Ngày khai giảng của thời nay, người trong cuộc nghĩ gì

20/08/15, 10:24 Chưa phân loại

Ngày nay, nhiều nơi tổ chức lễ khai giảng theo kiểu hình thức khiến bao cảm xúc đẹp của ngày khai trường không còn nữa…

khaigiang-2035
(Ảnh: internet)

Học sinh không thích ngồi nóng nghe phát biểu

Dưới đây là một số ý kiến của các học sinh về ngày khai giảng.

Con thích coi thả bong bóng, múa lân

“Con ước lễ khai giảng ở trường con ngoài việc thả bong bóng như những năm học trước thì năm nay có múa lân hoặc là biểu diễn ảo thuật sẽ rất vui.

Con không thích nhiều người lên bục phát biểu vì nghe hoài không thấy hay, chỉ có các bạn nhảy múa trên sân khấu mới hay thôi.

Năm trước, sau khi khai giảng xong là tụi con phải lên lớp học. Con ước năm nay sau lễ khai giảng thì tụi con được chơi trò chơi như bịt mắt bắt dê, kéo co, nhặt đậu… thì sẽ thích hơn”.

(ĐỖ ANH THƯ, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Phú Lâm, quận 6, TP.HCM)

Không thích ngồi ngoài nắng nghe phát biểu

“Lễ khai giảng ở trường con rất vui. Vui nhất là lúc thả bong bóng, lúc các bạn biểu diễn văn nghệ và lúc thầy hiệu trưởng dắt tay các em lớp 1 vào sân trường.

Nhưng con không thích ngồi ngoài nắng nghe các bác, các cô phát biểu (mặc dù sân trường có dù che nhưng vẫn nắng và rất nóng). Những lúc các bác phát biểu, tụi con ngồi bên dưới chẳng đứa nào chịu nghe mà toàn “tám” với nhau.

Con ước trường con có một hội trường thật to để có thể tổ chức lễ khai giảng trong ấy. Trong hội trường có nhiều quạt cho mát mẻ, có ghế dựa được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao như trong rạp phim để tất cả học sinh đều nhìn thấy được những gì diễn ra trên sân khấu.

Chứ như hiện tại thì đi khai giảng mệt lắm, tụi con phải ngồi ghế nhựa thấp như ghế của mẹ con ngồi giặt đồ ở nhà, mỏi lưng quá.

Đã vậy, tụi con lớn nên phải ngồi phía sau, ưu tiên cho các em lớp 1, lớp 2 ngồi gần sân khấu nên có nhiều lúc tụi con chỉ thấy đầu của các em chứ chẳng thấy gì phía trên.

Con còn ước lễ khai giảng ở trường con diễn ra ngắn thôi, chỉ một mình thầy hiệu trưởng phát biểu để tụi con đỡ phải ngồi lâu, đỡ phải chịu nắng”.

(VŨ THÙY DƯƠNG, học sinh lớp 5 Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM)

77a2838a
Các em học sinh tiểu học phải ngồi dưới nắng nóng nghe phát biểu trông thật tội nghiêp (Ảnh: Như Hùng)

Oi bức và nhốn nháo

“Em và các bạn hầu như không có ấn tượng gì về ngày khai giảng năm học mới. Cái chúng em nhớ được là những lễ khai giảng diễn ra trong oi bức, nhốn nháo. Học sinh phải xếp hàng nghe đọc diễn văn rất dài, rồi phát biểu của cấp trên, phát biểu của đại diện phụ huynh, cựu học sinh.

Em thấy gần như những bài phát biểu không ai nghe và cũng rất khó nghe cho hết trong không khí ồn ào.

Lễ khai trường em nhớ nhất là năm lớp 1. Hồi đó em không nhớ có bao nhiêu đại biểu tới dự và họ đã đọc bài phát biểu như thế nào, có những nội dung gì đã diễn ra, em chỉ nhớ cô giáo chủ nhiệm lớp 1 rất hiền và ân cần. Cô đón tay em rồi bảo em chào mẹ trước khi đứng vào hàng. Có lẽ ấn tượng về khai giảng của em chỉ là một cử chỉ quan tâm, ân cần chào đón”.

(NGUYỄN THỊ HẰNG, học sinh Trường THPT Kim Liên, Hà Nội)

 Chia sẻ của các nhà nghiên cứu và giáo viên

“Tôi may mắn được dự lễ khai giảng ở Đức. Tôi thấy trẻ em không phải tập luyện để trình diễn khai giảng. Lễ khai giảng diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ. Trong phần được xem là nghi lễ chính thức, thầy hiệu trưởng chỉ đứng lên phát biểu một câu rất ngắn: ‘Hôm nay là lễ khai giảng của chúng ta’, không có báo cáo thành tích, không có hứa hẹn… Sau đó hoàn toàn là hoạt động vui tươi của học sinh”.

PGS TRẦN XUÂN NHĨ (phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam)

“Tôi khó chịu nhất là việc các vị lãnh đạo đến dự khai giảng không đúng giờ, chỉ vì 1 – 2 người mà hơn 2.000 học sinh, giáo viên phải chờ đợi trong tiết trời oi bức, nắng nóng chói chang. Có năm giận quá, tôi đã cho tiến hành lễ khai giảng đúng giờ, không chờ đợi gì nữa. Có năm, vì không muốn kéo dài buổi lễ nên tôi đã đến hỏi vị lãnh đạo rằng: ‘Bây giờ trễ quá, trời lại nắng, anh có muốn phát biểu không?’, thế là họ không phát biểu nữa”.

Nguyên hiệu trưởng một trường THCS ở TP.HCM

… Và phụ huynh

 Chị Hà Thanh (ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) nói: “Tôi có thời gian công tác tại nước ngoài, con tôi cũng học ở nước ngoài những năm đầu tiểu học. Ấn tượng về ngày khai giảng của con tôi thật sâu sắc. Khi tôi và nhiều phụ huynh khác đưa con đến trường, toàn bộ thầy cô giáo của trường đã đứng hai bên cổng trường từ rất sớm, đứng đầu là thầy hiệu trưởng. Mỗi cháu bé bước vào cổng trường đều nhận được tiếng vỗ tay, những lời động viên trìu mến. Cô giáo chủ nhiệm đích thân đón từng học sinh vào lớp. Khi chuyển trường cho con về Việt Nam, năm đầu tiên tôi thật sự sốc khi không phải thầy cô đứng đón các con trong lễ khai trường mà ngược lại: học sinh phải đến rất sớm để xếp hàng chờ đón đại biểu. Nhân vật chính của lễ khai giảng không phải học sinh cũng không phải thầy cô giáo mà là khách mời!”.

Ai được đi khai giảng?

Anh Vinh (Hà Nội) chia sẻ:

“Con tôi học lớp 5 nhưng cháu mới được đi dự lễ khai giảng lần đầu, khỏi phải nói cháu mừng như thế nào. Dậy sớm, chuẩn bị hối mẹ đưa đến trường. Không phải cháu học dở nên không được đi dự khai giảng mà do nhà trường qui định cháu nào học buổi sáng mới được đi dự khai giảng, các năm trước cháu học buổi chiều. Thiết nghĩ Bộ GD-ĐT và nhà trường nên xem xét lại đừng để các cháu nhỏ thiệt thòi vì ngày khai giảng năm học mới thật sự rất ý nghĩa với tuổi học trò. Nếu không được dự lễ khai giảng của đầu năm học, coi như mất đi niềm tự hào, tự tin trong mỗi học sinh…”

Một phụ huynh khác chia sẻ:

“Hôm qua đi học về, mặt con tôi ủ rũ. Gặng hỏi mãi con gái mới chịu nói: ‘Con buồn lắm mẹ ạ, có khi năm nay con sẽ lại bị loại, không được đi khai giảng như mọi năm thôi’.

Cô giáo bảo sẽ chọn 10 bạn học giỏi nhất để đi dự khai giảng. Con còn thỏ thẻ: ‘Con nghe các bạn kể về lễ khai giảng vui lắm, được vẫy cờ, vẫy hoa đấy mẹ ạ’.

Nghe con nói, tôi nhói lòng. Chuẩn bị bước chân vào lớp 4, con chưa từng có cảm giác về ngày khai giảng và cả ngày bế giảng chỉ vì lý do sân trường chật hẹp nên số lượng học sinh dự khai giảng chỉ chọn lọc, giới hạn. Để rồi với con, ngày khai giảng chỉ còn trong giấc mơ”.

anh_01
(Ảnh: internet)

Có lẽ, những chia sẻ dù ngắn ngủi của các em học sinh, các vị phụ huynh cũng như các thầy cô giáo đã phần nào cho thấy được sự bất cập của ngày lễ Khai giảng của ngày nay. Vậy làm gì để trả lại cho các em học sinh một ngày KHAI GIẢNG đúng nghĩa còn là một câu hỏi ngỏ.

Theo Tuoitre

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x