Nếu mọi sự đều do Trời ban, vậy những cố gắng của con người liệu có ý nghĩa gì?
Người xưa có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” (Tạm dịch: Người tính chuyện, nhưng Trời cho thành bại), hay câu “Nhân đích mệnh, thiên chú định, khiếu nhĩ hưởng phúc bất thụ chứng” (Tạm dịch: Mệnh của con người, Trời đã chú định, bảo ai hưởng phúc thì người ấy không thể chịu bệnh tật). Vậy những cố gắng của con người liệu có ý nghĩa gì?
Dân gian có câu: “Đại phúc tại Thiên, tiểu phúc tại tạo”, ý nói phúc lớn là do Trời ban, phúc nhỏ là do con người tạo ra. Câu nói này khuyến khích con người thế gian phải hiểu được đạo lý vừa thuận theo Trời, vừa cần cù chăm chỉ, tự mình cố gắng thì mới có phúc.
Cổ nhân tin rằng, nhân sinh trên đời, có bao nhiêu tạo hóa, thành tựu được công lao sự nghiệp gì, trên cơ bản đều là đã được Thần an bài sẵn. Những thứ mà con người có thể thay đổi được, kỳ thực rất hữu hạn, cho nên mới nói: “Đại phúc tại Thiên”.
Người xưa có câu: “Thiên đạo thù cần” (tạm dịch: Đạo Trời sẽ ban thưởng cho người cần cù). Một người bất luận là có phúc phận lớn hay nhỏ, chỉ cần người ấy có đủ nhẫn nhịn chịu khó, không ngừng chân chính cố gắng thì sẽ được ban thưởng những gì đáng được. Nếu như người ấy có thể không ngừng kiên trì, không lười biếng trong một thời gian dài, nói không chừng còn có thể được đạo Trời “phá lệ” mà chiếu cố.
Kỳ thực, từ căn bản mà nói, mọi sự phó xuất (nỗ lực, trả giá) của một người là không bao giờ uổng phí, trái lại, đều là có kết quả, chỉ là có kết quả là đã được hưởng từ trước rồi, có kết quả là sau này mới được hưởng mà thôi.
“Đại phúc tại Thiên, tiểu phúc tại tạo” thực sự là một “phương thuốc” hay trị tâm. Người nào có thể hiểu rõ được đạo lý này, người đó có thể thuận theo tự nhiên, tâm không loạn, không mất cân bằng, không đòi hỏi quá phận, đồng thời cũng không ngừng vươn lên, chăm chỉ tiến tới, không tiêu cực, không lười biếng, không cực đoan, sống an nhiên tự tại. Quả thực, trí tuệ truyền thống thật không thể xem thường!
Theo Trithucvn.net