Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 20: Đa số đưa ra quyết sách, đồng thời bảo vệ quyền của thiểu số
Trong nguyên tắc lập quốc thứ 20, các vị khai quốc cho rằng chính phủ nên thực hiện các chức năng của mình theo nguyện vọng của đại đa số người dân, nhưng cần phải xây dựng các điều khoản hiến pháp để bảo vệ quyền của thiểu số.
Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây
Một yếu tố quan trọng của hệ thống chính trị Mỹ là Majority Rule – được gọi là “nguyên tắc đa số” hay “quy tắc đa số”. Nói cách khác, khi chính phủ giải quyết công việc hoặc ra quyết định, sẽ thực hiện theo mong muốn của đa số. Đây là quy tắc đa số nắm quyền ở Hoa Kỳ.
Nếu không lựa chọn đưa ra quyết sách dựa theo đa số, mà yêu cầu thông qua toàn bộ phiếu bầu, như vậy chẳng phải sẽ dễ dàng hơn sao? Ví dụ, bồi thẩm đoàn phải yêu cầu đạt toàn bộ phiếu nhất trí. Các vị cha lập quốc tin rằng, nếu làm như vậy, chính phủ sẽ chỉ bị bãi bỏ, bởi vì như thế là quá khó, vì một lá phiếu là có thể phủ quyết.
Vậy nếu chỉ là đa số giản đơn thì có thích hợp không? Hay là phải bổ sung thêm một vài điều kiện nữa, ví như 2/3? Hay là 3/4? Ví dụ, Quốc hội có thể phủ quyết quyền phủ quyết của Tổng thống với 2/3 đa số, và 3/4 số bang đồng ý là có thể sửa đổi hiến pháp. Ở đây, các quyết định lớn có thể hiệu quả, nhưng các quyết định chung chung sẽ không hiệu quả. Rõ ràng là không hợp lý khi “chốt hạ” theo tỷ lệ phần trăm.
Lật ngược lại vấn đề chúng ta có thể thấy: Nếu bạn muốn 2/3 đa số, nghĩa là nếu 33 người không đồng ý, thì có thể trói buộc, áp đặt 66 người đồng ý còn lại, vì họ có quyền phủ quyết. Bạn quyết định làm việc gì, nếu không được sự đồng thuận của 66 người trở lên thì bạn sẽ không làm được, nếu không thông qua bằng đa số giản đơn thì thiểu số sẽ áp đặt đa số, 34 người là có thể khiến mọi chuyện đảo lộn.
Do đó, trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần bầu theo đa số giản đơn là được. 51% là có thể thông qua, bởi vì chính phủ phải hoạt động và đất nước phải tiến lên. Vì vậy, một điều rất đơn giản trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ được gọi là Operate by Majority – Vận hành theo Đa số, tức là “đa số nắm quyền”.
Vì “đa số nắm quyền”, làm thế nào để ngăn chặn “bạo lực do đa số”? Còn thiểu số thì sao? Vậy thì một phương diện khác của nguyên tắc này là các quyết định của đa số phải hợp lý, đây là một điểm cần thiết. Một điểm quan trọng khác là quyền của thiểu số không thể bị vi phạm.
Như đã nêu trong nguyên tắc trước, hiến pháp quy định nhiều quyền tự nhiên. Mặc dù đa số có thể đưa ra hầu hết các quyết định, quyết định của đa số là quyết định cuối cùng của mọi người, nhưng quyết định đó không thể làm tổn hại đến các quyền cơ bản hoặc can thiệp vào các quyền tự nhiên, nhờ vào điểm này, các quyền của thiểu số sẽ được bảo vệ.
Một câu hỏi rất thiết thực được đặt ra ở đây là, có rất nhiều dân tộc thiểu số, dù là dân tộc thiểu số, hay chủng tộc thiểu số, nếu dân số của họ chỉ chiếm khoảng 10%, thì họ sẽ làm gì? Họ không thể quyết định bất cứ điều gì sao? Các quốc phụ cho rằng đối với những người thiểu số mới đến Hoa Kỳ, bạn là người mới, bạn không thể cưỡng cầu phải được bình đẳng với công dân Mỹ, điều này là không thể, vì bản chất con người không cho phép bình đẳng ngay lập tức giữa người mới đến và người cũ.
Tuy nhiên, người thiểu số có thể tự biến mình thành đa số, và những người mới đến thông qua học tiếng Anh, học hệ thống và văn hóa Mỹ, có thể nhanh chóng trở thành thành viên của Hoa Kỳ, nhanh chóng trở thành lực lượng chính, trở thành đa số. Trách nhiệm này là của chính bản thân người trong cuộc, không phải của người khác. Đây là cách giải quyết vấn đề này.
Việt Anh
Theo soundofhope.org