Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ chín: Đấng Sáng tạo trao cho con người những quyền cơ bản
Nguyên tắc lập quốc thứ 9 của Hoa Kỳ rất đơn giản và dễ hiểu: Chúng ta đã biết rằng con người có những quyền cố hữu và bất khả xâm phạm. Vậy điều gì khiến những quyền này không thể bị tước đoạt?
Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây |
Lời răn dạy của Đấng Sáng tạo
Các vị Thần thuộc những dân tộc khác nhau đã tiết lộ lời khuyên răn của Thần linh dành cho con người, thông qua nhiều phương thức khác nhau như Kinh thánh và Kinh Phật. Những lời khuyên này định nghĩa rõ ràng điều tốt và điều xấu, đúng và sai, chính nghĩa và tà ác trong nhân gian, đồng thời đưa ra cho nhân loại những quy tắc vĩnh cửu bất biến, nhất định phải tuân thủ.
Ví dụ, “Mười điều răn của Moses” quy định rằng:
- Thứ nhất phải kính Thần
- Thứ hai không được gian dối thề thốt trước Thần linh
- Thứ ba, bạn phải tuân theo ngày lễ bái, nghĩa là phải dành ra một ngày trong số bảy ngày để học “Thánh kinh”
Đồng thời còn phải hiếu kính với cha mẹ, không giết người, không dâm loạn, không trộm cắp, không lừa dối, không có ý đồ với vợ của người khác, không toan tính cướp đoạt tài sản của người khác.
Khi bạn phân tích những lời khuyên này, bạn sẽ thấy rằng chúng chứa đựng những quyền bất khả xâm phạm của con người. Khi con người không thể giết người, không dâm loạn, không trộm cắp, hoặc không thể gian lận, điều đó có nghĩa là mọi người đều có những quyền tất yếu: Không bị giết, không bị dâm loạn, không bị lừa gạt, không bị trộm cắp,….
Vì vậy, Thomas Jefferson – một trong những vị cha lập quốc đã nói: “Không có quyền con người nào không tương ứng với trách nhiệm của người đó”.
Một trong những nhà hiền triết được những các vị cha già lập quốc kính trọng, luật gia người Anh – Sir Blackstone nói rằng: Trách nhiệm của con người được chia thành hai loại:
- Một là trách nhiệm công
- hai là trách nhiệm riêng tư
Trách nhiệm công ảnh hưởng đến dân chúng và những người khác, nếu bạn vi phạm trách nhiệm này, luật pháp sẽ trừng phạt bạn. Nhưng trách nhiệm tư, ví như làm những điều trái đạo đức, nói dối và gian lận, luật pháp xã hội không thể kiểm soát bạn, nhưng bạn vẫn vi phạm lời khuyên của Thượng đế.
Nói cách khác, cho dù bạn làm điều xấu hay gây trở ngại cho người khác, đều vi phạm những nguyên tắc do Đấng Sáng tạo đặt ra, thì sớm muộn gì cũng sẽ bị trừng phạt.
Luật tự nhiên là lời khuyên răn của Thượng đế. Luật tự nhiên tiết lộ con người có những trách nhiệm gì? Kính Thần, không giết người, không cướp giật, không lừa dối, cha hiền con thảo, tuân thủ luật pháp và giao ước, hiền lành, tự chủ, bảo vệ gia đình, duy trì giống nòi, không xâm phạm tài sản của người khác, đáp ứng nhu cầu xã hội, bầu cử, giúp đỡ người khác, cứu tế, tình nguyện và giữ đạo đức… Khi mọi người hoàn thành những trách nhiệm này, quyền lợi của họ đương nhiên được đảm bảo.
Sự trừng phạt của Đấng Sáng tạo đối với những kẻ mắc lỗi
Nếu một người phạm tội, làm sao có thể đòi lại công lý? Trên thực tế, trong lời răn dạy của Thượng đế sớm đã viết rất rõ ràng: Người làm tổn hại người khác, chắc chắn phải đền bù tương ứng với tổn hại mà mình đã gây ra.
Thời thượng cổ, luật pháp đều được thiết lập theo cách này. Điều này bao gồm giết người đền mạng, tổn hại tài sản phải đền bù tương ứng. Vì vậy, khi thẩm phán đưa ra phán quyết, đều mời người bị hại đến, để cùng thương lượng phương án bồi thường mà kẻ phạm tội phải thực hiện. Nếu người vi phạm không thể bồi thường vì bất kỳ lý do gì, anh ta mới bị kết án, phạt tù.
Cách chúng ta đối phó với tội phạm bây giờ là nhốt hắn lại, và thậm chí cho phép nạn nhân yêu cầu chính phủ bồi thường. Đây là một cách làm rất sai lầm, vi phạm lời khuyên của Thượng đế, cũng tương đương với việc ngầm gửi một thông điệp cho tội phạm, để những tên cướp có thể ngang nhiên nói với nạn nhân: bị cướp ngươi cũng đừng sợ, vì nhà nước sẽ trả lại tiền cho ngươi. Trên thực tế, điều này là sai.
Điều gì sẽ xảy ra nếu luật pháp mà quốc gia đặt ra vi phạm lời khuyên của Thượng đế?
Vào thời thượng cổ, bao gồm cả Israel cổ đại và xã hội Anglo-Saxon, mọi người coi lời khuyên của Thượng đế như một điều răn thiêng liêng và họ không bao giờ dám vi phạm điều đó.
Người Anglo-Saxon tin rằng, nguồn gốc pháp luật của nhân gian đến từ lời khuyên của Thượng đế. Pháp luật do tổ tiên ban hành đều bắt nguồn từ những lời khuyên răn này, và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Vì vậy, vai trò của nghị viện không phải là tạo ra luật mới, mà là nỗ lực để duy trì những truyền thống cổ xưa. Sau đó, quá trình thành lập Hiến pháp Anh được cho rằng không phải là một sự đổi mới, mà là một quá trình khôi phục các giới luật cổ xưa.
Ngày nay, các nghị viện của chúng ta liên tục đưa ra các luật mới theo nhu cầu của thời đại mới, nhưng mọi người phải nhớ rằng luật của Thượng đế là thiêng liêng và bất biến, bất kỳ luật mới nào chúng ta đưa ra đều không thể mâu thuẫn với luật của Thượng đế.
Nhà hiền triết được các vị cha lập quốc kính trọng, triết gia người Anh – John Locke đã nói: “Luật tự nhiên vượt lên trên tất cả mọi người, kể cả các nhà lập pháp và những người khác. Luật của nhân gian phải phù hợp với luật tự nhiên”.
Chúng tôi đã giải thích nguồn gốc của các quyền tự nhiên của con người, và cách thức đảm bảo chúng, vậy nguồn gốc quyền lợi của chính phủ đến từ đâu? Điều này sẽ được giải đáp trong nguyên tắc lập quốc thứ mười.
Việt Anh
Theo soundofhope.org