Người xưa làm thế nào để chữa khỏi gãy xương? 3 tuần và 1 cành liễu
Trong các loại thảo dược, cành liễu có tác dụng trừ phong, lợi thấp, giải độc, tiêu sưng… Ngoài ra vào thời cổ đại, liễu còn dùng để nối xương cực kỳ công hiệu.
Trong các loại thảo dược, cành liễu có tác dụng trừ phong, lợi thấp, giải độc, tiêu sưng rất công hiệu. Thời cổ đại, người ta thu thập cành liễu tươi vào mùa xuân, sau đó sấy khô rồi đem cất. Loại thảo dược này rất có hiệu quả trong điều trị các bệnh về phong thấp, vàng da, ngứa ngáy, sâu răng, sưng lợi…
Hiện nay, y học điều trị gãy xương, thường dùng những tấm kim loại để cố định, ghim đinh thép, hoặc sử dụng thạch cao băng bó cố định. Nhưng Trung y cổ đại có cách trị liệu gãy xương, vỡ xương đầy kỳ diệu và hiệu quả.
>>> Bác sĩ Trung y: Đả thông hai mạch “Nhâm – Đốc”, khí huyết sẽ tự lưu thông
Dùng cành liễu nối xương
Phó Thanh Chủ, một trong sáu danh y nổi tiếng của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, đã từng viết về trường hợp dùng cành liễu nối xương trong “Kim Châm độ thế”. Danh y đã cắt cành liễu, bóc vỏ ra và gọt thành hình dạng xương. Sau đó cắt, mài chỗ xương gãy và cành liễu sao cho chúng khớp với nhau, rồi dùng máu gà đun sôi thoa vào hai đầu của cành liễu tại vị trí nối xương, đặt cành liễu ở giữa thay thế phần xương bị gãy.
Sau khi đã bố trí cành liễu xong xuôi, các danh y sẽ rắc quặng đồng azurit tán nhỏ vào mô cơ để thúc đẩy phát triển cơ xương. Cuối cùng, danh y khâu chỗ đã giải phẫu lại, dùng thạch cao đắp vào, sau đó kẹp tấm ván gỗ để cố định lại chỗ gãy.
Bởi vì cấu trúc của cành liễu rất giống với cấu trúc của xương người, nên nó có thể kích thích xương phát triển, và trong vòng ba tuần xương cốt sẽ được nối lại.
Thời cổ đại, cây liễu không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong việc chữa bệnh cứu người mà dần dần trở thành một phần của xương người.
>>> Bí quyết sống trường thọ với phương thuốc 2.000 năm tuổi của Tây Tạng
Sử dụng nguyên tố kim loại đồng của tự nhiên để thúc đẩy phục hồi xương
Thời cổ đại không có kính hiển vi, cũng không có công cụ để phân biệt các nguyên tố kim loại khác nhau, nhưng theo những ghi chép từ cuốn sách y học triều đại nhà Đường “Bản thảo thập di”, các danh y vào thời đó đã tìm thấy đồng tự nhiên giúp phục hồi và phát triển xương. Vì vậy, đối với những người bị gãy xương, các danh y đều đề xuất sử dụng đồng tự nhiên.
Đồng tự nhiên còn được gọi là ‘thạch tủy duyên’ hoặc đồng lập phương, là một trong những vị thuốc của Trung y, có nguồn gốc từ quặng sắt tự nhiên, thành phần chính của nó là FeS2. Trong Trung y chủ yếu dùng để trị gãy xương, có thể giảm ứ đọng máu, giảm đau, nối xương, nối gân rất công hiệu. Phương pháp bào chế chính là dùng dấm chua tôi qua bảy lần.
Y học hiện đại đã phát hiện ra đồng tự nhiên có thể thúc đẩy sự gia tăng của tế bào hình lưới và hemoglobin trong tủy xương, giúp đẩy nhanh sự phục hồi của xương. Tuy nhiên, làm thế nào mà Trung y từ hàng ngàn năm trước đây đã nhận ra được điều này? Có lẽ chúng ta cũng cần thời gian để nghiên cứu về sự tinh thâm huyền bí của y học cổ truyền.
Đức Tín, theo Secretchina