NASA tiến hành thí nghiệm ‘giả chết’ có thể vướng pháp lý
Những thí nghiệm giả chết cho phi hành gia đã được NASA tiến hành nhiều năm qua, với nguy cơ gây tranh luận gay gắt cũng như các vấn đề về pháp lý trong tương lai.
NASA từng đề cập đến kế hoạch đặt các phi hành gia vào trạng thái “chết giả”. Để thực hiện kế hoạch trên, một bệnh viện ở bang Pennsylvania của Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết dùng để đưa một số bệnh nhân vào trạng thái “chết giả”. Ngoài ra, một cơ sở ở bang Michigan được vận hành bởi Viện Đông lạnh có tới 117 người là đối tượng cho thí nghiệm chết giả. Khi những thí nghiệm trong phim khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực, thì các vấn đề pháp lý sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Hầu hết những người chết giả đều được các bác sĩ tuyên bố là đã chết trước khi được đặt vào trạng thái này. Lấy ví dụ, tại Bệnh viện Cơ Đốc dòng Presbyterian UPMC ở Pittsburgh, bang Pennsylvania, người tham gia thí nghiệm đều trải qua những vết thương chí tử như trúng đạn. Sau đó, họ sẽ được đặt trong tình trạng chết giả, hoặc trạng thái duy trì sự sống như các nhà nghiên cứu vẫn thường gọi, nhằm kéo dài thời gian chữa trị thêm nhiều giờ đồng hồ.
“Tại sao lại đối xử với một người theo cách đó trong khi có thể chuyển họ đến cơ sở y tế thích hợp để điều trị và khôi phục lại chức năng nội tạng thiết yếu?”, luật sư Kamil Muzyka đặt câu hỏi.
Chuyên về luật tài sản công nghiệp và quản lý công nghệ nhưng lại có hứng thú tìm hiểu các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo và giả lập não, luật sư Muzyka cũng nghiên cứu luật khai thác thiên thạch và không gian quốc tế. Ngoài ra ông Muzyka còn thăm dò những câu hỏi pháp lý liên quan đến trạng thái chết giả trong một bài viết trên Viện Đạo đức và Công nghệ mới nổi (Institute for Ethics and Emerging Technologies), một tổ chức có trụ sở tại tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ.
Ông Muzyka cho rằng, trên mặt pháp lý việc tuyên bố một người trong trạng thái chết giả đã tử vong là điều có thế chấp nhận được khi xét đến trình độ công nghệ hiện tại, nhưng các vấn đề kèm theo có thể nảy sinh trong tương lai.
Một trong những ý tưởng của ông Muzyka trong cách xử lý vấn đề này là chỉ định người đại diện pháp luật cho bệnh nhân do họ không thể thực thi các hành vi pháp lý một cách có chủ ý. Ông Muzyka nói rằng điều này đơn giản hơn việc tuyên bố một người “đã chết do mất ý thức” rồi sau đó lại đảo ngược quá trình khi người đó tỉnh lại. Các quyền thừa kế tài sản và quyền lợi pháp lý khác của người đó có thể sẽ khó giành lại được khi sử dụng phương pháp thứ hai.
Ông cho rằng nếu trạng thái chết giả trở nên phổ biến hơn trong tương lai, thì các luật sư “sẽ phải làm tất cả mọi thứ có thể để lập ra chế tài pháp lý thích hợp, sao cho tình trạng chết giả sẽ được nhìn nhận như một biện pháp cấp cứu, chứ không phải là nghi thức tang lễ, hay hành vi hiến tạng.”
Tạp chí New Scientist dẫn lời người tham gia phát triển kỹ thuật này là phẫu thuật viên Peter Rhee tại trường Đại học Arizona ở Tucson: “Sau khi tiến hành loạt thử nghiệm trên, định nghĩa về ‘cái chết’ của tôi đã thay đổi… Mỗi ngày đi làm tôi đều phải tuyên bố ai đó đã tử vong. Họ không hề có dấu hiệu của sự sống, không có nhịp đập, không có hoạt động não bộ. Tôi sẽ ký một tấm giấy báo tử nhưng trong lòng lại biết rõ rằng họ chưa thực sự chết. Tôi có thể ngay lập tức và sau đó đưa họ vào trạng thái chết giả. Nhưng tôi lại phải đưa xác họ vào một túi thi thể. Thật buồn khi biết rằng còn có một giải pháp khác”.
Một kỹ thuật nữa cũng được tiến hành tại Viện Đông lạnh ở Florida có nhiều cơ sở vật chất khác trên khắp nước Mỹ, bao gồm bồn đá làm lạnh và máy trợ tim phổi nhân tạo. Theo thông tin trên trang web của viện này, mức phí đóng một lần cho suốt quá trình đông lạnh là 88.000 USD.
Tờ Liberty Voice Guardian dẫn lời Kỹ sư hàng không kỳ cựu của NASA là ông Mark Schaffer, mục tiêu là đưa các nhà du hành không gian vào trạng thái ngủ đông trong vòng 90 ngày trên tổng số 180 ngày cần thiết để đến Sao Hỏa và nghiên cứu sẽ được thực hiện cho đến cuối hành trình.
Theo Đại Kỷ Nguyên