Nga phản ứng sao khi nhiều nước từ chối dự Ngày Chiến thắng?

05/05/15, 15:15 Tin Tổng Hợp

VOV.VN -Việc nhiều nguyên thủ nước ngoài từ chối đến Moscow dự lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng càng củng cố tình yêu nước và tự tôn của người dân Nga.

Ngày 4/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận có 26 nguyên thủ quốc gia xác nhận sẽ tham gia lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 tới đây tại Moscow. Nga đã phát đi 68 thư mời nguyên thủ các nước tới dự, nhưng nhiều nước đã từ chối vào phút chót.

Nga chuẩn bị cho Lễ diễu binh Ngày Chiến thắng 9/5 ở Moscow (ảnh: Reuters)

Nguyên nhân chủ yếu được cho là do nhiều nước phản ứng trước việc Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine.

Tuy nhiên, với nhiều người Nga, họ bày tỏ thái độ không hài lòng trước việc phương Tây xem nhẹ lời mời của Moscow. Điều này không những không hạ thấp được uy tín của Tổng thông Putin, trái lại càng củng cố thiện cảm và lòng tin của người dân với nhà lãnh đạo của mình cũng như hy vọng ông Putin sẽ đưa nước Nga thoát khỏi khó khăn.

Những ai từ chối và tham dự

Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Donald Tusk đã từ chối lời mời vì lý do liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 29/4 cũng đã gửi thư đến Tổng thống Putin giải thích lý do không đến tham dự lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng ở Moscow.

Một loạt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo của một số nước Đông Âu thân phương Tây đã từ chối lời mời đến tham gia buổi lễ này. Đáng chú ý trong đó có Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko, Tổng thống Cộng hòa Séc, ông Milos Zeman, Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico…

Tất cả lý do đều xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuộc xung đột nghiêm trọng ở Ukraine chứng kiến một cuộc đối đầu Đông -Tây căng thẳng và quyết liệt chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Một lời từ chối vào phút chót đáng chú ý nữa là từ phía Triều Tiên. Điện Kremlin ngày 30/4 thông báo: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ không tới Nga vào tháng 5 tới để tham dự các buổi lễ tại Nga kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II. Quyết định này có liên quan đến các vấn đề nội bộ của Triều Tiên.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin ngày 4/5, ông Kim Yong-nam, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao (Quốc hội) sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn đoàn CHDCND Triều Tiên đến Nga.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon xác nhận tham dự Ngày chiến thắng 9/5 ở Nga

Mặc dù bị khá nhiều nước từ chối tham dự song theo điện Kremlin vẫn có khoảng 30 nhà lãnh đạo thế giới từ châu Á, Phi và Nam Mỹ sẽ đến Moscow từ ngày 8-10/5 tới. Các tổng thống Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan đã khẳng định sẽ có mặt.

Ngoài ra, lễ kỷ niệm trọng đại sẽ có sự tham dự của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Venezuela, Việt Nam, Đức, Zimbabwe, Cuba, Macedonia, Mông Cổ, Palestine, Bosnia và Herzegovina, Abkhazia, Nam Ossetia, Cyprus, Serbia.

Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova đại diện cho tổ chức tại các hoạt động kỷ niệm.

Hãng Tass ngày 5/5 dẫn lời người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Stefan Dyuzharrik cho biết: “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ tới Nga tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít (9/5/1945 – 9/5/2015), và tiến hành cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thủ đô Moscow.

Nga có truyền thống cứ 5 năm một lần lại tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng và mời đại diện của các nước khác đến tham dự lễ diễu binh. Lần gần đây nhất là năm 2010, có 28 lãnh đạo các nước tới Moscow tham dự Ngày lễ trọng đại này.

Phản ứng của người dân Nga

Với người dân Nga, họ xem hành động của phương Tây là một sự thiếu tôn trọng, bất kính với những mất mát, tổn thất to lớn mà nhân dân Nga phải hứng chịu trong cuộc Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại bảo vệ Nga và thế giới trước họa phát xít. Người Nga cho rằng phương Tây luôn có những hành động hạ thấp vai trò của Nga đối với thế giới trong quá khứ cũng như hiện tại.

“Các kẻ thù” của Nga đang cố tìm cách viết lại lịch sử để hạ thấp đóng góp và vai trò quan trọng của Nga trong chiến thắng trước phát xít Đức cách đây 70 năm. Điều này nhằm mục đích chống lại Tổng thống Putin. Tuy nhiên, phương Tây đã thất bại khi “chơi không đẹp” với nước Nga.

Càng bị tẩy chay và o ép, người dân Nga càng đoàn kết và củng cố thêm thiện cảm và lòng tin đối với Tổng thống của mình – Người sẽ đưa nước Nga ra khỏi khó khăn.

Bất chấp việc bị cô lập từ phương Tây và một số nước láng giềng xung quanh, giới chức Nga tuyên bố sẽ tổ chức một buổi lễ hoành tráng nhất trong lịch sử hiện đại.

Lễ diễu binh sẽ vô cùng hoành tráng

Trong bản kế hoạch chi tiết, lễ diễu binh Ngày chiến thắng sẽ có sự xuất hiện của 200 phương tiện quân sự, trong đó có những phương tiện hiện đại chưa từng lộ diện.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Armata sẽ trình diễn trong lễ diễu binh Ngày Chiến thắng ở Moscow

Theo đó, lần đầu tiên xe tăng chiến đấu chủ lực Armata – một siêu vũ khí nằm trong bí mật của Nga nhiều năm nay, sẽ ra mắt công chúng. Loại vũ khí đỉnh cao này đang gây ra sự quan tâm, tò mò cao nhất của dư luận thế giới. Chiếc xe tăng này được cho là sẽ lấn át mọi màn biểu diễn khác trong lễ diễu binh hoành tráng nhất từ trước tới nay này.

Tiết lộ của Bộ Quốc phòng Nga, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được cho là loại phương tiện chiến đấu thiết giáp cực kỳ thiện chiến. Loại vũ khí này cùng với những phương tiện bọc thép mới của Nga cho thấy một bước nhảy vọt rất lớn về công nghệ sản xuất, chế tạo vũ khí hạng nặng của Nga so với thời Liên Xô trước đây.

Ngoài xe tăng Armata, hệ thống tên lửa Buk-M2 là hệ thống tên lửa tầm trung được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar…. cũng sẽ có mặt.

Buk-M2 còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2 là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẵn sàng chiến đấu.

Ngoài ra, lần đầu tiên tại lễ diễu binh sẽ có sự xuất hiện của khẩu pháo thế hệ mới Koalitsiya-SV, tổ hợp tên lửa chiến lược Yar, các tổ hợp Kornet-D cùng hàng loạt phương tiện chiến đấu mới trong lực lượng bộ binh và không quân./.

Theo VOV Online

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x