Thổ dân rừng Amazon và cuộc chiến sinh tồn đẫm máu

24/09/15, 08:41 Cuộc sống

Thổ dân bộ lạc cổ xưa này đã sinh sống trong rừng Amazon từ 500 năm trước, giờ đây, bộ lạc này đang phải đối diện với nguy cơ bị xóa sổ vì ”người hiện đại” xâm lấn lãnh địa của họ. Không tìm được lối thoát, có những thổ dân đã tìm đến cái chết khi bị mất đất rừng của cha ông.

Người Guarani đang đối diện với nguy cơ bị xóa sổ khỏi rừng già Amazon khi những người khai thác tài nguyên rừng giờ đây đã tiến vào lãnh địa của họ.

Một trong những bộ lạc cổ xưa nhất sống trong rừng Amazon – bộ lạc Guarani – hiện phải đối diện với nguy cơ bị xóa sổ khi những người khai thác lâm sản ngày càng tiến sâu vào rừng và thu hẹp diện tích đất sinh sống của bộ lạc này. Nếp sống truyền thống của bộ lạc Guarani đang bị xâm hại. Điều này đã được tổ chức bảo vệ nhân quyền Survival International cảnh báo.

Hơn 400.000 thổ dân của bộ lạc Guarani đã từng sống trong những cộng đồng rải rác khắp Nam Mỹ khi người Châu Âu bắt đầu đến đây định cư hồi thế kỷ 16.

Hiện giờ còn khoảng 51.000 người Guarani đang sống ở Brazil, và họ đều đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức khi lối sống truyền thống của bộ lạc đối lập với cuộc sống hiện đại đã tiến sâu vào vùng đất nơi cha ông họ đã từng sinh sống suốt hàng trăm năm.

Theo tổ chức Survival International, trước những thách thức mà cộng đồng mình đang gặp phải, tỉ lệ tự tử trong cộng đồng người Guarani đang tăng lên. Có những lúc, người Guarani lựa chọn biện pháp bạo lực để giành lại đất đai của mình từ tay những người đến khai phá, nhưng điều này không đưa lại một kết cục tốt đẹp hơn.

Những mâu thuẫn giữa lối sống truyền thống của người Guarani và cuộc sống hiện đại đang ngày càng lên cao, dẫn đến một số phản ứng bạo lực từ phía bộ lạc thổ dân, nhưng những điều này không giúp ích gì cho họ về lâu dài.
Người Guarani đã từng có dân số lên tới 400.000 người khi người Châu Âu mới bắt đầu tới định cư ở Nam Mỹ hồi thế kỷ 16.
Giờ đây chỉ còn lại 51.000 người Guarani sống trong rừng già Brazil, nhưng đất sống của họ cũng đang bị thu hẹp vì đời sống hiện đại đã “chạm tới” vùng đất của họ. Nếp sống đã được duy trì hơn 500 năm đang gặp phải vô vàn khó khăn.
Khi diện tích đất sống ngày càng bị thu hẹp, một số cộng đồng người Guarani đã có những phản ứng bạo lực với hy vọng có thể giành lại vùng đất đã bị lấn chiếm bởi “những con người hiện đại”.
Đối diện với những máy móc và con người hiện đại, người Guarani cảm thấy bất an. Họ chỉ muốn duy trì nếp sống truyền thống của cha ông mình. Với những kỹ năng hòa nhập vào cuộc sống hiện đại rất hạn chế, nhiều người Guarani cảm thấy bi quan về tương lai.
Khi đất rừng bị lấn chiếm, người Guarani buộc phải sống trong những lều lán tạm bợ ở bìa rừng.
Vốn sống dựa vào hái lượm, săn bắn kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, với nguồn nước tự nhiên rất sẵn trong rừng, giờ đây, những người Guarani bị đẩy ra khỏi môi trường sống quen thuộc. Họ phải đối diện với vô vàn khó khăn, ngay từ việc lo bữa ăn mỗi ngày.
Cuộc sống ở nơi định cư mới không lý tưởng đối với người Guarani bởi họ không còn rừng hỗ trợ cho cuộc sống thường nhật. Đôi khi người Guarani còn phải đối diện với những kẻ ác ý. Căn lều của một gia đình đã bị đốt trụi. Cuộc sống không còn rừng che phủ, bảo vệ khiến người Guarani cảm thấy rất bất an.
Những phản ứng bạo lực trong cộng đồng người Guarani khi bị lấy mất đất đai dẫn tới những sự ra đi thương tâm.
Gia đình người phụ nữ thổ dân Guarani này đã sống trong lều lán tạm bợ từ năm 2009 sau khi bị đẩy ra khỏi rừng.
Cuộc sống sau khi “tái định cư” cũng rất khó khăn đối với người Guarani khi đã từ hàng trăm năm nay, họ quen lối sống gắn bó mật thiệt với rừng già, thiên nhiên hoang dã.

Theo dantri.com

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x