Người đàn ông sống ‘không có trái tim’ đầu tiên trên thế giới
Hiện tượng người đàn ông đầu tiên sống hơn 1 tháng không có trái tim có lẽ là điều hiếm thấy trong khoa học, giúp chúng ta có cái nhìn mới hơn về vai trò của tim và não trong hoạt động tư duy của con người.
Vào tháng 3/2011, một người tên là Craig Lewis, 55 tuổi, tính mạng bị đe dọa bởi vấn đề tim mạch đã được nhập vào Viện nghiên cứu Tim mạch Texas với một hội chứng có tên là “thoái hóa tinh bột” (amyloidosis). Đây là một hội chứng suy giảm miễn dịch hiếm gặp làm lắng đọng một loại protein dẻo, dính trong nội tạng gây ra suy tim, làm hỏng thận và gan. Nếu không được chữa trị kịp thời Lewis sẽ chết chỉ trong vài ngày.
May mắn thay, Bác sĩ Billy Cohn và Bud Frazier từ Viện nghiên cứu đã đem đến thiết bị “dòng chảy liên tục” (continuous flow) sẽ giúp máu tuần hoàn trong cơ thể mà không cần đến sự co bóp của tim. Họ lấy trái tim của Lewis ra, và sau đó cấy thiết bị này vào người ông. Bệnh nhân tỉnh lại ngay trong ngày, khỏe mạnh và có thể trò chuyện với các bác sỹ.
Bác sỹ Cohn là một nhà phẫu thuật kỳ cựu, và cũng là một nhà phát minh và nghiên cứu đã dành phần lớn cuộc đời mình để phát triển những công nghệ thay thế và giúp hồi phục tim. Thiết bị nổi tiếng nhất được biết đến là Thiết bị Hỗ trợ Tâm thất trái, còn được gọi là LVADs.
Bác sỹ Cohn cùng với Bác sỹ Bud Frazier đã phát triển một phát minh sử dụng công nghệ từ LVADs để thay thế chức năng của cả Tâm thất trái và Tâm thất phải. Họ chỉ có thể thử nghiệm thiết bị này trên 70 con bê, tất cả đều đã có điện tâm đồ là đường thẳng, không có nhịp tim hay mạch đập, nhưng chúng vẫn hoàn toàn bình thường, ăn uống như thường lệ, mọi giao tiếp đều bình thường, chỉ là hoàn toàn không có nhịp đập của trái tim.
Như đã đề cập ở trên, Craig Lewis là người đầu tiên tiếp nhận thiết bị này. Thủ tục pháp lý chỉ mất ít hơn 48 giờ, và là một thành công lớn. Tuy nhiên, gan và thận của ông không được may mắn như thế, chúng đã quật ngã ông, và sau một vài tháng thử nghiệm, gia đình ông yêu cầu bác sỹ tháo thiết bị này.
Dưới đây là video “Tim ngừng đập”. Đó là câu chuyện của hai bác sỹ và kinh nghiệm thay một trái tim chết bằng thiết bị “dòng chảy liên tục”.
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có một trái tim?
Đây là một nghiên cứu được tiến hành ở Viện Nghiên cứu Điện tim (Institute of Heartmath), nó đưa đến một suy nghĩ, liệu con người sẽ ra sao nếu các cơ quan được thay thế bằng máy móc thiết bị, và những cảm xúc “xuất phát từ con tim” sẽ như thế nào nếu tương lai đó xảy đến.
“Thông tin cảm xúc thực sự là mã điện tín, có nhịp điệu lan tỏa ra xung quanh. Bằng cách luyện tập để thay đổi cảm xúc, chúng ta có thể thay đổi tín hiệu điện tín thành một trường năng lượng có từ tính được tỏa ra từ tim, và nó có thể tác động đến những ai xung quanh chúng ta. Chúng ta luôn có những kết nối sâu sắc với những người khác và hành tinh này”, Rolin McCratey, Thạc sỹ, Giám đốc Nghiên cứu của Viện.
Vậy, khi trái tim của một người bị thay bằng một mẩu máy cơ khí, điều này có nghĩa là gì? Liệu có phải họ sẽ không thể tác động đến những người khác vì sẽ không có một trường điện từ tỏa ra từ trái tim, hay sẽ không hiểu được cảm nhận của người khác?
Hãy tưởng tượng nếu một ngày tất cả những cơ quan nội tạng bị thay thế bởi những thứ công nghệ cao có khả năng thực hiện y hệt những chức năng sinh học, gồm cả não bộ. Chúng ta sẽ vẫn như trước? Khái niệm này đem đến rất nhiều vấn đề triết học và câu hỏi thú vị.
Đoạn video của hai vị bác sĩ nói về hoạt động thay thế tim bằng thiết bị:
Thanh Phong – Dịch từ C.E