Nghe hướng dẫn viên điểm mặt thói xấu người Việt khi đi du lịch nước ngoài

01/08/15, 06:30 Tin Tổng Hợp

Khạc nhổ, vứt rác, trễ giờ, nói to, chen lấn, lấy thừa thức ăn, trộm vặt, thích “cầm nhầm”… là những tật xấu của người Việt khi đi du lịch nước ngoài.

LTS:

Bấy lâu nay, câu chuyện “Người Việt xấu xí ở nước ngoài” vốn đã âm ỉ và tạo ra những luồng quan điểm khá trái ngược nhau. Tuy nhiên, có một thực trạng là chuyện “hình ảnh người Việt” ngày càng trở nên quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Có thể nói, hình ảnh, hành động, cách cư xử… của mỗi cá nhân người Việt khi ra nước ngoài có phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.

Báo điện tử Infonet bắt đầu cho đăng tải loạt bài “Người Việt xấu xí ở nước ngoài” không nhằm mục đích gì khác ngoài việc tạo ra cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại “điểm xấu” của chính mình và cùng nhau tìm ra giải pháp hạn chế, thay đổi, với tinh thần xây dựng hình ảnh chung.

Mọi thắc mắc, góp ý, tham gia đóng góp bài viết của quý độc giả xin vui lòng gửi về địa chỉ thư điện tử: [email protected]

Là giám đốc của một công ty du lịch đồng thời là người có 12 năm trong nghề hướng dẫn viên du lịch, anh Nguyễn Cường cho rằng không phải ra nước ngoài người Việt mới thể hiện những thói xấu mà bản chất đó là những thói quen từ lâu, họ bê nguyên thói quen đấy khi ra nước ngoài. Nhưng nhiều thói quen của người Việt đang làm xấu xí đi hình ảnh đất nước, con người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.

Khi nói về thói xấu của người Việt, anh Cường ngán ngẩm liệt kê:

Văn hóa xếp hàng: hầu như người Việt đi du lịch sang các nước không có thói quen này khi mua hàng, tham quan…Trong khi người nước ngoài xếp hàng tuần tự thì đa số người Việt lại thích chen lấn khiến người dân sở tại rất khó chịu với điều này.

Cảnh báo bằng tiếng Việt tại một siêu thị Nhật Bản

Thói quen lãng phí trong mỗi bữa ăn: Thông thường khi khách đi du lịch theo tour, công ty anh thường có các bữa ăn buffet vào buổi sáng. Thay vì ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu thì hầu như dân mình lấy đầy ắp cả bàn, không ăn cũng phải lấy cho hết, lấy cho chồng, cho con, cho bố mẹ…thành ra khi đứng dậy thì thức ăn bừa phứa, thừa thãi. Việc này diễn ra trong nhiều năm và vẫn còn tiếp diễn cho đến tận bây giờ.

Anh Cường cho biết: “Mặc dù hướng dẫn viên đã nhắc nhở từ trước đó nhưng nhiều người vẫn kiểu như ăn bằng mắt, lấy cho sướng tay, cái gì cũng phải lấy cho biết, không ăn được thì bỏ, khiến người nước ngoài họ nhìn mình với con mắt khác”.

Đó cũng chính là lý do mà tại sao một số nhà hàng ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore lại có những bảng thông báo bằng tiếng Việt rằng “Xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu quý khách ăn không hết sẽ bị phạt tiền”.

Theo anh Cường, một số người Việt rất vô ý thức khi vứt rác bừa bãi, khạc nhổ nơi công cộng. Nó đã trở thành một thói xấu khó sửa và rất phổ biến. Dù là vấn đề tế nhị nhưng có nhắc đi nhắc lại thì vẫn không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, có một thói xấu phổ biến nhất của du khách Việt là ồn ào chỗ đông người. Bất cứ chỗ nào, từ những nơi công cộng, đền chùa, nhà hàng, khách sạn cũng có thể đứng tụm 5, tụm 3 nói chuyện.

“Tôi đưa khách đi du lịch nước ngoài, khoảng 10 chuyến thì có đến 6 chuyến bị khách sạn, nhà hàng nhắc nhở về chuyện du khách Việt nói quá to. Trong một nhà hàng đang rất im lặng nhưng có người Việt Nam vào là ồn ào được ngay. Người nước ngoài họ rất tôn trọng không gian riêng tư của nhau nên hành động nói to khiến họ rất khó chịu”, anh Cường nói.

Nói chuyện, ồn ào không chỉ khiến người dân sở tại mất thiện cảm mà còn gây phiền hà cho chính những hướng dẫn viên địa phương.

“Khi sang nước bản địa sẽ có hướng dẫn viên địa phương người nước ngoài giới thiệu về các chương trình tham quan, các nét văn hóa, lịch sử… nhưng trong lúc hướng dẫn viên giới thiệu thì chẳng ai nghe vì còn mải nói chuyện riêng, số khác thì nhìn ra cửa sổ, chụp ảnh, ngó nghiêng. Đến khi không biết, không hiểu thì hết người này hỏi đến người kia hỏi khiến hướng dẫn viên đôi khi cũng rất khó chịu, mệt mỏi vì phải giải đáp liên tục những vấn đề đã được nói”, anh Cường chia sẻ.

Bản thân anh Cường cũng đã từng gặp sự cố khách du lịch ăn cắp, lấy trộm đồ. Tuy nhiên những trường hợp đó tương đối nhẹ nên khách hàng chỉ bị nhắc nhở.

Anh Cường kể rằng, hôm anh trả phòng khách sạn thì được nhân viên phòng phản ánh là một số phòng thiếu khăn tắm, nhờ anh kiểm tra xem khách ở những phòng này có cầm nhầm khăn tắm của khách sạn hay không. Sau đó anh đã tìm gặp khách để hỏi, và tất nhiên là khăn tắm ở trong vali của khách.

“Không chỉ lấy khăn tắm mà mọi người còn tiện tay cho cả dép, những thứ lặt vặt như xà bông, kem đánh răng, lược…vào vali. Mọi người còn vui vẻ kháo nhau vừa lấy được cái khăn tắm của khách sạn rất đẹp”, anh Cường nói.

Dù rằng hành động ăn cắp vặt hay thích “lấy nhầm” chỉ diễn ra ở một vài người nhưng theo anh Cường nó sẽ làm hình ảnh đất nước, con người Việt xấu xí, méo mó đi.

Còn anh Thái Sơn, hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành có tiếng tại Hà Nội cho biết, anh thường xuyên đưa đoàn khách xuất ngoại và thấy rằng người Việt ý thức kém khi đi du lịch nước ngoài.

Anh kể, có một lần dẫn đoàn sang Thái Lan, một nhóm du khách Việt đã thắc mắc với anh là “vì sao bàn bên cạnh lại nhiều đồ ăn hơn bàn bên này”, mặc dù đồ ăn hai bàn không khác gì nhau. Rồi vào Cung điện hoàng gia ở Thái Lan, có biển cấm nói to, làm ồn nhưng du khách vẫn vô tư mắc lỗi. Sau khi lên xe thì giành nhau, cãi nhau chỉ vì chỗ để đồ trên ô tô.

Tiếp đến là vấn đề giờ giấc. Đôi khi chỉ vì hành động thiếu ý thức này có thể ảnh hưởng đến lịch trình của cả đoàn. Mặc dù đã nhắc nhở liên tục nhưng khách đi du lịch cứ như ở nhà mình, một số khách tỏ ra “cứng đầu” không chấp hành. Trong khi cả đoàn đã sẵn sàng lên đường thì có vài ba khách vẫn chưa thấy tăm hơi đâu. Hướng dẫn viên gọi hối thúc nhưng họ vẫn ra muộn 15 phút vì lý do ngủ quên.

“Ở Nhật nếu đến muộn khoảng 10 phút họ liền cúi gập đầu xin lỗi, thậm chí quỳ trước ô tô xin lỗi cả đoàn nhưng ở mình thì khác, đến muộn mặc kệ, ai chờ mặc kệ”, anh Sơn chia sẻ.

Nói về việc trộm cắp ở nước ngoài, anh Sơn cho biết nạn ăn cắp vặt của người Việt không phải bây giờ mới có. Hầu hết ở nước ngoài họ quản lý hàng hóa bằng mã vạch, con chip, camera nhưng một số người Việt khi sang nước ngoài thấy cửa hàng, siêu thị vắng nhân viên nên nảy lòng tham, nghĩ chắc là trộm được dễ dàng mà họ không biết rằng tất cả các camera đã ghi lại.

“Vì trộm cắp nhiều nên có một thực tế là người châu Á khi vào siêu thị hay bị soi nhiều hơn, camera giám sát chặt chẽ hơn”, anh Sơn cho biết.

Cũng nói về việc ồn ào, anh Sơn chia sẻ, không ít lần người dân sở tại phải tròn mắt như kiểu “không hiểu dân nào đây” vì người Việt khi vào hàng hàng lớn vẫn “123 dô… 123 uống”. Những hình ảnh này không phù hợp với văn hóa của các nước sở tại, vô hình chung làm hình ảnh người Việt xấu xí đi.

“Nói không đâu xa, hôm mới đây tôi có đưa đoàn khách đi sang Áo, có một vị khách khi uống bia hơi say thì bắt đầu nói oang oang, khiến tất cả cửa hàng quay sang nhìn mình với một con mắt khác. Ngay lập tức cửa hàng nhắc khéo với tôi nói khách nên nói nhỏ để tránh ảnh hưởng đến những vị khách khác”, anh Sơn bày tỏ.

Hay có một trường hợp đến bây giờ anh Sơn vẫn nhớ mãi, đó là khi đưa đoàn khách Việt sang Nhật, có một gia đình làm rơi hộ chiếu ở địa điểm tham quan, họ phát hiện khi đã cách xa khoảng 20km. Gia đình xin đoàn quay lại để tìm hộ chiếu hoặc báo với công an nhưng một nhóm khác trên xe nhất định không đồng ý, họ nhất quyết yêu cầu trưởng đoàn phải đảm bảo đúng lịch trình, việc gia đình kia mất hộ chiếu thì mặc kệ, họ phải đến được Tokyo trong chiều ngày hôm đó. Do đó anh Sơn cho rằng, một số người Việt ra nước ngoài nhưng thiếu sự đùm bọc, giúp đỡ nhau, thiếu tinh thần hợp tác.

Diệu Thùy

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x