“Nếu nó lại đánh con, con hãy đánh trả nó”, bạn có đồng tình với lời dạy này?

06/07/16, 16:00 Cuộc sống

Gần đây trên mạng internet đăng tải một đoạn bài viết người cha dạy con đánh trả như sau: “Nếu nó lại đánh con, con hãy đánh trả nó”. Nhiều bình luận cho rằng phương thức giáo dục lấy bạo lực để đáp trả bạo lực sẽ chỉ khiến trẻ em càng thêm ích kỷ và bạo lực hơn.

Hiện nay bạo lực học đường đang tăng cao và mỗi đứa trẻ đều là nạn nhân. (Ảnh minh họa)

Ngày nay khi một đứa trẻ bị bạn bè bắt nạt thì rất nhiều bậc phụ huynh không còn dạy con khoan dung nữa. Gần đây nhất một trang web chính thức đăng tải một đoạn viết người cha dạy con gái cách đánh trả: “Nó tiếp tục đánh con, con hãy đánh nó. Con phải ngay lập tức đánh trả lại, như vậy nó mới không dám đánh con nữa”.

“Khi nó đánh con, con không được khóc, đừng khóc xong mới đánh trả, cũng không cần chờ thầy cô giáo đến mới đánh trả. Như vậy sẽ mất cơ hội đánh nó, bởi vì mọi người chỉ nhìn thấy con đánh nó, liền nghĩ rằng con ra tay trước”.

“Nó đánh con, con phải đánh lại ngay. Nó đá con một cú, con phải lập tức đá lại một cú. Ngoài ra, chuyện nhỏ này, cũng không cần đi báo thầy cô giáo. Trẻ con cãi lộn, nhờ thầy cô giáo phân xử, cũng chỉ có thể phê bình vài câu, không giải quyết được mâu thuẫn của hai đứa”.

Cách làm “ăn miếng trả miếng” này đã thu hút nhiều sự đồng tình của cư dân mạng: “Không thể chủ động đánh người, nhưng nếu trẻ con bị đánh nhất định phải đánh trả, nếu không đứa trẻ sẽ chỉ biết chịu thiệt. Đứa trẻ đánh bạn thấy dễ bắt nạt nên sẽ càng lấn tới, và đứa trẻ bị bắt nạt cứ chịu đựng thì sau này sẽ dưỡng thành tính cách yếu đuối, đi đến đâu cũng không an tâm. Cha mẹ không có khả năng che chở con cả đời, nên muốn cho đứa trẻ học được cách tự bảo vệ mình, về việc này làm vậy mới có lợi”.

Tuy nhiên, cũng có người bình luận: “Nghe xong thấy tức giận và bất bình, cách giáo dục trẻ dùng bạo lực để đáp trả bạo lực có thể tạm thời làm giảm khả năng các con bị bắt nạt, nhưng giáo dục như thế sẽ dẫn con chúng ta thành người thế nào đây? Trẻ em từ nhỏ đã cho rằng có thể dùng vũ lực để giải quyết vấn đề, sau này lớn lên sẽ trở nên ích kỷ và bạo lực hơn”.

“Ăn miếng trả miếng” biến đứa trẻ trở nên bạo lực

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
Phương thức “ăn miếng trả miếng” chỉ khiến trẻ ngày càng ích kỷ và bạo lực hơn. (Ảnh: Internet)

Thanh Bình 4 tuổi ở nhà trẻ bị bạn đánh, nhìn thấy bàn tay nhỏ bé của con bị cắn đỏ, người mẹ nói với Bình rằng, nếu bạn tiếp tục cắn con, con hãy cắn lại nó. Từ đó trở đi, khi vừa có bạn đánh, cậu lập tức đánh trả và luôn khiến các bạn khác bị thương. Giờ đây, mẹ Thanh Bình không còn lo lắng con mình sẽ bị đánh. Nhưng điều đó lại làm các trẻ khác sợ hãi, ngày nào cũng lo lắng mình có thể bị Thanh Bình gây thương tích. Nhà trẻ thường xuyên gặp phiền phức vì các phụ huynh thay phiên đưa con đến mắng vốn, bắt bồi thường tiền thuốc men.

Minh Tâm 5 tuổi bị bạn học bắt nạt, người cha nói với cậu: “Lần sau nếu có bạn đánh con, con hãy ra sức mà đánh lại, không phải sợ, đánh mà xảy ra vấn đề gì, ba sẽ chịu”. Từ đó về sau, Minh Tâm mang tâm trả thù, mới đầu là đánh trả, sau này hễ có người hơi trêu chọc một chút, cậu lập tức đánh họ. Hơn nữa đánh người thì quyết không thương xót, ra tay rất nặng. Tuy cậu bé hiếm khi bị đánh, nhưng tính cách của cậu lại trở nên ngày càng thô bạo và lạnh lùng. Thế giới của cậu toàn là bạo lực và xung đột, lại thiếu thốn tình cảm và sự hòa ái, nụ cười trên mặt cũng dần ít đi.

Một chuyên gia bày tỏ, phương cách giáo dục “ăn miếng trả miếng” sẽ khiến trẻ em càng có khuynh hướng bạo lực. Sau khi lớn lên có thể sẽ dễ phạm tội.

Hiện nay xã hội ngày càng phức tạp khiến con người dễ dàng nổi nóng, dễ dàng biến người khác thành kẻ địch rồi dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, dẫn đến hậu quả không thể bù đắp được. Nếu chúng ta dạy trẻ em đánh trả, lập tức dũng vũ lực để phản kháng lại, có lẽ khi bị thua chúng sẽ dùng đến vật nguy hiểm mà đánh bạn, có thể gây tổn thương đến tính mạng. Hơn nữa trẻ em dễ dàng nổi giận, dễ dàng trả thù, cũng sẽ dễ bị bạn học cô lập, ngược lại càng không có lợi cho việc xây dựng mối quan hệ với người khác.

Liên tục xuất hiện sự việc bạo lực học đường

Một nhà văn cho rằng, tư tưởng bạo lực của xã hội, giáo dục ở gia đình không đúng cách, giáo dục trường học thất bại là một số nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. (Ảnh: Internet)

Gần đây những tin về bạo lực học đường liên tục xuất hiện trên báo, ngày 13/1/2015 tại trường THCS Lý Tự Trọng, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, em N.T.H. P bị một nhóm gồm 7 học sinh cùng trường khóa cửa lớp đánh hội đồng. Các bạn thay nhau tát, giật tóc, đấm, đá, đập ghế vào đầu và khiến em chảy máu cằm. Chỉ đến khi một số bạn hét lên nó bị chảy máu be bét rồi kìa thì các bạn mới dừng lại.

Tại trường THPT Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ, một nữ sinh lớp 11 bị bạn đánh chỉ vì những hiểu lầm trên Facbook dẫn đến mất khả năng nói và phải trò chuyện với mẹ thông qua ám hiệu hoặc phải viết ra giấy.

Ngày 7/3/2015, một nữ sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Du, Hậu Giang bị bạn học vật xuống đường và bị đánh ngất xỉu phải nhập viện…

Trên mạng internet một nhà văn đã viết trong blog của mình: “Đối với hiện tượng bạo lực học đường này, học trò không biết nên nghe theo ai, thầy cô giáo không biết làm thế nào, trường học thờ ơ, xã hội không coi là việc nghiêm trọng cần cấp bách giải quyết. Mọi người ai cũng muốn biết, nguyên nhân của việc bạo lực học đường liên tiếp bùng nổ rốt cuộc là ở chỗ nào? Bản tính con gái “ngây thơ” ngày nào bây giờ sao lại mất hết nhân tính, hung tợn đến vậy? Những thanh thiếu niên nhỏ tuổi tính khí thô bạo này từ đâu mà ra? ”

Ông cho rằng, tư tưởng bạo lực của xã hội, giáo dục tại gia đình không đúng, giáo dục trường học thất bại, tình trạng pháp luật thiếu sót chính là những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

Những thanh thiếu niên này không chịu nhẫn nhịn, được giáo dục tranh đấu, không biết khoan dung, nhường nhịn, vì thế khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng, mâu thuẫn trở nên gay gắt, nhất thời ra oai, nhất thời nóng giận, cuối cùng gây nên tai họa. Nếu cha mẹ đều có thể giáo dục con trẻ học cách khoan dung độ lượng, xử sự bình tĩnh lý trí, sẽ tạo cho trẻ em một nền tảng tốt đẹp để trưởng thành, xã hội cũng sẽ không có nhiều bi kịch phát sinh, không nảy sinh những việc khiến nhiều người phải tiếc nuối, hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ tiến triển theo hướng tốt đẹp.

Khoan dung không phải là yếu đuối

Khoan dung nhưng không yếu đuối là cách để đứa trẻ tự bảo vệ mình và hình thành nhân cách tốt. (Anh: Internet)

Có người có lẽ sẽ cảm thấy mâu thuẫn, dạy trẻ em đánh người là không đúng, chẳng lẽ muốn để đứa trẻ luôn bị bắt nạt sao? Một mực nhẫn nhịn có khiến đứa trẻ trở nên yếu đuối hay không?

Kỳ thực bạo lực có thể tạm thời giải quyết mâu thuẫn, nhưng lấy bạo lực ức chế bạo lực, lấy ác trị ác, chỉ có thể hình thành vòng tuần hoàn ác tính, bị tổn thương vẫn là chính mình. Mà khoan dung cũng không phải là yếu đuối, mà là chỉ ra sai lầm của đối phương, đồng thời giúp họ không tiếp tục phạm sai lầm.

Cha mẹ có thể khích lệ con cái thực tâm giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm. Chẳng hạn khi bị bạn bắt nạt, con có thể  nghiêm túc nói với chúng: “Đánh bạn thì không phải là một đứa trẻ tốt, nếu bạn tiếp tục đánh người, mình sẽ không chơi với bạn nữa”.

Nếu vì tranh giành đồi chơi mà đánh bạn, có thể nói: “Bạn muốn đồ chơi thì có thể chơi, không cần tranh, tớ để cho bạn chơi trước, bạn chơi xong thì để tớ chơi, không biết phân rõ phải trái, đúng sai thì không phải một đứa trẻ tốt”.

Như thế, đứa trẻ đối diện cũng phải nghe nhắc nhở, không dám tùy ý đánh người. Trẻ em ngoài việc nhận thức được người khác làm sai và không làm theo họ, cũng phải biết cách bảo vệ mình, không để bạn tiếp tục phạm sai lầm. Còn phải hiểu được thế nào là tốt để ngăn chặn lời nói và việc làm xấu của bạn, dùng lời nói và việc làm đúng đắn của mình tác động khiến bạn sửa sai.

Từ bị động chuyển sang chủ động, khiến đứa trẻ khi bị bắt nạt biến thành giúp đỡ người khác, lấy ý chí dũng cảm và thái độ lạc quan đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, sẽ giúp đứa trẻ càng biết cách giải quyết vấn đề.

Trên mạng có người mẹ chia sẻ một ví dụ. Đứa con ở nhà trẻ bị bạn đánh, về nhà nói với mẹ. Người mẹ liền hỏi đứa bé: “Con vì sao lại bị đánh vậy? Có phải con làm sai điều gì không? Vì sao bạn ấy không đánh người khác, lại đánh con?”. Sau đó, người mẹ lại an ủi đứa trẻ, nói cho cậu biết: “Sau này, con hãy quan tâm nhiều hơn một chút những người bạn khác, bạn muốn mượn con cái gì, con hãy cho bạn mượn, không nên keo kiệt. Đối với mọi người tốt một chút, cùng các bạn nhỏ đoàn kết thân mật, đến lúc đó, con nhìn xem người ta sẽ không đánh con nữa”.

Sau đó, cậu bé này chủ động giúp đỡ những người bạn khác, cũng rất hào phóng, người khác mượn cái gì, cậu ta cũng đều vui vẻ cho mượn, quan hệ bạn bè với cả lớp đều rất tốt. Các bạn khác cũng đều rất thích chơi với cậu, cậu cũng thấy ở nhà trẻ rất vui, không còn chuyện bị đánh nữa.

Cao Tĩnh, theo Epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x