Nếu biết trước có hôm nay thì trước đây đã không chọn lầm đường

08/06/18, 09:27 Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền nhờ sự ủng hộ của không ít nhân sĩ lòng tràn đầy lý tưởng. Tuy nhiên, sau này rất nhiều người hiểu ra ngay từ đầu họ đã sai khi chọn con đường này. 

Các nhóm Hồng vệ binh Trung Quốc xuống đường trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: AFP)

Trong vài thập niên mà Mao Trạch Đông chủ chính, biến hóa ra đủ kiểu vận động chính trị, mục đích lấy việc chỉnh đốn con người, giết người để làm trò vui. Ông ta khiến cho nhân dân cả nước nơm nớp lo sợ và dè chừng. Có rất nhiều những người nổi tiếng, sau này đã hối hận về con đường mình đã chọn. Nổi bật có ba người: văn nhân Trần Dần Khác, nhân sĩ Tống Khánh Linh và quân nhân Lâm Bưu.

>>> “7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất

Người đầu tiên: Trần Dần Khác

Giáo sư Trần Dần Khác lúc về già. (Ảnh: internet)

Vào năm 1949, khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, toàn bộ rập khuôn theo thể chế của Liên Bang Xô Viết. Một số lớn các văn nhân, học giả như mới tỉnh giấc mộng! Năm 1950, Giáo sư triết học Bắc Đại, học giả nổi tiếng Lương Thấu Minh, không thể tiếp nhận thể chế của ĐCSTQ (Trong đó có một việc là cắt bỏ công nông nghiệp), vì vậy viết một bài văn “Kính cáo Cộng Sản Đảng” được phát hành ở Hong Kong, khiến Mao Trạch Đông rất khó chịu.

Nhưng người đầu tiên thể hiện sự hối hận là Trần Dần Khác, một trong “Tứ đại đạo sư” quốc học. Trần Dần Khác vốn tiếp thu văn hóa Trung – Tây, ở Trung Quốc, ông là vị giáo sư duy nhất đảm nhiệm cùng lúc 2 khoa (Trung văn và Lịch sử). Được người trong ngành gọi là vị giáo sư trong những giáo sư, 300 năm mới có một người như vậy, Tổng thống Tưởng Giới Thạch cũng gọi ông là Quốc Bảo giáo sư.

Lúc Quốc Dân Đảng thất bại lui về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đích thân hạ lệnh: “Quốc Bảo không thể ở lại đại lục, nhất thiết phải đưa đi”. Lúc đó quyền hiệu trưởng của Bắc Đại là Phó Tư Niên mỗi ngày gọi ông ba cuộc điện thoại để hối thúc ông rời đi, Trần Dần Khác không chịu đi. Ông nói đã từng tuổi này, không muốn rời khỏi nơi cố hương thân thuộc.

Từ sau khi thể chế “Trung Quốc mới” xuất hiện, Trần Dần Khác đã phải hối hận. Trong nhật ký ông ghi lại, bản thân cảm thấy hối hận vì lúc đầu không đi Đài Loan. Đồng thời tự mình viết sẵn câu đối phúng điếu, chuẩn bị bất cứ lúc nào cũng có thể chết. Viết một bộ luận “Tái Sinh Duyên”, ẩn ý biểu đạt tâm cảnh của ông, nếu như có kiếp sau, sẽ không làm ra chọn lựa sai lầm đến mức như vậy.

“Tái Sinh Duyên” sau đó được Chương Sĩ Chiêu mang đi công bố ở Hong Kong khiến nhóm người Mao Trạch Đông rất ngượng ngùng khó xử. Sau này, Chu Ân Lai gợi ý thành lập Sở nghiên cứu Lịch sử ở Viện Khoa học Trung Quốc, quyết định mời Trần Dần Khác làm Sở trưởng “Sở Nghiên cứu Lịch sử Trung Cổ”, Quách Mạt Nhược làm Sở trưởng “Sở Nghiên cứu Lịch Sử Viễn Cổ”, Ngô Mật Đương làm Sở trưởng “Sở nghiên cứu lịch sử Cận Cổ”.

Thế nhưng Trần Dần Khác đã từ chối, ông nói: “Tôi là học giả, phải được ‘tự do về tư tưởng, độc lập về tinh thần’, không tôn phụng chủ nghĩa Mác – Lenin”. Vào thời Cách mạng Văn hóa, vị giáo sư 300 năm mới có một người này đã bị xử tử. Ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch nghe xong tin tức này, đã làm rơi bể ly nước, rơi lệ mà nói: “Tàn ác vô nhân đạo!”.

Người thứ 2: Tống Khánh Linh 

Tống Khánh Linh, phu nhân của Tôn Trung Sơn. (Ảnh: internet)

Người thứ hai thể hiện sự hối hận là Tống Khánh Linh, phu nhân của Tôn Trung Sơn. Những năm 50, Tống Khánh Linh nói: “Không muốn đi họp nữa, mỗi lần đi họp là mỗi lần bệnh, không thể tiếp thu được cách làm hoang đường của Mao Trạch Đông”. Sau này, nhóm người Chu Ân Lai một mực khuyên bà, phải để lại cho “Trung Quốc mới” của đảng chấp chính một chút thể diện, Tống Khánh Linh mới tham gia họp.

Nhưng đến thời Cách mạng Văn hóa, tận mắt chứng kiến tai ương của người dân cả nước, nhiều vị khai quốc nguyên lão bị chỉnh đốn hoặc xử tử, Tống Khánh Linh lại rơi lệ, còn nói: “Mắt nhìn bao nhiêu khai quốc công thần, làm cách mạng nửa đời người thập tử nhất sinh, trong một đêm biến thành phản cách mạng, bọn họ tại sao lúc bắt đầu cách mạng lại không phản, tại sao lúc khó khăn lại không phản? Đến lúc cách mạng thành công rồi, đến lúc hưởng phúc lại đi phản?

Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ làm bao nhiêu năm Chủ tịch nước, đột nhiên biến thành phản cách mạng. Những vị đồng chí này không chết trong tay của kẻ địch, ngược lại chết trong tay của người phe mình. Nghĩ không thông, không thể tiếp nhận thực tế tàn khốc này!”.

Tống Khánh Linh đã công khai nói: “Tôi thực sự rất hối hận, lúc đầu tại sao đưa ra lựa chọn một con đường sai lầm như vậy?”. Sau khi Mao Trạch Đông biết, đã nói với Chu Ân Lai: “Có người không vui rồi, có thể kêu bà ta đi qua bên đối diện rồi (ý nói Đài Loan)”.

Chu Ân Lai phái người khuyên bà: “Sức khỏe bà không tốt, có thể đi ra ngoài dạo một chút”. Tống Khánh Linh nói: “Bây giờ muốn đuổi tôi đi sao? Tôi cứ không đi, chết cũng phải chết ở Trung Quốc này”. Thế là từ chối tham gia tất cả buổi họp và các hoạt động công khai, dựa vào bán vật dụng đồ cổ để sống qua ngày.

Thư ký báo cáo sự tình cho Thị ủy Thượng Hải, Thị ủy Thượng Hải báo cho trung ương. Trung ương phái người đến tặng tiền 2 lần: Lần thứ nhất 10.000 tệ; lần thứ hai 50.000 tệ. Tống Khánh Linh dặn dò đem tiền cất vào két sắt. Sau khi bà qua đời, người ta mới phát hiện, số tiền cả 2 lần được tặng, một xu bà cũng không động đến, vẫn bọc ở trong giấy. Tống Khánh Linh thà rằng sống những ngày tháng khổ sở, chứ không dùng tiền của Mao Trạch Đông.

Người thứ ba hối hận là Lâm Bưu

Mao Trạch Đông và Lâm Bưu. (Ảnh: internet)

Cả đời trung thành và tận tâm với Mao Trạch Đông, nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Lâm Bưu vì chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, cùng 4 người dẫn một đạo binh tham gia tàn sát khai quốc công thần.

Nhưng trong nội tâm Lâm Bưu rất đau khổ, nếu không đứng về một phía với Mao Trạch Đông, nếu không biểu thị như vậy (tham gia hại người, chỉnh đốn người), Lâm Bưu trong thâm tâm biết rõ kết cục của mình cũng sẽ giống Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài chết một cách thê thảm. Bao gồm cả Chu Ân Lai trong đó, làm bao nhiêu việc chỉnh đốn người để ủng hộ Mao Trạch Đông. Kỳ thực Chu và Lâm, cách nghĩ và mục đích của hai người này là giống nhau, đó là để bảo vệ bản thân!

Nhưng đến giữa thời kỳ Cách mạng Văn hóa, sau khi các khai quốc công thần bị đánh đổ rồi, Lâm Bưu biết mục tiêu tiếp theo chính là mình. Lâm Bưu nói: “Ta thực sự hối hận khi chọn lựa con đường cách mạng này. Lúc đầu là vì đánh bại Quốc Dân Đảng, lật đổ vương triều của Tưởng gia, để người dân có thể sống những ngày tốt đẹp. Không ngờ sự tình lại ra nước này. Quả thực ta đã quá ấu trĩ, quá ngây thơ rồi!”.

Lâm Bưu là võ tướng mưu lược thông minh như thế, đương nhiên hiểu được chuyện “qua cầu rút ván”. Trong Cách mạng Văn hóa đã cùng Mao Trạch Đông lợi dụng lẫn nhau, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong Cách mạng Văn hóa, Lâm Bưu quyền cao chức trọng, Mao Trạch Đông liệu có thể dễ dàng bỏ qua? Về kết cục, Lâm Bưu hiểu rất rõ, vậy nên chỉ còn một cách là bỏ trốn!

Sự hối hận của Tống Khánh Linh, Trần Dần Khác và Lâm Bưu, chính là năm đó đã cả tin lời nói trong ngoài bất nhất của Mao Trạch Đông.

Kỳ thực, số người hối hận không chỉ có bấy nhiêu:

Lúc mới vào thời kỳ quá độ, nhân sĩ dân chủ Huỳnh Viêm Bồi cùng Mao Trạch Đông tâm tình hai đêm. Huỳnh Viêm Bồi đề xuất: “Lịch sử vốn có chu kỳ, kẻ thắng thì thịnh vượng, kẻ bại thì không được xem trọng!”. Mao Trạch Đông nói: “Người cộng sản đã tìm được phương thuốc phá giải chu kỳ đó, chính là dân chủ và tự do”. Nhưng Mao Trạch Đông chấp chính đã mấy mươi năm, không có dân chủ, cũng không có tự do.

Con của Huỳnh Viêm Bồi, chuyên gia hàng đầu về thủy lợi của Trung Quốc tên Huỳnh Vạn Lý, bị Mao gán là phản động. Nguyên do là năm đó Huỳnh Vạn Lý, một mình đứng ra chống đối với hơn 200 chuyên gia, kịch liệt phản đối việc tu sửa đập chứa nước ở eo đất Tam Môn. Tuy rằng sau này sự thật được chứng minh là Huỳnh Vạn Lý đã đúng, nhưng nỗi khổ bị cho là phe cánh hữu đã giam cầm ông mấy năm. Chẳng lẽ nhân sĩ Huỳnh Viêm Bồi lại không hối hận hay sao?

Phó Tác Nghĩa là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi của Trung Quốc nhiệm kỳ đầu tiên, vốn là tướng quân đầu hàng từ phía Quốc Dân Đảng. Vào năm 1953, ông tự mình nói với Mao Trạch Đông: “Nếu như 50 năm sau, ĐCSTQ vẫn nói về dân chủ tự do, thì tôi thực sự bái phục”. Thế nhưng chưa tới 5 năm, Mao Trạch Đông đã bắt đầu chỉnh đốn người. Năm 1957, Mao Trạch Đông từ chỉnh đốn tác phong trong nội bộ Đảng đến chỉnh đốn cánh hữu (tạo phản), cả nước tất cả những người dám nói sự thật được gọi là cánh hữu với hơn 56 vạn người. Chẳng lẽ Phó Tác Nghĩa đã không hối hận bản thân mình phát biểu quá sớm hay sao?

Lão Xá là một nhà văn nổi tiếng, một trong Văn Đàn Lục Nhạc, tràn đầy nhiệt huyết ủng hộ các loại vận động chính trị của Mao Trạch Đông, ông đã viết một lượng lớn văn chương và nhạc phẩm ca ngợi. Nhưng vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, bản thân Lão Xá cũng bị chỉnh đốn, cuối cùng như trong mộng mới tỉnh, xấu hổ không chịu nổi, tự sát tại hồ Thái Bình. Người chỉ biết có sách vở như Lão Xá rốt cục cũng hiểu được, những người mà cả nước đang phê phán kia, thì ra cũng trong sạch giống như bản thân mình thôi. Lão Xá không hối hận sao?

Dân chúng cả nước bao nhiêu năm phải đối mặt với các loại vận động chính trị, lần lượt mỗi người đều bị chỉnh đốn, đều phải trải qua kiểm tra. Người dân cảm thấy bất an, nhà nhà chịu đói, ngày đêm không được an bình, chẳng lẽ đều không hối hận sao? Những người hối hận này trong cả nước từ trên xuống dưới, nhất định là hối hận chính mình năm đó rất ngốc, rất ngây thơ!

>>> 12 người đẹp chết thảm trong thời Cách mạng Văn hóa

>>> Hong Kong kỷ niệm cột mốc lịch sử: 300 triệu người thoái xuất khỏi ĐCSTQ

Natalie, theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x