Nghiên cứu của chính phủ: Dịch sởi có thể lan truyền từ những người được tiêm chủng

Nghiên cứu cho thấy, một người được tiêm vắc-xin không những có thể bị nhiễm bệnh sởi mà còn có khả năng lây truyền sang người đã tiêm vắc-xin phòng bệnh này. Vậy vắc-xin Sởi-Quai bị-Rubella (MMR) liệu có thể có hiệu quả phòng bệnh lên đến 97%?

Nghiên cứu chính phủ: Dịch sởi có thể lan truyền từ những người được tiêm chủng. Ảnh 1
Dịch sởi có thể lan truyền từ những người được tiêm chủng. (Ảnh qua CE)

Một trong những sai lầm cơ bản nhất của nhiều người là cho rằng cơ thể sẽ miễn dịch với bệnh sởi nếu được tiêm chủng liệu trình vắc-xin MMR. Thật vậy, ngay cả các tổ chức y tế như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng thường tuyên bố rằng, trẻ được tiêm 2 liều vắc-xin MMR sẽ có “hiệu quả 97% trong việc phòng chống bệnh sởi”, mặc dù vẫn còn đầy rẫy những bằng chứng mâu thuẫn với tuyên bố trên cả về lâm sàng và dịch tễ học.

Và chính suy nghĩ sai lầm này đã khiến công chúng, giới truyền thông và chính phủ đều cho rằng, nguồn gốc của dịch sởi đến từ những người chưa từng được tiêm vắc-xin. Báo cáo tương tự tại Disney năm 2015 đã dẫn đến việc thông qua dự luật SB277 nhằm tước bỏ quyền từ chối tiêm vắc-xin của người dân California, ngoại trừ lý do y tế. Tuy nhiên, có đến 18% trường hợp đã được tiêm vắc-xin sởi nhưng vẫn nhiễm bệnh, chứng tỏ tuyên bố “hiệu quả 97%” là không chính xác. Việc giờ đây CDC yêu cầu cần phải tiêm 2 liệu trình cũng đã cho thấy sự không đảm bảo của vắc-xin này.

Hiện các vấn đề xuất hiện xung quanh vắc-xin MMR đang ngày càng trở nên khó lường. Đầu tiên, chúng mang đến những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ chẳng hạn như nguy cơ về bệnh tự kỷ mà một khoa học gia cấp cao ở CDC đã thừa nhận. Kỳ thực, bệnh sởi không những không gây chết người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể và điều đó đã được xác nhận trong tài liệu y khoa.

Thứ hai, vắc-xin MMR không những không đạt được miễn dịch đặc hiệu, mà những người đã được tiêm hai liều MMR vẫn có thể truyền bệnh sang cho người khác – một hiện tượng không được ai báo cáo mà lại vội vàng đổ lỗi cho những người không tiêm phòng hoặc tiêm không đủ liều đã gây ra dịch bệnh.

Vắc xin MMR vẫn có thể phát tán bệnh sởi

3 năm trước, một nghiên cứu đột phá đã được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases (Bệnh truyền nhiễm lâm sàng). Nghiên cứu này được thực hiện bởi các tác giả, nhà khoa học làm việc cho Cục Chủng ngừa Hoa Kỳ, Sở Y tế và Chăm sóc sức khỏe tinh thần Thành phố New York, Trung tâm Tiêm chủng và Bệnh hô hấp Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Atlanta, Georgia. Họ đã xem xét bằng chứng từ vụ dịch sởi ở New York năm 2011 và cho rằng những người được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin miễn dịch trước đó đều vẫn có khả năng bị sởi và lây nhiễm cho người khác (lây truyền thứ cấp).

Phát hiện này thậm chí còn làm dấy lên sự chú ý của giới truyền thông chính thống, chẳng hạn như bài báo trên Sciencemag.org vào tháng 4/2014 với tiêu đề: “Ca đầu tiên của dịch sởi được phát hiện từ một người tiêm phòng đầy đủ”.

Một nghiên cứu có tiêu đề: “Bùng phát bệnh sởi ở những người có bằng chứng miễn dịch trước đó, New York, 2011” đã thừa nhận rằng, bệnh sởi có thể xảy ra ở những người được tiêm chủng, nhưng việc lây truyền thứ cấp từ những người này còn chưa được ghi nhận.

Nghiên cứu ở New York năm 2011. (Ảnh chụp màn hình)

Để tìm hiểu xem những người tuân thủ tiêm vắc-xin sởi có thể bị lây nhiễm và truyền bệnh cho người khác hay không, họ đã đánh giá và tiếp cận các trường hợp đáng nghi trong một vụ dịch sởi năm 2011 tại New York. Họ tập trung vào bệnh nhân đã tiêm 2 liều vắc-xin sởi và nhận thấy:

“Trong số 88 người tiếp xúc, 4 trường hợp lây nhiễm thứ phát đã được xác nhận là từng tiêm 2 liều vắc-xin sởi hoặc có kháng thể IgG sởi dương tính trước đó. Tất cả các trường hợp nhiễm sởi trong thí nghiệm đã được xác nhận có các triệu chứng lâm sàng trùng khớp với [mô tả] về sởi và có đáp ứng của kháng thể IgG ái lực cao trong phản ứng miễn dịch thứ cấp”.

Kết luận đáng chú ý của họ như sau:

“Đây là báo cáo đầu tiên về việc bệnh sởi được lây truyền từ người đã tiêm ngừa 2 liệu trình. Triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cho thấy đây là những biểu hiện của bệnh sởi ở một người bình thường. Các trường hợp thứ phát có phản ứng kháng thể “hồi tưởng” mạnh mẽ. Không có trường hợp lây nhiễm cấp độ ba mặc dù có rất nhiều người tiếp xúc [với các đối tượng]. Và trong đợt bùng phát dịch này chúng ta cần nhấn mạnh sự cấp thiết của việc điều tra dịch tễ học và xét nghiệm chi tiết đối với các trường hợp nghi ngờ mắc sởi, bất kể đối tượng đã tiêm chủng hay chưa”.

Phải chăng vấn đề đã quá rõ ràng? Trong một dịch sởi tại New York, một người dù tiêm vắc-xin hai lần nhưng vẫn được phát hiện là đã truyền bệnh sởi cho 4 người tiếp xúc với cô, hai trong số đó cũng đã từng tiêm 2 liều MMR và có kết quả kháng thể IgG sởi lưu hành trước đó.

Hiện tượng những người được tiêm chủng vắc-xin MMR nhiễm sởi rồi truyền bệnh cho người khác cũng từng tiêm chủng MMR đã bị các cơ quan y tế và giới truyền thông phớt lờ. Các dữ liệu cho thấy khi dịch sởi Disney bùng phát, những người đã tiêm vắc-xin trước đó (bất kỳ ai trong số 18% bị nhiễm bệnh) có thể đã bị nhiễm hoặc đã mắc bệnh sởi từ chính vắc-xin và truyền bệnh sởi sang cả những người được tiêm phòng lẫn không tiêm phòng.

Hơn nữa, các nhà khoa học của Trung tâm CDC và Cục Chủng ngừa Thành phố New York đã xác định “cần” phải tiến hành “điều tra dịch tễ học và xét nghiệm kỹ lưỡng các trường hợp nghi ngờ mắc sởi bất kể tình trạng tiêm chủng là gì”.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch sởi bùng phát, các phương tiện truyền thông và cơ quan y tế đã không ngừng “đổ lỗi” cho những người không tiêm chủng – và họ cũng không hề đủ bằng chứng cho các tuyên bố trên. Rõ ràng, các cuộc tranh luận về vấn đề này cần xét tình hình qua lăng kính của các bằng chứng khoa học chứ không phải qua những lời tuyên bố hoặc biện hộ của chính quyền.

Điều đáng nói là sự thật trên đã bị che giấu trong nhiều thập kỷ. Hai mươi năm trước, vắc-xin MMR đã bị phát hiện gây bệnh sởi cho hầu hết tất cả những người tiêm phòng. Các nhà khoa học làm việc tại Trung tâm Quốc gia về bệnh truyền nhiễm của CDC, do WHO và Chương trình Vắc-xin Quốc gia Hòa Kỳ tài trợ, đã phát hiện ra một điều thực sự đáng lo ngại về vắc-xin MMR: vắc-xin này dẫn đến việc lây nhiễm sởi ở đại đa số những người được tiêm phòng.

Sản phẩm MMR của nhà sản xuất vắc-xin MMR Merck còn có thể gây ra các bệnh như viêm não cơ thể đi kèm sởi (MIBE), một dạng nhiễm trùng não hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong với bệnh sởi. Để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này bạn có thể tham khảo thêm đường link sau: “Tài liệu của WHO, Merck và CDC xác nhận người được tiêm chủng là nguyên nhân lây nhiễm sởi”.

Câu chuyện trên đã cho thấy rằng bạn không nên đổ hoàn toàn trách nhiệm cho các bậc cha mẹ khi không tiêm chủng cho con họ, vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của các bệnh truyền nhiễm, sau khi tiêm vắc-xin không hề có hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch và cũng không ngăn ngừa việc phát tán mầm bệnh từ những người được tiêm chủng. Trên thực tế, những đợt bùng phát dịch sởi thứ cấp và lan rộng trong quần thể có 99% dân số đã tiêm chủng không còn là hiện tượng lạ. Và nó đã xảy ra trong nhiều thập kỷ.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ ở Mỹ được báo cáo trong tài liệu y sinh:

  • 1985, Texas, Hoa Kỳ: theo bài báo đăng trên Tạp chí Y học New England năm 1987, “Một dịch sởi đã bùng phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại Corpus Christi, Texas, vào mùa xuân năm 1985, mặc dù các yêu cầu tiêm chủng ở trường học đều đã được tiến hành triệt để”. Sau đó họ đã đưa ra nhận xét: “Chúng tôi kết luận rằng dịch sởi có thể xảy ra ở các trường trung học, ngay cả khi hơn 99% học sinh đã được tiêm phòng và hơn 95% đã miễn dịch”.

  • 1985, Montana, Hoa Kỳ: Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ đã đăng một bài báo có tiêu đề “Dịch sởi dai dẳng bất chấp các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát thích hợp” trong một vụ dịch sởi ở Montana. Từ hồ sơ của trường học người ta thấy có đến 98,7% học sinh đã được tiêm phòng thích hợp, khiến các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: “Sự bùng phát dịch này cho thấy việc truyền bệnh sởi có thể tồn tại ở một số nơi đã thực hiện đúng chiến lược loại bỏ bệnh sởi [theo phương pháp] hiện hành”.
  • 1988, Colorado, Hoa Kỳ: Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ năm 1991, đầu năm 1988, một vụ dịch gồm 84 ca bệnh sởi đã xảy ra tại một trường đại học ở Colorado, trong đó hơn 98% sinh viên được ghi nhận miễn dịch bệnh sởi … do yêu cầu tiêm chủng có hiệu lực từ năm 1986. Họ kết luận: “Dịch sởi có thể xảy ra ở những sinh viên đại học được tiêm phòng nghiêm ngặt”.
  • 1989, Quebec, Canada: Theo một bài viết trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Canada năm 1991, báo cáo về đợt bùng phát bệnh sởi năm 1989 xảy ra “chủ yếu là do tiêm chủng không đầy đủ”, nhưng sau khi xem xét rộng rãi, các nhà nghiên cứu đã kết luận: “Việc tiêm chủng không đầy đủ không phải là một lời giải thích xác đáng cho sự bùng phát bệnh sởi ở Thành phố Quebec”.
  • 1991-1992, Rio de Janeiro, Brazil: Theo một bài báo đăng trên tạp chí Revista da Sociedade Brasileira de Medicina Tropical, trong một vụ dịch sởi từ tháng 3/1991 – 4/1992 tại Rio de Janeiro, 76,4% trong số những người bị nghi mắc bệnh đã được tiêm vắc-xin sởi trước khi tròn một tuổi.
  • 1992, Cape Town, Nam Phi: Trích dẫn từ một bài báo đăng trên Tạp chí Y khoa Nam Phi năm 1994 có viết rằng: “Tháng 8/1992 đã bùng phát một ổ dịch mà nhiều trường hợp xảy ra tại trường học, ở những trẻ em có lẽ đã được tiêm chủng. Số lượng người đã tiêm ngừa sởi là 91% và hiệu quả vắc-xin chỉ đạt 79%, khiến họ kết luận rằng thất bại vắc-xin tiên phát và thứ phát có thể là lời giải thích cho sự bùng phát của bệnh dịch”.

Nhiều người đang ngày càng cảnh giác hơn đối với ngành công nghiệp hóa dược và tác hại từ những sản phẩm của nó. Nhưng tại sao khi nói đến tác hại của vắc-xin, chúng ta vẫn cảm thấy do dự ngay cả khi nhiều bằng chứng thuyết phục đã được đưa ra?!

Hoàng An, theo CE

Xem thêm:

  • Sự thật về quỹ từ thiện Bill Gates: Thử nghiệm vắc-xin trái phép trên 30.000 bé gái Ấn Độ
  • Sự thật mối nguy hại đằng sau vắc-xin cúm
  • Vắc xin có nên tiếp tục được cung cấp sau bộ phim tài liệu The Greater Good?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x