Ngành nghề đáng hổ thẹn nhất Trung Quốc theo bình chọn công chúng

23/11/15, 10:34 Trung Quốc

Thế giới sửng sốt với một bài báo tại Trung quốc có tiêu đề: “Những ngành đáng hổ thẹn nhất Trung Quốc bạn cần biết” theo bình chọn của công chúng. Những ngành đó là:

1. Ngành thực phẩm

Người dân Trung Quốc xếp hàng mua sữa ngoại vì không dám dùng sữa nội do sợ nguy hiểm tính mạng vì đủ chất độc hại trong đó.

Bài báo viết: “Melamine, gạo nhựa, dầu ăn làm từ nước cống, bánh trung thu nhiễm độc, bánh mỳ dùng nguyên liệu quá hạn sử dụng, rượu độc, thịt bò thịt lợn tẩm thuốc cho tươi, gừng ngâm thuốc độc, …tất cả những thực phẩm này đang dần trở thành phổ biến trong xã hội và người dân Trung Quốc không thể tránh khỏi. Những người có tiền nỗ lực ra nước ngoài định cư hoặc mua thực phẩm thay thế mang về với hy vọng thoát hậu họa là bệnh nặng, thậm chí ung thư, người nghèo đành chịu vậy. Toàn thể nhân dân Trung Quốc đều đã mất hết niềm tin vào an toàn thực phẩm trong nước, ai có thể ra nước ngoài mua đồ thì cố gắng mà làm thế để không mắc bạo bệnh”.

“Buồn một nỗi những người dân Trung Quốc tội nghiệp không thể ngờ rằng, dù có tiền trong tay nhưng khi ra nước ngoài như New Zealand, Đức, Singapore và thậm chí đặc khu Hồng Kông, họ coi chúng ta như những kẻ trộm. Cứ nhìn thấy người Trung Quốc là họ lánh xa như gặp dịch hạch. Một số cửa hàng còn coi du khách Trung Quốc tới mua đồ như là những tên trộm, vì chúng ta mua quá nhiều, mua vơ mua vét hết thực phẩm rất an toàn của họ để mang về nước. Có những vùng họ còn kiểm tra nếu khách Trung Quốc mua quá số hàng quy định, họ sẽ phạt chúng ta, dù đó chỉ là mấy bịch sữa sạch. Ngành công nghiệp thực phẩm đang khiến người dân đại lục cảm thấy nhục nhã hơn bao giờ hết”.

2. Ngành công nghiệp ô tô

Trên đường phố Bắc Kinh ngập tràn xe ngoại, từ Nissan, Volkswagen cho tới Honda, Toyota, Mitsubishi.

Năm 1955 Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo ô tô dù lúc ấy Hàn Quốc còn chưa có gì. Tuy nhiên đến khi hãng Daewoo, Hyundai của Hàn Quốc bắt đầu hoạt động vào năm 1967, và giờ đây sản phẩm của họ được tiêu thụ khắp thế giới, Trung Quốc vẫn chưa có được 1 chiếc xe thật sự là của riêng mình, bởi vì toàn đi sao chép ăn cắp bản quyền thiết kế. Mà nói cho cùng ở Bắc Kinh chả có cái gì là chân chính cả.

Trên đường phố Bắc Kinh ngập tràn xe ngoại, từ Nissan, Volkswagen cho tới Honda, Toyota, Mitsubishi… một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà như thế này ư?

3. Viễn thông

Ngành viễn thông Trung Quốc mang tiếng là phát triển, đầu tư trong ngoài rầm rộ, nhưng cước điện thoại thì ở mức trên trời. Tác giả nêu ví dụ khi so sánh với Mỹ, “lưu học sinh Lưu Hân mỗi khi đón điện thoại của cha mẹ gọi từ Trung Quốc liên tục phải cúp rồi gọi lại vì cứ quá 1 phút mất 8 Tệ, thậm chí gọi giao thức IP cũng mất đến 2,4 Tệ quá 1 phút, trong khi từ Mỹ về chưa tới 1 xu mỗi phút, gọi 1000 phút hết có 10 Tệ, như vậy cước thoại ở Mỹ rẻ gấp 100 lần Trung Quốc”.

Trong khi xét về thu nhập bình quân đầu người, Trung Quốc chỉ bằng 1/10 Mỹ. Thế nhưng lợi nhuận quý I của 3 hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc vượt quá 33 tỷ USD.

4. Giáo dục

Theo báo cáo của IIE, Trung Quốc là một trong ba nước có số lượng sinh viên học ở Mỹ đông nhất.

Đây là ngành đáng hổ thẹn đặc biệt của Trung Quốc. Bài báo viết: “Giáo dục Trung Quốc ngày càng biến dạng đến mức không rõ còn có bao nhiêu nhân tài của đất nước được đào tạo ra trong thời đại mới…”.

Ngành giáo dục Trung Quốc miệng hô khẩu hiệu bình đẳng và phổ cập giáo dục, nhưng lại phân biệt đối xử rõ rệt giữa trường ở đô thị và trường nông thôn, trường miền núi, giữa trường công và trường tư. Trẻ em buộc phải có hộ khẩu mới được đi học và phải học theo đúng tuyến. Chương trình giáo dục theo kiểu riêng của chính quyền, theo những gì chính quyền mong muốn thay vì dựa trên kiến thức khách quan như môn lịch sử, địa lý…

Nếu giáo dục Trung Quốc tốt, hàng năm đã không có hàng ngàn, chục ngàn gia đình đua nhau cho con du học bên Mỹ, châu Âu. Con số đó mới chỉ dừng ở mức chính thức và quá khiêm tốn so với thực tế. Học sinh Trung Quốc hiện giờ ngập tràn các trường đại học Hoa Kỳ đến nỗi nhiều người phải đặt câu hỏi: “Vì sao cường quốc thứ hai thế giới lại không đủ tiền đầu tư trường học và lực lượng giáo viên để đào tạo cơn lũ du học sinh sang Mỹ hàng năm như thế này?”.

5. Bất động sản

Các thành phố “ma” ở Trung Quốc là hệ quả của bong bóng bất động sản.

Chính sách bất động sản của chính quyền Trung Quốc không giống bất cứ nơi đâu. Nhiều dự án bất động sản được phê duyệt ồ ạt, xây lên rồi không có ai ở, những thành phố ma với số vốn khổng lồ không có gì lạ ở đây. Thế nhưng giá nhà đất ở nước này vẫn rất cao so với thu nhập bình quân đầu người và không phải ai cũng có tiền mua nhà dù cả hai vợ chồng đều đi làm.

Đáng buồn hơn nữa là bên cạnh các khu đô thị ma được xây dựng hoành tráng với kinh phí khổng lồ ai nghe cũng choáng váng, rất nhiều người dân bị cưỡng chế thu hồi nhà cửa truyền từ đời cha ông của họ để phục vụ những dự án như vậy. Quả thực không thể lý giải nổi và mỗi khi nói ra đều là một điều đáng xấu hổ đối với Trung Quốc.

6. Ngành khai khoáng

Trong ba thập kỷ gần đây số người thiệt mạng do sập hầm mỏ ở Trung Quốc cao nhất thế giới.

Số liệu thống kê cho thấy ba thập kỷ gần đây số người chết do sập hầm mỏ ở Trung Quốc cao nhất thế giới. Nguyên nhân là bởi các chủ đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận của bản thân mà coi thường tính mạng các công nhân. Chuyện sập hầm mỏ than ở Trung Quốc không có gì là lạ vì nó xảy ra liên tục, triền miên. Chuyện lạ là ở chỗ trước tần suất tai nạn cao như vậy và số người chết quá lớn đến thế, không ai mảy may động lòng trắc ẩn mà tìm cách đảm bảo an toàn hơn cho các công nhân. Đây là một sự thật đáng buồn và đáng xấu hổ khi nói đến các ông chủ ngành than Trung Quốc.

7. Ngành y tế

Y tế hay chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc luôn khiến người ta sốc nặng và đi hết từ giận dữ này đến nỗi căm phẫn khác bởi vô vàn vụ việc đáng tiếc xảy ra cướp đi không biết bao sinh mạng vô tội chỉ vì sơ xuất hay cố tình vô trách nhiệm của những người gọi là “lương y”.

Ngay cả Bộ trưởng Y tế cũng tuyên bố rằng đây là việc nằm ngoài tầm kiểm soát và người dân “đành phải chấp nhận” – thật đáng xấu hổ thay cho ngành y của Trung Quốc.

Dịch vụ y tế ở đô thị đã không đảm bảo, tại các vùng nông thôn và miền núi còn tắc trách hơn nữa. Chính phủ liên tiếp thông báo các chương trình cải cách ngành y, nhưng qua bao nhiêu năm vẫn chỉ dừng lại ở lời thông báo. Người dân Trung Quốc đành chấp nhận, nhưng đó quả thật là nỗi nhục lớn đối với vị thế là cường quốc thứ hai thế giới.

8. Giao thông

Rất nhiều thanh niên nhưng không nhường ghế cho bà cụ tóc bạc phơ.

Khu vực đôi thị ngày càng xuất hiện nhiều xe hơi, nhưng các tài xế ngày càng đi ẩu. Tài xế Trung Quốc vô tư lái xe khi đã uống rất nhiều rượu và say xỉn, sẵn sàng vượt đèn đỏ, vứt rác bừa bãi ra đường, đỗ xe không đúng nơi quy định, tranh cướp làn đường của nhau. Tắc đường là hiện tượng phổ biến và quen thuộc ở những đô thị lớn, đặc biệt vào dịp cuối tuần và ngày quốc lễ.

Tệ hơn cả là tình trạng đâm người rồi lại đâm thêm lần nữa để đảm bảo nạn nhân đã chết hẳn… Tuy nhiên đây lại là bí quyết để tránh bị tổn thất nặng nề về vật chất mà các tài xế học theo nhau, thật đáng xấu hổ và không còn chút lương tâm, đạo đức của con người nữa rồi, bài viết bình luận.

Đối với phương tiện giao thông công cộng, nếu đem so sánh với những nước phát triển, thậm chí ở trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc chắc chẳng dám ngẩng đầu. Hành khách sẵn sàng xả rác ngay trên phương tiện giao thông, tệ hại hơn họ còn có thể cho trẻ nhỏ “giải quyết vấn đề” ở trên đó mà không hề thấy ngại ngùng. Người dân Trung Quốc đã quá quen với việc mạnh ai người nấy lo thân, nên người già, phụ nữ mang thai và trẻ em đừng mong được nhường chỗ ngồi trên xe buýt chật chội.

Thấy người gặp nạn chỉ đứng xem rồi bàn tán, không một ai ra tay trợ giúp.

Những thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của người Trung Quốc và cho dù họ có ở đây hay ra hải ngoại, họ vẫn có biểu hiện như vậy. Thật là một nỗi nhục lớn nhưng có lẽ ít người để tâm, bài báo viết.

Theo minhbao.net

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x