Ngày 9-6: Ánh Viên đoạt HCV thứ sáu, phá kỷ lục SEA Games thứ bảy
TTO – Chiều tối 9-6 tại SEA Games 26, Ánh Viên đã đoạt thêm hai HCV và hai lần phá kỷ lục SEA Games ở cự li 200m bướm và 200m tự do nữ. Trước đó, Hà Thanh, Đặng Nam, Trương Thị Phượng, Phi Hùng và Văn Lai đã đoạt năm HCV.
Video clip bài thi Nhảy chống của Hà Thanh. Nguồn: VTV6
Video clip Đặng Nam phần thi mang về HCV cho Đặng Nam. Nguồn: VTV6
Video clip đợt bơi chung kết cự li 200m bướm nữ của Ánh Viên
Đến hết ngày 9-6, đoàn VN có thêm 7 HCV, nâng tổng số HCV lên con số 33. Các vận động viên đoạt HCV trong ngày 9-6: + Đua Thuyền: Trương Thị Phương – canoe đơn nữ 200m HCV bơi lội 19g32, Ánh Viên xuất sắc về nhất cự li 200m tự do nữ và lập kỷ lục SEA Games với thời gian 1 phút 59,27 giây. Kỷ lục cũ do Quah Ting Wen (Singapore) lập được vào năm 2009 là 2 phút 0,57 giây. Ánh Viên tỏ ra vượt trội ở cự li này khi dẫn đầu ngay từ sau khi xuất phát, dần bỏ xa các đối thủ còn lại cả thân người và mạnh mẽ về đích. Tính tới thời điểm này, Ánh Viên đã đoạt 6 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ và 7 lần phá kỷ lục SEA Games. Thành tích này cũng giúp Ánh Viên đang dẫn đầu bảng sắp hạng huy chương cá nhân tại SEA Games 28. Với 6 kỷ lục SEA Games, tất cả đều ở nội dung cá nhân, Ánh Viên cũng là tay bơi nữ đang nắm giữ nhiều kỷ lục SEA Games nhất. HCĐ bơi lội 18g53, Trần Duy Khôi đoạt HCĐ cự li 400 hỗn hợp nam với thời gian 4 phút 26,29 giây. Trong đợt bơi chung kết, Quah Zeng Wen (Singapore) tỏ ra quá mạnh, vượt lên dẫn đầu ngay sau khi xuất phát và dễ dàng về nhất với thời gian 4 phút 23,50 giây. Duy Khôi trong các lượt bơi ngửa và ếch đã rút ngắn khoảng cách đáng kể với Quah Zeng Wen nhưng bị bỏ xa trong 100m bơi tự do cuối cùng. Thậm chí trong 50m tự do cuối, Khôi còn để cho Pang Sheng Jun (Singapore) qua mặt, nên chỉ về đích hạng ba. HCĐ bida, 19g12, cơ thủ Đỗ Hoàng Quân thua Orcollo (Philippines) 5-9 trong trận bán kết Pool 9 bi. HCB bi sắt, 19g04, đội VN thua Thái Lan 4-13 trong trận chung kết nội dung hỗn hợp, chấp nhận chiếc HCB. 18g40 bơi lội, Tao Li (Singapore) về nhất cự li 100m ngửa nữ với thời gian 1 phút 2,67 giây. Cho tới thời điểm này, Tao Li thắng cả ba nội dung đã thi đấu. Tại SEA Games 28, Tao Li còn một nội dung chưa thi đấu. 18g11 bơi lội, Quý Phước chỉ về đích hạng tư ở cự li 100m bướm nam. Ở nội dung này, Schooling của Singapore tỏ ra quá mạnh, về nhất với thời gian 52,13 giây, lập kỷ lục SEA Games. Cho tới thời điểm này, Schooling đoạt cả 5 HCV ở cả 5 nội dung thi đấu.
HCV bơi lội, 18g06, với thành tích 2 phút 11,12 giây Ánh Viên đã về nhất cự li 200m bướm nữ, phá sâu kỷ lục SEA Games 2 phút 13,49 của Tao Li đang nắm giữ. Thành tích 2 phút 11,12 giây cũng là thành tích tốt nhất sự nghiệp Viên ở cự li này. Trong đợt bơi chung kết, sau khi xuất phát, Viên bơi sau Quah Ting Wen trong khoảng 20m đầu nhưng sau đó đã bứt lên dẫn đầu và dần nới rộng khoảng cách để về nhất.
17g35, bi sắt, VN giành quyền vào chung kết nội dung hỗn hợp sau khi thắng Lào 13-10 ở bán kết. Vào chung kết đội Việt Nam sẽ gặp Thái Lan. 17g05 điền kinh, VĐV Lê Trọng Hinh về vị trí thứ 7 ở đợt chạy chung kết cự li 100m nam với thành tích 10,55 giây. HCĐ bida 17g, VN đoạt HCĐ nội dung bida Anh đôi nam sau khi đôi Thanh Bình – Trung Kiên để thua đôi VĐV Myanmar ở bán kết với tỉ số 1-3. HCĐ điền kinh 16g34, VĐV Nguyễn Văn Hùng đoạt HCĐ nội dung nhảy xa ba bước nam với thành tích 15m92. Đoạt HCV kèm kỷ lục SEA Games là Muhammad Ismail (Malaysia) với thành tích 16,76m. Điền kinh 16g30, VĐV Phạm Thị Huệ về đích thứ 4 nội dung 5.000m nữ. Giành HCV và HCB là 2 VĐV Indonesia. HCV điền kinh 15g38, Vận động viên Nguyễn Văn Lai đã bỏ xa các đối thủ khác, xuất sắc về nhất cự li 5.000m với thời gian 14 phút 4,14 giây, phá sâu đến hơn 4 giây so với kỷ lục SEA Games do vận động viên Ramachandran (Malaysia) lập được cách đây 22 năm. Người về nhì là Agus Prayogo (Indonesia) kém Văn Lai đến hơn 10 giây. HCV và HCB TDDC 14g49, Đặng Nam có bài thi xuất sắc và đạt điểm số rất cao 15,300 điểm ở bài thi môn Vòng treo, đoạt HCV. Cũng ở nội dung này, Phạm Phước Hưng có HCB.
Kết thúc 5 nội dung Thể dục dụng cụ trong ngày 9-6, các vận động viên Việt Nam đoạt 2 HCV (Hà Thanh, Đặng Nam), 1 HCB (Phước Hưng) và 2 HCĐ (Thanh Tùng, Phước Hưng). HCĐ TDDC 14g13, trong bài thi ở môn Ngựa tay quay, Lê Thanh Tùng được 13,233 điểm, xếp hạng ba. Đoạt HCV nội dung này là vận động viên Rartchawat (Thái Lan).
HCV TDDC 14g12, bài thi của Phan Thị Hà Thanh ở nội dung Nhảy chống nữ đã có số điểm 13,983, giúp cô đoạt HCV. VĐV đoạt HCB Tang Ing Yueh của Malaysia chỉ có 13,466 điểm HCĐ TDDC 13g39, vận động viên Phạm Phước Hưng đoạt HCĐ nội dung Thể dục tự do nam. Số điểm của Hưng là 14.500 điểm. Đoạt HCV là vận động viên Reyland Capellan (Philippines), được 14.733 điểm. HCV và HCB bida 13g33, sau cuộc so kè quyết liệt với đồng hương Mã Minh Cẩm, cơ thủ Trần Phi Hùng xuất sắc giành chiến thắng 100-92, đoạt HCV bida nội dung Carom 1 băng.
13g01 bida, cơ thủ Đỗ Hoàng Quân thắng Ibrahim Amir (Malaysia) 9-6, giành quyền vào bán kết nội dung Pool 9 bi đơn nam. 10g45 bida, VN vào bán kết bida Anh đôi nam sau khi đôi Thanh Bình – Trung Kiên đánh bại đôi Malaysia ở tứ kết với tỉ số 3-0. 9g30 đua thuyền, các vận động viên VN sau đó đều không thể đạt huy chương ở nội dung Kayak đôi nam cự li 200m và Kayak bốn người nữ cự li 200m. Như vậy kết thúc các nội dung đua thuyền ngày 9-6, Việt Nam đoạt 1 HCV và 2 HCĐ.
9g16 điền kinh, cùng về đích thứ ba ở hai đợt chạy vòng loại cự li 100m nữ, Lưu Kim Phụng và Nguyễn Thị Oanh giành vé vào chung kết. Thành tích của Phụng 11,73 giây là còn của Oanh là 11,98 giây. HCĐ đua thuyền 8g57, Đỗ Thị Thanh Thảo – Vũ Thị Linh về hạng ba nội dung Kayak đôi nữ cự li 200m. Thành tích của Thảo – Linh là 42,874 giây, kém 2,172 giây so với đôi về nhất của Thái Lan. HCV đua thuyền 8g54, Trương Thị Phương xuất sắc về nhất nội dung Canoe đơn nữ cự li 200m, đạt thành tích 51,456 giây, hơn đến 1,882 giây so với VĐV đoạt HCB của Thái Lan là Orasa. Quá vui mừng khi về đích, Phương đã bị mất thăng bằng, bị lật thuyền và phải nhờ thuyền cứu hộ đưa lên!
8g26 bơi lội, Nguyễn Thị Diệu Linh chỉ về chót ở đợt bơi vòng loại cự li 200m tự do nữ với thời gian 2 phút 8,88 giây. Ở đợt bơi vòng loại sau đó, Ánh Viên về nhì với thời gian 2 phút 8,52 giây, giành quyền vào chung kết. Như vậy, trong ngày hôm nay, Viên sẽ bơi hai cự li chung kết là 200m tự do và 200m bướm. HCĐ đua thuyền 8g14, Đỗ Thị Thanh Thảo về hạng ba ở nội dung Kayak đơn nữ cự li 200m, kém 0,977 giây so với vận động viên đoạt HCV Chen Sarah Jiemei của Singapore.
8g10 bơi lội, Hoàng Quý Phước về đích thứ ba đợt bơi vòng loại thứ nhất nội dung 100m bướm nam với thời gian 55,47 giây, đoạt vé vào đợt bơi chung kết diễn ra lúc 18g tối nay. Ở lượt bơi vòng loại thứ hai diễn ra sau đó, Phan Gia Mẫn không thể đoạt vé vào chung kết khi chỉ cán đích ở vị trí thứ năm với thời gian 58,14 giây. 8g8 bơi lội, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên về đích vị trí thứ ba đợt bơi vòng loại thứ hai nội dung 200m bơi bướm nữ với thời gian 2 phút 19,34 giây, giành quyền góp mặt ở đợt bơi chung kết diễn ra 18g tối nay. Trước đó, kình ngư Lê Thị Mỹ Thảo về đích thứ hai đợt bơi vòng loại thứ nhất với thành tích 2 phút 20,03 giây cũng giành vé vào thi đợt bơi chung kết. TTO Theo Tuổi Trẻ – Thể Thao Ad will display in 09 seconds
Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEALAd will display in 09 seconds
Tiểu đệ tử Đại PhápAd will display in 09 seconds
Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng nàyAd will display in 09 seconds
Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứngAd will display in 09 seconds
Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quangAd will display in 09 seconds
Thế nào là Tà đạo?Ad will display in 09 seconds
Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?Ad will display in 09 seconds
Thời nay ai bị coi là Tà dâm?Ad will display in 09 seconds
Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lờiAd will display in 09 seconds
Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố? |