New Zealand: Tù trưởng tộc người Maori khởi kiện Giang Trạch Dân
Nỗ lực khởi kiện vạch trần tội ác cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân của người dân trên diện rộng đã tạo thành một làn sóng phẫn nộ lan ra toàn thế giới. Mới đây, Amato Akarana, Tù trưởng Maori địa phương ở vùng Auckland của đảo Bắc New Zealand, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vì tội đàn áp Pháp Luân Công.
Năm 2015, hai cuộc tấn công diễn ra vào ngày 24/4 và 16/7 của một tổ chức Trung Quốc ở New Zealand, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh sự quán Trung Quốc, đã sách nhiễu và chửi rủa các học viên Pháp Luân Công ở trước Lãnh sự quán Trung Quốc.
Tổ chức này cũng nói với một tờ báo tiếng Trung địa phương là Trung Văn Thời Đại, để đăng tải một bài báo phỉ báng và đặt điều về Pháp Luân Công. Khi các học viên đến và trình bày sự thật với trưởng ban biên tập của tờ báo, họ được biết rằng Lãnh sự quán Trung Quốc đã kiểm duyệt toàn bộ báo cáo được đăng tải trên trang báo của họ.
Tù trưởng Amato rất giận dữ trước các cuộc tấn công đó. Ông nói: “Lãnh sự quán của ĐCSTQ tại Auckland cần phải chấm dứt những việc làm xấu xa đối với các học viên Pháp Luân Công ở Aotearoa (New Zealand) cũng như trên vùng đất Maori. Nếu họ phỉ báng Pháp Luân Công, thì cũng đồng dạng với việc họ phỉ báng Maori”.
Ông tin rằng các vụ tấn công đó đã xâm phạm tới ông và quyền lợi của người dân trong bộ tộc của ông, nên ông quyết định đệ đợn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân. Ông cho rằng các vụ tấn công gần đây là bằng chứng của vụ kiện.
“Giang Trạch Dân đã đàn áp Pháp Luân Công và đã phạm tội hình sự nghiêm trọng. Bởi vậy ĐCSTQ cần phải đưa ông ta ra trước công lý”, Tù trưởng Amato nói với phóng viên Minh Huệ hôm 30/7.
“Người Maori lên án những kẻ bức hại người tốt. Thu hoạch tạng sống của các học viên Pháp Luân Công là một tội ác chống lại nhân loại. Người Maori sẽ không dung thứ cho tội ác này. Tôi cũng biết rằng Giang Trạch Dân còn mở rộng cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công sang tận New Zealand, và chúng tôi sẽ không cho phép điều này xảy ra”, ông nói.
“Tôi biết rằng, hiện tại ở Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới, hơn 100.000 người đã đứng lên đệ đơn kiện hình sự ông ta, kẻ đã phát động cuộc bức hại. Ở New Zealand, trên vùng đất Maori của tôi, hơn 70 người vừa khởi kiện Giang. Tôi rất ấn tượng với sự can đảm của họ và hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực to lớn của họ”, Tù trưởng Amato nói.
Tù trưởng Amato đã ủng hộ Pháp Luân Công trong nhiều năm qua. Ông nói: “Chân – Thiện – Nhẫn – là nền tảng tinh thần vĩ đại của nhân loại. Trong gia đình, trong bộ tộc của tôi, cũng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều năm qua tôi đã xem các học viên Pháp Luân Công như thể là người nhà của tôi vậy”.
Bộ tộc Maori, có khoảng 400.000 nhân khẩu, họ là những cư dân bản địa của New Zealand. Nhiều người trong số họ tu luyện Pháp Luân Công, và Chân – Thiện – Nhẫn được người Maori chấp nhận rộng rãi.
Ngày 8/5/2009, Tù trưởng Amato đã thay mặt các tù trưởng ở Aotearoa Tangata Whenua Maori, Faa Samoa, Pacifica, Sovereign Council ban hành một công bố, tuyên bố tuần lễ của ngày 7/5 là “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp New Zealand”.
Các nước trên thế giới lên tiếng ủng hộ khởi kiện Giang Trạch Dân
Nghị viên Ted Poe (R-Texas) nói rằng quyền tin và thực hành đức tin là quyền cơ bản của con người, và không có gì quan trọng hơn điều đó. Ông nói về những biểu hiện của những người phản kháng nhằm đưa Giang Trạch Dân ra công lý: “Qua những gì tôi biết về ông Giang, thì ông ta cần phải bị ngồi tù, chứ không phải là các học viên Pháp Luân Công”, Nghị viên Poe từng là một thẩm phán trước khi trúng cử vào Quốc hội.
Khoảng 700 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc diễu hành ở Hồng Kông vào ngày 18/7/2015 để phản đối cuộc bức hại và ủng hộ những người đã đệ đơn khởi kiện Giang. Một người đứng xem diễu hành đã nói: “Cần sớm đưa ông ta ra trước công lý”.
Nghị sỹ của Ontario, ông Jack MacLaren, đã đề cập đến một cuộc biểu tình ở trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa, Canada vào hôm 15/7. Ông nói: “Các học viên bị cầm tù, bị tra tấn và bị sát hại, thậm chí còn bị mổ cướp tạng, một tội ác thật ghê tởm. Đối với bất cứ nơi nào trên thế giới thì đây cũng là sự xâm phạm nhân quyền vô nhân đạo nhất”.
Giới truyền thông Úc đã bắt đầu chú ý hơn đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hãng AAP đưa tin về việc khởi kiện Giang của các học viên Pháp Luân Công ở Úc và nhanh chóng được nhiều hãng tin khác đăng tải lại, trong đó có The Australian, The Daily Telegraph, The Daily Mercury, Gold Coast Gazette, Cairns Post, Herald Sun, Geelong Advertiser, The Advertiser, và The Sunday Times, cũng như mạng lưới truyền hình The Nine Network và The Seven Network. Phần lớn các hãng đều đặt tiêu đề cho báo cáo này là “tin nóng”. Nó cũng được ghi nhận là “tin tức được đọc nhiều nhất trong ngày” trên news.com.au.
Bối cảnh:
Kể từ tháng 05/2015, hơn 80.000 học viên đã nộp đơn hình sự khởi kiện Giang Trạch Dân và con số này tiếp tục gia tăng. Đến hết 27/8/2015, theo thống kê của trang mạng Minh Huệ số đơn kiện đã tăng lên hơn 166.000.
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10/6/1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố cựu độc tài này.
Theo minghui.org