Nghỉ lễ kéo dài không đồng nghĩa hiệu suất lao động “ngắn”

14/03/15, 08:50 Tin Tổng Hợp

(HQ Online)- Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 6 ngày.

Quyết định trên nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân, công đoàn.

Quyết định nghỉ lễ 6 ngày vừa được đưa ra đã vấp phải sự phản ứng của nhiều chuyên gia kinh tế khi cho rằng việc nghỉ lễ nhiều sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức sản xuất trong nước. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?

Ý kiến phân vân, băn khoăn lo lắng về việc nghỉ lễ dài ảnh hưởng tới sức sản xuất, hiệu quả công việc là có cơ sở vì thời gian nghỉ tết Nguyên đán 9 ngày vừa kết thúc và sắp tới đây người lao động tiếp tục được nghỉ 6 ngày. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất cho công chức, viên chức, người lao động được nghỉ dài ngày là tạo điều kiện cho những đối tượng này có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức sản xuất. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, người lao động sẽ có dịp đi du lịch, mua sắm. Việc này sẽ kích thích tiêu dùng và tạo thu nhập thêm cho khối DN ngoài Nhà nước.

Ngoài ra, hiện Luật Lao động của nước ta cũng đang hướng tới mục tiêu giúp người lao động có chất lượng sống cao hơn, mà một trong số các tiêu chí là thời gian nghỉ dưỡng của công chức, viên chức, người lao động nhiều hơn. Do vậy quy định nào khiến người lao động được hưởng lợi nhiều hơn thì cũng là điều nên làm.

Nhiều ý kiến đồng ý với việc cho phép công chức, viên chức, người lao động nghỉ dài ngày để tái tạo sức lao động như ông nói, nhưng với mật độ nghỉ có phần dày như hiện nay (tết Dương lịch, tết Âm lịch, Giỗ Tổ, ngày Quốc tế Lao động, ngày Quốc khánh) là chưa thực sự phù hợp, bởi vì trước và sau mỗi kỳ nghỉ, năng suất lao động phần nào đó cũng bị ảnh hưởng. Đó còn chưa kể, hiện nhiều ý kiến lo ngại nghỉ lễ dài ngày kéo theo việc gia tăng tai nạn giao thông, nhập viện do bia rượu. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Tôi phải nhấn mạnh rằng việc Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho phép nghỉ 6 ngày vào dịp lễ 30-4 và 1-5 là có cơ sở như tôi đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, có một thực tế rõ ràng là ngoài những ngày nghỉ đúng luật, người lao động được nghỉ thêm, đồng nghĩa phải làm bù vào ngày khác để đảm bảo đủ số ngày lao động theo luật.

Theo quy định thì trong dịp nghỉ lễ, các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ phải bố trí cán bộ, công chức, viên chức trực để giải quyết công việc, phục vụ tốt nhân dân và triển khai nghiêm túc việc đi làm bù. Đó còn chưa kể, đối với các cơ quan Nhà nước liên quan tới hoạt động tiếp dân, dịch vụ công thì vẫn phải có người làm việc bình thường trong những ngày nghỉ, do vậy DN cũng không cần quá lo lắng vì không có người xử lý công việc.

Bên cạnh đó, việc đồng ý cho người lao động nghỉ dài ngày cũng được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trước một thời gian giúp DN có kế hoạch sắp xếp nhân công, hoặc có kế hoạch sản xuất chứ không phải “đột xuất” gây khó cho DN. Còn việc đôi lúc, đôi chỗ công chức, viên chức bị ảnh hưởng tâm lý trước, sau nghỉ lễ cũng là điều dễ hiểu, có thể thông cảm.

Mặc dù nghỉ lễ nhiều có một số lợi ích như ông đã nói nhưng hiện vẫn có nhiều ý kiến cho rằng nghỉ lễ nhiều “lợi ít, hại nhiều”, ông có thể nói gì về điều này?

Tôi cho rằng cả nghỉ ngắn ngày và dài ngày đều có ưu điểm và hạn chế. Tôi phải khẳng định rằng, không vì chuyện nghỉ dài ngày mà nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Thực tế cho thấy, hiện người lao động, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, những công nhân lao động thủ công, thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, rất vất vả, có khi phải làm cả ca ba do vậy hơn ai hết họ rất cần được nghỉ ngơi để có sức khỏe lao động. Do vậy nếu nói nghỉ lễ nhiều tạo tâm lý ỷ lại của công chức, viên chức, người lao động là chưa thực sự khách quan.

Có thể việc nghỉ lễ này chưa thực sự phù hợp với một vài đối tượng nhưng nó có tác dụng tích cực với đông đảo người lao động, do vậy các bên cần hiểu và thông cảm lẫn nhau. Phương châm “thiểu số phục tùng đa số” trong trường hợp này theo tôi là tương đối chính xác.

Vậy với đề xuất của nhiều chuyên gia kinh tế về gộp các kỳ nghỉ lễ trong năm thành một kỳ nghỉ duy nhất để không ảnh hưởng đến sản xuất, hiệu của công việc thì sao, thưa ông?

Như tôi đã nói, việc nghỉ lễ, ngoài việc để kích cầu tiêu dùng còn là dịp để người dân tái tạo sức sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, tôi đặt vấn đề ngược lại, nếu gộp lại thì chúng ta được lợi gì, hạn chế gì. Nếu chỉ thuần túy là bài toán kinh tế thì cũng cần nhìn từ nhiều phía. Bên cạnh những ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng thì cũng có không có ít ngành khác hưởng lợi, có thể kể đến như du lịch, giải trí, ăn uống …

Hiện nay tôi được biết cũng có một số DN lên tiếng than phiền rằng người lao động nghỉ quá lâu, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của họ. Theo tôi, những DN này có thể điều chỉnh lại, đơn giản là tăng thêm tiền công làm trong ngày nghỉ, điều này sẽ giữ chân được người lao động, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Để đặt lên bàn cân tính toán về việc nghỉ dài hay ngắn, ngoài bài toán về kinh tế còn phải tính đến yếu tố văn hóa nữa. Thời gian vừa qua tôi được biết có nhiều ý kiến đề xuất gộp tết Dương lịch và Tết cổ truyền của dân tộc làm một nhưng tôi cho rằng điều này là chưa phù hợp, nhất là đối với xã hội Việt Nam, bên cạnh các vấn đề kinh tế thì văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng. Nếu để được lợi về kinh tế nhưng phải hy sinh những giá trị văn hóa, có đáng không? Tôi nghĩ rằng mỗi nước có truyền thống riêng. Tết Âm lịch của chúng ta đã có truyền thống văn hóa từ lâu và đã đi sâu vào từng gia đình, từng con người dù ở đâu trên mọi miền Tổ quốc.

Con người là một thực thể có suy nghĩ chứ không phải một cái máy cứ đổ xăng dầu là chạy, do vậy việc nghỉ ngơi cũng giống như một điểm dừng chân giữa chặng đường xa để giúp họ có thời gian nhận ra được những giá trị của lao động, của cuộc sống, nhìn về quá khứ và chuẩn bị cho tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Theo Báo Hải Quan

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x