Nghề shipper: Thu nhập “khủng” nhưng lắm gian nan

09/08/15, 08:30 Tin Tổng Hợp

Là một nghề thời thượng dễ kiếm bộn tiền, nhưng nghề shipper cũng lắm nỗi khổ mà người trong cuộc mới hiểu.

Không lo thất nghiệp với nghề shipper Mùa hè, việc lang thang đi mua sắm, đi ăn uống giữa trời nắng hoặc giữa những cơn mưa giông bất chợt, với nhiều người quả là cực hình. Có lẽ vì thế mà các shop online ăn nên làm ra hơn trong dịp này và những người làm nghề shipper – người giao hàng – cũng có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, với giá vận chuyển từ 15.000 – 20.000 đồng/đơn nội thành và 30.000 – 40.000 đơn ngoại thành, với thời tiết thất thường như hè này, các shipper thậm chí còn chê, không muốn nhận nhiều đơn hoặc “làm mình làm mẩy” để được tăng giá ship.

Nghề shipper là một nghề hot trong thời đại kinh doanh online bùng nổ.

Thu Hà, một chủ shop online kinh doanh hải sản cho biết, mùa hè là mùa cô khốn khổ với shipper. Hà chia sẻ, hải sản cũng như các loại đồ ăn nhanh, hoa quả rất kén người vận chuyển, vì chúng nhạy cảm với thời tiết, thêm nữa, nếu shipper vận chuyển không khéo, hàng dễ bị hỏng, dập, khách phàn nàn. Mỗi ngày, Hà có khoảng 40 – 50 đơn hàng đi nội thành Hà Nội, chia cho khoảng 3 – 4 ship ruột giao hàng, mỗi đơn cô trả 30.000 đồng, nhưng có lúc các shipper này cũng “đình công” không chịu giao hàng giữa trưa hay buổi tối. Những lúc như thế, Hà lại phải lên Facebook rao tìm shipper lạ hoặc nâng giá ship lên 40.000 đồng/đơn.

Anh Phạm Thanh Bình, một shipper có kinh nghiệm 2 năm “cày mặt đường” chia sẻ, mùa hè là lúc anh chạy không xuể với những đơn hàng, đặc biệt là đồ ăn. “Trời nắng nóng, khách gọi giao hàng phần lớn là thực phẩm tươi sống, hoa quả giải nhiệt, thức ăn nhanh, nước giải khát… và thường yêu cầu chuẩn giờ ship, thường là giữa trưa hoặc đầu giờ chiều – thời điểm nắng nóng gay gắt nhất. Với những mặt hàng như quần áo, đồ khô, mình thường ghép các đơn xen kẽ cho tiện tuyến đường để mỗi ngày có thể giao được 20 – 25 đơn. Trời nắng 40 độ hay mưa một chút cũng không sao, mình vẫn chạy tốt. Nhưng với những đơn hàng thức ăn, mình thường từ chối ship những đơn xa trên 8 km, vì rủi ro cao, lại mất thời gian.”

Không chỉ các chủ shop online, nhiều khách lẻ cũng cần shipper.

Anh Nguyễn Văn Huy, một shipper khác tiết lộ, nếu khéo léo trong cách sắp xếp đơn hàng, có mối giao hàng của nhiều shop online ở các tuyến đường khác nhau, mỗi tháng, một shipper như anh có thể bỏ túi 3 – 5 triệu đồng, đã trừ chi phí xăng xe. Anh giải thích: “Ví dụ, tôi nhận 1 đơn ship từ Trương Định lên Âu Cơ với giá 25.000 đồng, nghe thì thấy giá ship rẻ, nhưng giữa quãng đường đó, tôi có thể nhận thêm các đơn khác đến các tuyến đường Bạch Mai, Khâm Thiên, Quốc Tử Giám, Thanh Niên… hoặc trên đường về, tôi nhận đơn hàng từ quận Tây Hồ về Hoàng Mai, sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc chăm chăm đi ship đúng địa chỉ rồi đi về. Trời nắng nóng hay mưa bão, mình nhiệt tình đến ship hàng, nói năng dễ nghe, chia sẻ dăm ba câu về thời tiết, về con nhỏ ở nhà…, nhiều người có cảm tình còn cho thêm 5.000 – 10.000 đồng uống nước, ít thôi, nhưng gom lại cũng sẽ nhiều”.

Anh Huy bảo, nghề shipper là nghề nhặt nhạnh, kiếm tiền lẻ, nhưng khéo léo tính toán, có thể kiếm được vài ba trăm một ngày, nhất là với những mặt hàng có giá trị cao hoặc giấy tờ, công văn. “Cái nghề giao hàng này, nhìn địa chỉ mà lượng sức, chỉ cần được công 2.000 đồng/km là đã có thể chạy được rồi, chưa kể có những đơn rất gần, chỉ 2 – 3 km thôi, nên thời này, shipper không lo thiếu việc. Cái khéo của mình là biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất, mình thì kiếm được, mà cả chủ cửa hàng lẫn khách đều vui lòng”.

Gian nan nghề “xe ôm cao cấp”

Tuy kiếm được khá tiền, không lo thiếu việc, nhưng nghề shipper cũng có những gian nan riêng, mà như một shipper cay đắng gọi là “xe ôm cao cấp”. Nghe qua thì nghề này có vẻ đơn giản, chỉ cần thạo đường có chút vốn để đặt cọc tiền cho khách, khéo léo một chút là shipper có thể “ấm túi” vài triệu/tháng, nhưng có những nỗi vất vả, rủi ro riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Với mỗi đơn hàng trung bình có giá từ 15.000 – 40.000 đồng, những shipper phải di chuyển đến cửa hàng nhận đơn, lấy hàng, gọi điện xác nhận, trao đổi với khách trước khi giao hàng, đến nơi lại gọi điện, chờ khách lấy hàng. Nếu việc giao hàng suôn sẻ, cả ngày một shipper có thể giao vài chục đơn, nhưng nhỡ gặp phải khách lề mề, không có mặt ở địa chỉ giao hàng hoặc shipper gặp trục trặc trên đường, có khi họ phải vòng đi vòng lại vài ba lần mới giao được hàng, tiền công không đủ bù chi phí. Đó là chưa kể đến chuyện, shipper đội nắng đội mưa đến giao hàng cho khách, đến nơi, khách không ưng ý, từ chối nhận hàng, shipper lại phải vòng về trả cho cửa hàng, thế là mất 2 lần ship, nhưng có khi không được xu nào, hoặc cùng lắm thì được cửa hàng trả cho 1 lần đi.

Một khách hàng đanh đá dọa cho shipper chờ nửa tiếng vì không chuẩn giờ giao hàng.

Shipper Nguyễn Hải Đăng chia sẻ: “Mình làm shiper được gần 1 năm thì thấy, nhiều khi thời gian mình đi đường còn không bằng thời gian từ lúc gọi khách cho đến lúc khách ra lấy đồ. Có lần, mình chạy loanh quanh 4 vòng Cầu Giấy vẫn không gặp được khách. Từ đó, mình rút kinh nghiệm, cứ gọi điện trước khi đến gặp khác 15 phút, hẹn khách ra chờ sẵn cho “chắc cú”, khi đến nơi là vừa”.

Cùng nỗi khổ với anh Đăng, anh Trần Minh Đức, một chủ shop online kiêm shipper kể: “Mình từng mở shop kinh doanh đồ ăn vặt và trải nghiệm việc ship hàng, vất vả lắm. Nhớ có lần mình ship lên Âu Cơ, vừa đi vừa tìm ngõ, lấn làn đường, bị công an tuýt vào phạt mất 200.000 đồng, mình gọi điện cho khách xin lỗi vì đến muộn, khách ừ ừ hử hử. Khi xong việc, mình chạy đến nhà khách thì khách không nghe máy, bấm chuông thì bà giúp việc ra nhòm nhòm xong bảo chủ tôi đi vắng rồi, tôi không biết gì đâu.

Hôm khác, giữa trưa nắng hầm hập, mình ship 20 cốc chè đến một tòa nhà văn phòng, gọi khách mãi không thấy nghe máy, một lúc sau khách nhắn tin bảo chờ một tí vì đang họp dở. Mình đứng giữa đường đợi dài cổ, chắc cũng cỡ 30 phút, khách mới ỏn ẻn đi xuống, còn trách: Đá tan hết rồi, làm sao bọn chị ăn chè được! Đã vậy, mình thu 20.000 đồng tiền ship thì bị mắng như tát nước vào mặt, rằng là mua nhiều thế mà không free ship à, lần sau mà mất ship chị không lấy đâu… Tính ra thêm 20.000 đồng thì mỗi cốc chè thêm có 1.000 đồng thôi mà!”

Một shipper kể về nỗi cơ cực trong nghề.

Cũng là chuyện ấm ức với thời tiết, một chủ shop online chuyên bán đồ ăn nhanh kể chuyện, sau khi nhận được order của khách kèm theo yêu cầu: ship ngay để chị kịp ăn trưa, giữa trưa nắng chang chang, chủ shop chẳng thuê được ai đành phải nài nỉ bác xe ôm ở gần nhà mang hàng đến cho khách. Thế nhưng, khi shipper mang đến, gọi số của khách chỉ toàn nghe nhạc chờ. “Bác xe ôm đi từ quận Hai Bà Trưng lên tận Cầu Giấy, vào ngóc ngách tìm mãi mà không thấy nhà vì số nhà đánh lộn xộn, gọi điện cả chục cuộc khách vẫn không nghe. Mình kiểm tra Facebook thì thấy chị ấy đang online, mình inbox cả chục lần, cứ thấy báo “đã xem” nhưng chẳng thèm trả lời, mình đành gọi bảo bác về. Đến chiều tối, chị ấy hỏi mình sao không ship hàng, sau đó còn gọi điện quát bác shipper của mình, hỏi bác ấy là ai mà gọi lắm thế, sao không nhắn tin… Bác shipper lại phải đem hàng đến lần nữa. Nói thật, shipper phải có thần kinh thép lắm thì mới không cãi nhau với những khách như thế!”.

Ngay cả khi không gặp những tình huống “củ chuối” như điện thoại khách không liên lạc được, khách “bùng” không nhận hàng hay bắt shipper phải đợi lâu, địa chỉ sai… nghề shipper cũng đã đủ vất vả. Những chuyện như mải ship hàng đến đầu giờ chiều mà vẫn chưa được ăn vì nhiều khách hẹn vào giờ ăn trưa, shipper đói mờ mặt, vật vờ trên đường vẫn cố lao nhanh cho kịp hẹn hay những trời mưa bất chợt, shipper lấy nilon che hàng, còn mình ướt như chuột lột… không phải là chuyện lạ với những người đang làm nghề này nữa.

Theo aFamily

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x