Ngắm “những vật thể biết bay” qua bộ sưu tập ảnh cũ quý giá

29/03/12, 10:20 Tri thức

Từ ngàn xưa, khi ngắm nhìn những con chim bay lượn, con người đã mang trong mình khát khao được bay trên bầu trời. Và chắc hẳn, không ít lần các nhà thiên văn, nhà phát minh thời trước cũng hy vọng về một thiết bị có thể giúp thỏa ước ao bay lên trời cao.

Đó chính là những chiếc diều, tàu lượn, khinh khí cầu, máy bay… mà các bạn sẽ được chiêm ngưỡng dưới đây!

Nhà du hành John Steiner đang cho bơm căng khinh khí cầu tại Erie, Pennsylvania, Mỹ trong tấm ảnh cổ nhất được biết đến với đề tài các phương tiện di chuyển trên không. Bức ảnh được chụp vào tháng 6 năm 1857.
Otto Lilienthal đang bay trên đầu một đám đông bằng chiếc tàu lượn trong một bức ảnh chụp năm 1893. Tháng 8 năm 1896, người đàn ông đi tiên phong trong công cuộc chế tạo các phương tiện hàng không này đã chết trong một vụ đâm tàu lượn.  
Cỗ máy có khả năng bay lượn của Samuel Langley có tên Great Aerodrome được chế tạo từ từng chi tiết nhỏ tại tầng hai của tòa nhà phía sau Học viện Smithsonian. Đây là một bức ảnh chụp vào ngày 31 tháng 1 năm 1900.
John McCurdy lái chiếc diều chở người thử nghiệm mang tên Cygnet III vào tháng 3 năm 1912. Nó được chế tạo bởi Alexander Graham Bell.
James H. “Jimmy” Doolittle, phi công Mỹ đầu tiên bay qua đại dương với duy nhất một lần tiếp nhiên liệu, đang đứng trước chiếc máy bay Haviland DH-4 của mình tại San Antonio, Texas vào tháng 9 năm 1922.
Chiếc máy bay Fokker T-2 đang bay từ miền Đông sang miền Tây nước Mỹ trong chuyến bay liên tục không nghỉ qua Bắc Mỹ đầu tiên vào năm 1923.
Chiếc máy bay Spirit of St.Louis được Charles Lindbergh dùng để thực hiện chuyến du hành không nghỉ đầu tiên qua Đại Tây Dương. Vào năm 1928, chiếc máy bay này được đặt tại sảnh phía Bắc của tòa nhà Nghệ thuật Công nghiệp Smithsonian. Học viện Smithsonian đã mua cỗ máy làm nên lịch sử này từ Lindbergh với giá… 1 đô la (khoảng 20.900 VNĐ tính theo tỷ giá hiện nay).
Một người đàn ông giúp một cậu bé giữ thăng bằng trên thùng phao của chiếc phi cơ lội nước Sikorsky S-38 những năm 1930.
Nhà vật lý học Robert Goddard – người tiên phong trong ngành tên lửa, đứng cạnh một trong các tên lửa thử nghiệm của mình tại xưởng chế tạo ở Roswell, New Mexico vào những năm 1930.
Nhóm bơi lội nghệ thuật Aquabelles xuất hiện tại Hội chợ Thế giới ở New York năm 1939 bên cạnh các vị sĩ quan chỉ huy của Không quân Hoa Kỳ trên một chiếc máy bay Boeing thả bom thử nghiệm XB-15.
Paul Garber – người sáng lập Bảo tàng Hàng không và Không gian Smithsonian cầm chiếc diều được vẽ hình máy bay chiến đấu của Nhật vào những năm 1940. Ông Garber đã thiết kế ra những chiếc diều như vậy để phục vụ việc huấn luyện bắn hạ mục tiêu cho các máy bay chiến đấu.
Đại úy Charles E. “Chuck” Yeager trong buồng lái của chiếc Bell X-1 vào tháng 5 năm 1948 tại bãi đỗ không lực Muroc, California. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1947, Yeager đã vượt qua tốc độ âm thanh với chiếc máy bay này.
Ba tên lửa quân sự Mỹ lần lượt từ trái sang phải: Bệ phóng vệ tinh Jupiter-C của quân đội, bệ phóng vệ tinh Vanguard của hải quân và tên lửa Polaris A-3 của hải quân được trưng bày phía bên ngoài tòa nhà Nghệ thuật và Công nghiệp Smithsonian đầu những năm 1960.
Các em học sinh xếp hàng để xem đầu tên lửa mang tên Freedom 7. Vào năm 1961, Alan B. Shepard Jr đã trở thành phi hành gia đầu tiên đi vào không gian trong đầu tên lửa này.
Vào những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các hội nghị chuyên đề về lịch sử hàng không được tổ chức tại Bảo tàng Hàng không quốc gia Mỹ đã sử dụng những hộp đựng đồ ăn trưa như thế này.
Khi Không lực Hoa Kỳ xếp xó hầu hết phi cơ SR-71 Blackbirds vào đầu những năm 1990, chiếc số 972 trong ảnh đã được đưa về viện Bảo tàng Hàng không và Không gian, sau đó là tới Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy.
Qua hàng thập kỷ, việc bảo dưỡng các phi cơ, tàu du hành trong bộ sưu tập được thực hiện tại cơ sở bảo trì, phục hồi và lưu trữ ở Suitland, Maryland. Vào năm 2010, bộ sưu tập được chuyển về Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy gần Dulles, Virginia.

Theo Kenh14.vn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x