Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc 17: Ước chế và cân bằng để ngăn chặn lạm dụng quyền lực

27/01/21, 10:35 Tri thức

Trong nguyên tắc lập quốc thứ 17, các vị cha lập quốc của Hoa Kỳ đã thiết lập một chế độ ước chế và cân đối quyền lực lẫn nhau, nhằm đảm bảo hơn nữa sự hạn chế và cân bằng quyền lực của chính phủ trên cơ sở tam quyền phân lập, đồng thời ngăn chặn việc lạm quyền gây ra sai sót và thảm họa.

lập pháp, tư pháp và hành pháp
Quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp cần ước chế và cân bằng lẫn nhau. (Ảnh qua Medium)
Xem đầy đủ về các nguyên tắc lập quốc tại đây

Quan niệm đầu tiên về tam quyền phân lập là: Nếu các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp không được tách rời và gắn kết lại với nhau thì dù là một người, một nhóm người hay một đơn vị, thì tất yếu sẽ trở thành chế độ chuyên chế độc tài. Vì lý do này, quyền lực phải được tách biệt.

Quan niệm thứ hai cho rằng: Các quyền lực này không được tách rời tuyệt đối mà phải hỗ trợ nhau, và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ điều hành đất nước.

Quan niệm thứ ba cho rằng: Những quyền lực được phân tách này, nếu chúng trở nên độc đoán trong lĩnh vực của chúng, như vậy là không thể được. Những quyền lực được phân tách này phải chịu ảnh hưởng, và tiết chế bởi những quyền lực khác.

Khái niệm thứ tư: Những ràng buộc này, không thể đủ mạnh để ngăn cản những quyền lực này hoạt động hợp pháp.

Những cân nhắc qua lại này, trong tiếng Trung được gọi là lý “tương sinh tương khắc”, thực sự là khá khó khăn. Vậy cuối cùng thì ai có thể thiết lập ra nó?

Đây chính là điểm mà những người cha lập quốc Hoa Kỳ đã vượt qua Montesquieu và những tiền nhân khác. Cuối cùng họ đã thiết lập ra thể chế này, và thiết lập này được thế hệ sau coi là đến từ sự trợ giúp của các vị Thần, và là một kỳ tích của nước Mỹ.

Bộ quy tắc được xây dựng cẩn thận này, bao gồm một cơ chế ước chế và cân bằng quyền lực lẫn nhau rất chi tiết, được viết thành Hiến pháp bao gồm các phần chính như sau:

1.Hai viện ước chế và cân bằng quyền lực lẫn nhau: Luật của Hạ viện không thể được thành lập nếu không có sự đồng ý của Thượng viện, và ngược lại.

2. Tổng thống ước chế và cân bằng quyền lực của hai viện: Luật do hai viện thông qua có thể bị phủ quyết nếu Tổng thống không đồng ý.

3. Hai viện ước chế và cân bằng quyền lực của Tổng thống: Nếu đa số 2/3 đồng ý, hai viện có thể phủ quyết quyền phủ quyết của Tổng thống.

4. Nghị viện có thể thông qua quyền phân bổ chi tiêu ngân sách, để tác động khiến Tổng thống không thể tùy tiện làm theo ý mình.

5. Thượng viện ước chế và cân bằng quyền lực của Tổng thống: Việc Tổng thống bổ nhiệm các chức quan quan trọng cần có sự chấp thuận của Thượng viện; thỏa thuận của Tổng thống với nước ngoài cần có sự chấp thuận của Thượng viện.

6. Hạ viện có thể phát động một cuộc điều tra (luận tội) về việc Tổng thống không tuân thủ luật pháp, Thượng viện sẽ đứng ra xét xử.

Hạ viện
Hạ viện có thể phát động cuộc điều tra luận tội Tổng thống nhưng phải được Thượng viện thông qua. (Ảnh qua Reuters)

7. Tổng thống có thể lựa chọn tiêu tiền, xây đường, xây đập và xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực bầu cử nơi nghị sĩ đặt trụ sở hoặc không, điều này ảnh hưởng đến cơ hội tái đắc cử của ông.

8. Tòa án ước chế và cân bằng quyền lực của Nghị viện: Tòa án tối cao có thể xác định loại luật nào là vi hiến.

9. Nghị viện ước chế và cân bằng quyền lực của tòa án: Có thể thông qua lập pháp để hạn chế quyền lực của tòa án.

10. Nghị viện có thể luận tội các thẩm phán.

11. Tổng thống cùng Thượng viện ước chế và cân bằng quyền lực của Tòa án: Các thẩm phán của tòa án phải được Tổng thống bổ nhiệm, và được Thượng viện phê chuẩn.

12. Nghị viện ước chế và cân bằng quyền lực của Tòa án: Các kinh phí do tòa án yêu cầu cần được Nghị viện phân bổ.

13. Nghị viện ước chế và cân bằng quyền lực của Tổng thống, tòa án: Nghị viện có thể sửa đổi hiến pháp với sự tán thành của 2/3 đa số và 3/4 bang, điều này ảnh hưởng cơ bản đến quyền lực của Tổng thống và Tòa án tối cao.

14. Nghị viện ước chế và cân bằng quyền lực của Tổng thống: Thông qua một đề xuất chung của hai viện, một số quyền hạn của Tổng thống, chẳng hạn như quyền tuyên chiến, có thể bị chấm dứt.

15. Nhân dân ước chế và cân bằng quyền lực: Bằng cách bầu Hạ viện hai năm một lần, bầu Tổng thống bốn năm một lần và bầu Thượng viện trong sáu năm, những người lựa chọn sai lầm trước đó sẽ bị thay thế,….

Sự ước chế và cân bằng quyền lực lẫn nhau có vẻ “hoa mắt chóng mặt” này, được Tổng thống George Washington coi là bản chất của hệ thống chính trị Mỹ. Bởi vì những ước chế và cân bằng quyền lực lẫn nhau này cho phép chính phủ Mỹ “tự sửa chữa”.

Tất nhiên, những ước chế và cân bằng quyền lực lẫn nhau này không hoàn hảo, và vẫn còn một vài trường hợp mở rộng quyền lực ở Hoa Kỳ chưa được ước chế và cân bằng. Ví dụ: Quyền giải thích luật của Tòa án tối cao cho phép Tòa án tối cao lập pháp gián tiếp, thông qua việc xét xử các vụ án và giành được quyền lực của nghị viện. 

Tổng thống có thể tự ý ký các mệnh lệnh hành chính, tương đương với lập pháp và thực hiện quyền nghị viện một cách giả danh. Chính phủ liên bang vượt quyền hạn của mình và quy định các bang phải làm gì, xâm phạm các quyền của bang. Chính phủ liên bang vi phạm các quy định của hiến pháp, và thu thuế từ người dân để làm phúc lợi… tất cả đều không nên xảy ra.

Tuy nhiên trong 240 năm qua, hầu hết thời gian, khi Hoa Kỳ gặp phải các cuộc khủng hoảng khác nhau đe dọa hệ thống hiến pháp, các biện pháp ước chế và cân bằng này đã được kích hoạt để ngăn chặn những sự xâm phạm quyền đó.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã làm theo nền cộng hòa Hoa Kỳ, vì họ ngưỡng mộ sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Nhưng các quốc gia này chỉ mô phỏng theo bề mặt, mà không thật sự thực hiện các biện pháp ước chế và cân bằng nội bộ của Hoa Kỳ. Vì vậy, dù có Tổng thống, hai nghị viện, tòa án nhưng khi hỗn loạn nổi lên, họ thường phải đặt súng máy để giải quyết, giống như vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.

Chế độ ước chế và cân bằng lẫn nhau này ở Mỹ bề ngoài có vẻ là “lề lối quan liêu”, khiến chính phủ “cất bước gian nan”, nhưng ngoài ngoại lệ đặc biệt là Nội chiến, trong 240 năm qua, Mỹ chưa xảy ra bất kỳ bạo loạn, soán ngôi hay độc tài nào, kể cả Sự cố Watergate. 

Với tư cách là tổng tư lệnh tam quân, Tổng thống Nixon cũng biết rằng ông không thể triển khai quân đội để bảo vệ chức vụ Tổng thống của mình mà buộc phải từ chức. Những điều bất hạnh xảy ra ở nhiều quốc gia khác đã không xảy ra ở Hoa Kỳ. 

Do sự tồn tại của cơ chế ước chế và cân bằng này, nó đã đảm bảo sự vận hành lâu dài, hòa bình và suôn sẻ của một chính phủ cộng hòa nổi tiếng thế giới, cho phép người dân Mỹ được hưởng hòa bình trong suốt 240 năm. Vai trò của việc ước chế và cân bằng quyền lực là để ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x