Người Trung Quốc bất ngờ khi làm kinh doanh với người Mỹ

16/09/17, 08:23 Cuộc sống

Dưới đây là bài viết trích từ blog của cô Jennifer Zeng, một người gốc Hoa hiện đang sinh sống tại Mỹ, kể về vài kỷ niệm “nhớ đời” của cô khi làm kinh doanh với người Mỹ.

Kết quả hình ảnh cho finish em-the shooting game icon
Tác giả câu chuyện – Cô Jennifer Zeng (Trái), nhân vật chính trong phim “Free China” – Bộ phim đoạt giải tại liên hoan phim quốc tế Houston, với con gái Melody tại Sydney, Úc. (Ảnh: Epoch Times)

Bạn có thể sẽ thấy dòng chữ “Drive way” (Đường vào gara) trên đường ở các thành phố tương đối đông đúc tại Mỹ. Tại các khu vực này, rất nhiều nhà không có gara để xe ô tô, mà chỉ có một vài chỗ cho một hoặc 2 chiếc xe đỗ ngoài đường, với dòng chữ “Drive Way” để mọi người biết không nên đỗ xe tại khu vực đó, tránh cản trở chỗ để xe của những người trong nhà.

Hiên tại tôi đang sống ở một nơi đúng như vậy. Tôi may mắn có được 1 chỗ để xe duy nhất cho ngôi nhà 2 tầng, trong khi những người thuê nhà ở tầng 2 thì không được như vậy.

Một ngày nọ, đột nhiên có người hàng xóm đến chỗ tôi. Anh ta nói có một vấn đề khá phức tạp muốn trao đổi với tôi. Tôi hỏi đó là gì. Anh ta nói, “Uhm… Tôi đang tự hỏi, liệu cô có thể cho tôi thuê chỗ đậu xe của cô không?”. Anh ta nói mình đang điều hành một công ty kinh doanh hệ thống ống nước trong vùng, và cần một chỗ đậu xe cho chiếc xe tải tương đối lớn của anh.

Tôi đáp, “Tôi e là không được, vì tôi cũng cần chỗ để đậu xe, và nơi đó chỉ đủ cho một chiếc mà thôi”.

Anh ta nói: “Hãy nhìn xem, cô vừa có chỗ đậu xe, vừa có đường vào gara. Cô nghĩ sao nếu tôi lấy chỗ đậu xe của cô còn cô để xe ở đường vào gara?”

Tôi đáp: “Dường như còn cần giấy phép cư trú mới được đậu xe trên đường phố…”

Anh ta nói: “Tôi biết, tôi biết. Cô chỉ cần đến nơi này, mang theo giấy phép lái xe để đăng ký một chỗ”.

Sau đó anh ta hướng dẫn rất chi tiết cho tôi địa điểm đó và đề nghị trả một cái giá cao hơn giá thị trường cho chỗ thuê xe.

Tuy nhiên, tôi vẫn còn lưỡng lự: “Bao lâu thì anh lái xe ra vào một lần? Và anh sẽ lái thế nào khi bị chiếc xe của tôi chặn đường đây?”

“Có lẽ tôi sẽ nhắn tin cho cô mỗi khi tôi cần lái xe ra hoặc vô?”, anh ta đáp.

Tôi tự nhủ, “Ôi, không, vậy không ổn chút nào”. Nhưng khi thấy anh ta dường như thật sự tuyệt vọng đi tìm một chỗ đậu xe, tôi nói, “Thôi được, để tôi xem xét”.

Tôi đã suy xét trong 2 ngày. Sau đó, tôi nghĩ có lẽ chỉ có một cách khả thi là tôi đánh cho anh ta một chiếc chìa khóa xe và để anh ta tự dời xe tôi ra nơi khác mỗi khi cần. Và vấn đề duy nhất là, “Điều gì sẽ xảy ra nếu anh ta lái xe của tôi đi luôn và không bao giờ quay lại…”.

Rồi tôi lắc đầu và nghi ngờ (mặc dù tôi vẫn có bảo hiểm). Nhưng rồi tôi vẫn nhắn tin cho anh ta rằng tôi chấp nhận đề nghị của anh, và tôi sẽ đưa cho anh chìa khóa xe để anh có thể di chuyển mỗi khi cần.

Khi tôi đưa cho anh ta chìa khóa xe của mình, anh ta có chút cảm động và nói, “Cảm ơn vì đã tin tưởng tôi. Tôi sẽ không làm cô thất vọng”. Sau đó, anh ta đưa tôi một tấm séc và trả tiền thuê 1 tháng mà không cần lấy biên nhận. Cả 2 chúng tôi đều không cần ký bất kỳ bản thỏa thuận nào.

Ở những thành phố đông đúc ở Mỹ, người dân thường phải đậu xe ngoài đường tại nơi có dòng chữ “Drive way”. (Ảnh: zhengzeng97.blogspot.com)

Hai tuần sau, anh ta đột nhiên nhắn tin cho tôi nói rằng đã tìm được chỗ đậu xe gần nhà hơn, và không cần chỗ đậu xe của tôi nữa. Tôi nghĩ, “Tôi nên trả lại nửa số tiền thuê vì anh ta mới chỉ đỗ xe có 2 tuần? Hay tôi không cần trả, vì lúc thỏa thuận, anh ta đã đồng ý trả theo tháng rồi?”

Tôi không biết phải làm sao. Tuy nhiên, vì anh ta không yêu cầu trả lại nửa số tiền thuê nên chuyện này cũng sớm chìm vào quên lãng.

Vài ngày sau, tôi chợt nghĩ đến việc chỗ đỗ xe của mình rất có giá, sao tôi lại không tìm một người thuê khác?

Tôi đã đăng một quảng cáo lên mạng và nhận được phản hồi một ngày sau đó. Lần này, là một thanh niên trẻ khoảng 20 tuổi. Tôi đã giải thích cho cậu ta về tình hình “phức tạp” ở khu này và điều đó không khiến cậu cảm thấy phiền. Cậu ta đồng ý và chọn đỗ xe ở vị trí “Drive way” vì cậu ta cần ra vào rất thường xuyên và đồng ý đưa tôi chìa khóa xe để tôi có thể di dời khi cần thiết. Cậu ta cũng lập tức thanh toán một tháng tiền phí, sau đó biến mất tăm trong 2 tuần.

Hai tuần sau, cậu đột nhiên nhắn tin cho tôi rằng sẽ đỗ xe từ 8h30 đến 9h tối, và sẽ gửi tôi chìa khóa xe.

Khi đến nơi, cậu giải thích rằng cậu phải trở lại một bang khác để chuyển tất cả đồ đạc đến căn hộ mới, và giờ đây mọi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa. Rồi cậu ta đưa tôi chìa khóa xe và rời đi.

Đối với những người lớn lên ở Mỹ, có lẽ tất cả những điều này là chuyện bình thường trong kinh doanh. Nhưng với tư duy của một người lớn lên ở Trung Quốc, tôi bắt đầu suy nghĩ: “Tại sao cậu ấy lại chọn trả tiền trước 2 tuần? Nếu cậu ta yêu cầu tôi giữ chỗ cho mình, và chỉ trả tiền khi bắt đầu để xe thì chắc chắn tôi vẫn đồng ý”.

Sau đó, sự việc này đã làm tôi hiểu hơn về người Mỹ, có lẽ họ không bao giờ “tính toán” mọi thứ theo cách này. Nhưng đối với những người Trung Quốc chúng tôi, việc tính toán và mặc cả chi li gần như đã trở thành bản tính tự nhiên, ngay cả với một người “không tính toán” như tôi.

Còn nhớ thời thơ ấu, tôi từng bị người cha hung dữ đánh một trận tơi bời bằng cây chổi quét bụi vì tôi không chịu đi chợ mua rau. Lúc đó tôi khảng 10 tuổi, đủ lớn để làm việc vặt cho gia đình. Vậy tại sao tôi dám không đi? Bố tôi thật không thể hiểu nổi, đặc biệt là thường ngày tôi rất ngoan ngoãn và nghe lời.

Chẳng hạn như, tôi chưa bao giờ từ chối đi mua đồ ở siêu thị. Tại sao lần này tôi lại từ chối? Chỉ riêng tôi biết lý do, nhưng tôi không nghĩ có thể giải thích nó cho bất kỳ ai, ngay cả với bố mẹ tôi: Trong siêu thị, mọi thứ đều được niêm yết giá cố định, và người ta chỉ cần trả tiền rồi rời đi.

Tuy nhiên, trong một khu chợ, đó lại là chuyện hoàn toàn khác. Mọi thứ đều phải mặc cả. Nếu bạn hỏi: “Cà rốt giá bao nhiêu ạ?” Người bán hàng sẽ trả lời là 10 xu, ngay cả khi anh ta chỉ muốn lấy 5 xu. Và bạn phải hỏi lại rằng, “3 xu có được không?” Rồi bạn bắt đầu mặc cả tới lui cho đến khi thuận mua vừa bán.

Đối với tôi, quá trình mặc cả và chơi trò đấu trí với ai đó thật quá mệt mỏi và tốn thời gian. Bạn phải là một chuyên gia tâm lý nếu bạn không muốn bị thua thiệt. Và tôi ghét bị hỏi sau khi về nhà, rằng tôi mua nó với giá bao nhiêu, và tôi đã trả giá chưa đủ.

Đó là lý do tại sao tôi không chịu đi chợ vào ngày hôm đó, và tôi đã bị đánh một trận thậm tệ đến nỗi không dám mặc váy trong suốt mùa hè, vì sợ các bạn học sẽ nhìn thấy những vết sẹo đầy máu trên chân tôi.

Với lối suy nghĩ và những trải nghiệm đó, tôi đã luôn nghĩ mình rất ít để tâm đến vật chất hay lợi ích cá nhân. Đặc biệt là sau khi học Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), môn tu luyện đòi hỏi học viên phải buông bỏ hết thảy các chấp trước và luôn nghĩ cho người khác trước trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi đã cố gắng hết sức để đạt được các tiêu chuẩn đó.

Tuy nhiên, sau khi giao dịch với 2 người Mỹ gần đây, tôi mới thấy điểm chưa tốt của minh: Thậm chí khi tôi nghĩ tôi có thể “hào phóng” trả lại tiền 2 tuần thuê chỗ để xe cho 2 người đàn ông đó, thì tôi vẫn còn tính toán, ngay cả khi sự tính toán đó là cho người khác. So với 2 người Mỹ không hề tính toán kia, tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều điều.

Và một ý nghĩ xuất hiện: Nếu biết làm kinh doanh với người Mỹ dễ dàng như vậy, tôi đã cố gắng đi Mỹ khi tôi lên 10, nếu vậy, có lẽ tôi đã có thể tránh được trận đòn lịch sử khi xưa.

Tác giả: Jenifer zheng

Hồng Liên biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x