại đám cưới (đèn lồng cung đình) là biểu tượng sự vui vẻ, trong khi những chiếc đèn lồng nẹp tre màu trắng là một thông báo tang lễ.

Bậc thầy Wu Dunhou cho biết, lồng đèn ô (đèn lồng nêu tên gia đình) biểu thị cho gia đình đông con trai vì từ ‘đèn lồng’ trong tiếng Trung phát âm giống với cụm từ ‘các thành viên nam trong gia đình’. Trong quá khứ, mỗi gia đình sẽ treo đèn lồng ô dưới mái hiên và trong phòng khách.

Thời cổ đại, khi học kì mới bắt đầu vào tháng giêng hàng năm, cha mẹ sẽ chuẩn bị một chiếc đèn lồng cho con đem đến lớp, và thầy dạy sẽ là người thắp sáng những chiếc đèn này, tục lệ này tượng trưng cho một tương lai tươi sáng trong năm tới. Nghi thức thắp đèn sau đó đã phát triển thành tập quán trong lễ hội Đèn lồng.

Đèn lồng treo dưới hiên nhà mỗi dịp lễ hội.

Lễ hội Đèn lồng

Tục ngắm đèn lồng bắt nguồn từ những năm đầu triều nhà Hán. Trong thời Khai Nguyên đời Đường, người dân làm ra những chiếc đèn với hình dạng một con rồng, với đèn nhấp nháy để kỷ niệm hòa bình và thịnh vượng. Kể từ đó, văn hóa đèn lồng trở thành phổ biến.

Khi Chu Nguyên Chương của nhà Minh dời đô đến Nam Kinh, hàng chục ngàn chiếc đèn lồng được thả dọc theo sông Tần Hoài. Ngày nay, vẫn có một con đường mang tên Đăng Thị Khẩu (chợ lồng đèn) ở Bắc Kinh

Đèn lồng hình rồng

Truyền thuyết về nguồn gốc Lễ hội đèn lồng

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của lễ hội Đèn lồng.

Phổ biến nhất là câu chuyện sau, Hán Minh Đế là một Phật tử mộ đạo. Theo ông, việc thắp sáng đèn lồng là truyền thống thể hiện lòng kính ngưỡng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch. Để phổ biến Phật giáo, Hán Minh Đế ra lệnh rằng bên cạnh cung điện và đền thờ, tất cả thần dân của mình đều phải thắp đèn lồng vào đêm Rằm tháng Giêng. Dần dần, nghi lễ Phật giáo này đã trở thành một lễ hội phổ biến.

Nguồn gốc của chiếc đèn lồng cung điện được kể như sau. Vào thời Ung Chính triều nhà Thanh, một ông lão sống tại Hà Bắc làm đèn lồng rất khéo tay. Một hôm, ông làm rất nhiều đèn lồng và bán chúng trong khu chợ tại Cảo Thành. Ngày nọ, một vị đại thần đang rảo bước trên phố, tình cờ trông thấy những chiếc đèn lồng. Ông rất đỗi thích thú nên đã mua toàn bộ số đèn.

Một kiểu đèn lồng cung đình

Những chiếc đèn lồng dưới bàn tay tinh tế của ông lão, trở nên rất độc đáo và tuyệt mỹ. Vị quan coi chúng như báu vật. Năm đó cũng trùng vào dịp dâng cống vật cho nhà vua, vì thế ông đành miễn cưỡng mang một số đèn lồng dâng lên hoàng thượng.

Hoàng đế đã vô cùng thích thú khi nhìn thấy cống vật. Ngoài việc khen thưởng hậu hĩnh cho vị quan nọ, nhà vua ra lệnh treo đèn khắp cung điện, và chúng chính thức được sử dụng riêng cho cung đình. Vì vậy còn gọi là đèn lồng cung đình.

Vào triều Minh, những chiếc đèn lồng đỏ được treo khắp cung điện và chúng chính thức được sử dụng như một vật phẩm cung đình với cái tên đèn lồng cung đình. (j.kunst/Flickr)

Đèn lồng Trung Hoa ngày nay

Mặc dù những chiếc đèn lồng Trung Quốc được sử dụng chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ, chúng vẫn được kế thừa cho đến ngày nay. Như trong thời cổ đại, những chiếc đèn lồng là phương tiện thể hiện tính nghệ thuật, cả về chức năng, thiết kế và trang trí.

Trên những con đường tại khắp các thành phố lớn nhỏ ở Trung Quốc, những chiếc đèn lồng màu đỏ tạo nên bầu không khí lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và lễ hội Đèn lồng.

Những nơi tốt nhất để xem trưng bày đèn lồng truyền thống là Bắc Kinh, Hồng Kông và Nam Kinh. Tại Bắc Kinh, lễ hội Đền được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thành phố, nơi những chiếc đèn lồng Trung Quốc có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi.

Mặc dù những chiếc đèn lồng Trung Quốc được sử dụng chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ, chúng vẫn được kế thừa cho đến ngày nay. (ocad123/Flickr)

An Nhiên – Theo Visiontimes

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x