New York Post: Giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc là tội ác diệt chủng
Giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc là tội ác diệt chủng. Hôm 1/6/2019 vừa qua, tờ New York Post đã đăng tải bài viết kể về một thực tập sinh y khoa từng chứng kiến việc mổ cướp nội tạng tù nhân trong bệnh viện quân đội Trung Quốc. Sau khi thuật lại lời khai của nhân chứng, tác giả Steven W. Mosher tiếp tục phân tích về ngành công nghiệp giết người để ghép nội tạng và tại sao nó bùng nổ ở Trung Quốc.
Bài viết kể lại việc giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc
Zheng Qiaozhi – chúng ta tạm gọi là George – vẫn đang gặp ác mộng. Khi còn đang thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Quân đội Thẩm Dương ở Trung Quốc, anh đã được phân vào một nhóm bác sĩ thu hoạch nội tạng.
Người tù được đưa vào phòng giải phẫu, trói tay và chân, nhưng hoàn toàn còn sống. Bác sĩ quân đội phụ trách rạch từ ngực đến rốn anh ta, để lộ ra hai quả thận. “Hãy cắt các tĩnh mạch và động mạch”, người bác sĩ nói với thực tập sinh đang bị sốc. George làm như ông ta bảo. Máu bắn ra khắp nơi.
Thận được đặt trong một thùng chứa tạng đặc dụng.
Rồi bác sĩ ra lệnh cho George lấy nhãn cầu người tù. Nghe thấy điều đó, người tù đang hấp hối chợt nhìn người thực tập sinh với một ánh mắt khủng khiếp, và George như bị đóng băng. “Tôi không làm được”, người thực tập sinh nói với bác sĩ – ông ta sau đó đã nhanh chóng tự tay lấy nhãn cầu đi.
Quá sợ hãi vì những gì mình đã thấy, George nhanh chóng bỏ việc ở bệnh viện và trở về nhà. Sau đó, sợ rằng mình có thể là nạn nhân tiếp theo của ngành cưỡng bức thu hoạch và cấy ghép nội tạng của Trung Quốc, George đã trốn sang Canada và sử dụng một danh tính mới.
Những nhân chứng tận mắt chứng kiến việc giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc như George là rất hiếm. Khách “du lịch ghép tạng” – những người đến Trung Quốc để cấy ghép, sẽ không được cho biết gì về nguồn gốc tim, gan hoặc thận mới của họ. Và những người bị xử tử để lấy tạng cũng không thể lên tiếng.
Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 60.000 đến 100.000 nội tạng được cấy ghép hàng năm ở Trung Quốc. Nhân số đó với chi phí ghép gan (170.000 đô la) hoặc ghép thận (130.000 đô la) ta sẽ nhận được kết quả thật đáng kinh ngạc, từ 10 tỷ đến 20 tỷ đô la.
Và hàng trăm ngàn cơ quan nội tạng này đến từ đâu? George không biết gì về lai lịch của chàng trai trẻ bị cắt bỏ thận, ngoại trừ việc anh ta là người “dưới 18 tuổi và có sức khỏe tốt”.
Thế giới đang bắt đầu bừng tỉnh trước sự thật là hầu như mọi ca cấy ghép ở Trung Quốc đều trả giá bằng một mạng người vô tội.
Nhưng các chuyên gia như Ethan Gutmann, tác giả của một số cuốn sách về chủ đề này, tin rằng phần lớn nội tạng có được bằng cách xử tử tù nhân lương tâm.
Một nguồn cung cấp tạng tươi đặc biệt dồi dào cho ngành công nghiệp cấy ghép Trung Quốc trong những năm gần đây là nhóm người tu luyện Pháp Luân Công, bị Giang Trạch Dân, Tổng bí thư ĐCSTQ lúc đó tuyên bố là giáo phái Phật giáo lạ vào năm 1999. Hàng trăm ngàn – có lẽ hàng triệu người – những người theo tập đã bị bắt và biến mất trong một mạng lưới rộng lớn các nhà tù bí mật, nhiều người không bao giờ xuất hiện lại.
Các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Trung Quốc ở cực tây rõ ràng là đối tượng tiếp theo. Trong vài năm qua, từ 1 đến 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan đã bị bắt và bị đưa đến các trại tập trung – mà Bắc Kinh gọi là “trung tâm đào tạo nghề” – trong khu vực.
Nói một cách dễ hiểu, tất cả những tù nhân lương tâm này không chỉ bị lấy máu khi bị đưa vào trại mà còn được kiểm tra nội tạng, có lẽ để nhanh chóng tìm ra nội tạng phù hợp cho những khách hàng sẵn sàng trả tiền. Thậm chí đáng ngại hơn, các làn đường chuyên dụng cho ghép tạng đã được mở tại các sân bay trong khu vực, trong khi khu hỏa táng đang được xây dựng gần đó.
Tất cả điều này cho thấy rằng dây chuyền thu hoạch tạng của người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và Tây Tạng đang được tiến hành. Trung Quốc không chỉ loại bỏ những nhóm thiểu số rắc rối, mà còn thu lợi rất lớn trong quá trình này.
Bất chấp các tuyên bố theo chiều hướng ngược lại của Trung Quốc, hoạt động kinh doanh cấy ghép tại nước này đang bùng nổ. Và, nhờ vào một công nghệ phương Tây gọi là ECMO – oxy hóa màng ngoại bào – hoạt động này còn sinh lợi hơn rất nhiều.
Hai mươi năm trước, người ta chỉ có thể thu hoạch thành công một hoặc hai nội tạng – hai quả thận, hoặc một trái tim – từ một nạn nhân. Các nội tạng khác, chẳng hạn như phổi và gan, phải bị loại bỏ vì chúng bị thiếu oxy quá lâu để có thể sử dụng được.
Giờ đây, các nạn nhân được đưa vào một máy ECMO, nó hoạt động như một trái tim và phổi nhân tạo và giữ cho tất cả nội tạng đều tươi mới để có thể thu hoạch. Trước ECMO, một nạn nhân với vài cơ quan nội tạng tận dụng được có trị giá khoảng 250.000 đô la. Giờ đây, với ECMO, mọi nội tạng đều có thể bị thu hoạch – kể cả da – và như thế nạn nhân có giá trị gấp hai hoặc ba lần. ECMO, thứ đã cứu sống vô số người ở phương Tây, lại có tác dụng ngược lại ở Trung Quốc: Nó đã đẩy nhanh việc giết người vô tội.
Trong những năm gần đây, để che đậy những tội ác giết người lấy nội tạng ở Trung Quốc, đất nước này đã đi một bước lớn hơn từ sự giám sát của quốc tế. Vào tháng 1/2015, chính phủ tuyên bố rằng họ sẽ chỉ sử dụng tạng từ những người hiến tạng dân sự tự nguyện và việc sử dụng tạng từ các tù nhân bị xử tử sẽ bị cấm.
Để chứng minh, họ thậm chí đã công bố số liệu thống kê. Số liệu cho thấy sự gia tăng đều đặn trong việc hiến tạng “tình nguyện” theo một đường thẳng, hoàn hảo đến mức chỉ có thể là ngụy tạo ra. Và số lượng người hiến tặng tự nguyện “chính thức” của Trung Quốc chỉ tăng lên 6.000 vào năm 2018, một con số quá ít để cung cấp cho hàng chục ngàn nội tạng thực sự được cấy ghép trong năm đó.
Bằng chứng cho sự tàn sát những “người hiến tặng” tiếp tục lộ ra khi đây là đất nước có thời gian chờ đợi ngắn đáng kinh ngạc cho cấy ghép tạng. Ở các nước bình thường, người bệnh có thể phải đợi trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để có một nội tạng sẵn sàng cho cấy ghép. Thời gian chờ đợi ở Anh là 3 năm. Thời gian chờ đợi ở Canada là gấp đôi. Chỉ có ở Trung Quốc, khách du lịch cấy ghép tạng mới được ghép thận, tim hoặc gan trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi đặt chân đến đây. Trên thực tế, trong một số trường hợp, bệnh nhân đã báo cáo rằng ca phẫu thuật cấy ghép của họ đã được lên kế hoạch trước khi họ đến Trung Quốc – điều chỉ có thể xảy ra do việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Thế giới bắt đầu thức tỉnh với thực tế là hầu như mọi ca ghép tạng ở Trung Quốc đều phải trả giá bằng mạng sống của một con người vô tội. Đó là lý do tại sao các nước như Israel, Tây Ban Nha, Ý và Đài Loan đã cấm du lịch cấy ghép.
Trong quá khứ, từng có những tộc người nguyên thủy duy trì tục hiến tế người để tế thần.
Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn công khai vô thần không thể nào lại quan tâm đến việc làm hài lòng hoặc làm mất lòng một thế lực cao hơn. Nó đã hồi sinh hành vi hiến tế người vì hai lý do rất thực tế: để giải quyết những nhóm thiểu số rắc rối và mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Dây chuyền cấy ghép tạng của Trung Quốc không chỉ là việc giết người theo hợp đồng mà còn là tội ác diệt chủng.
Tác giả: Steven W. Mosher
Steven W. Mosher là người sáng lập và chủ tịch của Viện Nghiên cứu Dân số có trụ sở tại Mỹ, tác giả cuốn sách: “Du côn châu Á: Tại sao ước mơ Trung Quốc là hiểm họa đối với trật tự thế giới”.
Theo TrithucVN.net