Nàng tiên cá – Truyền thuyết và những câu chuyện có thật trong lịch sử

25/10/19, 11:30 Bí ẩn

Trong truyền thuyết của rất nhiều dân tộc trên thế giới, đều có những câu chuyện về nàng tiên cá, thậm chí chúng còn rất sinh động và cụ thể. Điểm trùng hợp này khiến cho nhiều nhà nhà nghiên cứu tin rằng, những sinh vật thần thoại này hoàn toàn có thật.

Nàng tiên cá - Truyền thuyết và những câu chuyện có thật trong lịch sử
Nàng tiên cá. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Hàng năm, cứ đến giữa tháng 6, du khách khắp nơi lại đổ xô về đảo Coney, New York để tham gia Lễ diễu hành Nàng tiên cá. Đây là một lễ hội nghệ thuật độc đáo để tôn vinh thần thoại cổ xưa và những nghi lễ hàng hải.

Vậy sức hấp dẫn mạnh mẽ ấy là từ đâu? Tại sao hàng ngàn người lại đổ xô đến tham gia lễ diễu hành? Tại sao hình ảnh nàng tiên cá lại giữ một vai trò đậm nét trong văn hóa đương đại? Tại sao bộ phim trẻ em “Nàng tiên cá” lại nổi tiếng đến vậy? Câu trả lời chỉ có thể ở đâu đó trong những trang sách đậm màu bí ẩn kia.

Ở phương Đông, truyền thuyết về Nàng tiên cá cũng rất phong phú. Người ta tìm thấy hình ảnh nữ thần với đuôi cá được điêu khắc trong các đền thờ Ấn Độ. Các thủy thủ Trung Quốc cũng tin rằng có tồn tại sinh vật tương tự ở vùng biển Trung Quốc.

Nàng tiên cá - Truyền thuyết và những câu chuyện có thật trong lịch sử - 2
Hình tượng nàng tiên cá trong tranh vẽ cổ Trung Hoa.

Ngoài ra, nàng tiên cá có mặt ở hầu hết các quốc gia phương Tây. Người ta gọi nàng với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Đức, tên nàng là Meriminni hay Meerfrau, ở Iceland là Marmenill, ở Đan Mạch là Maremind, ở Ireland là Merow và còn nhiều tên gọi khác nữa.

Trong thần thoại Hy Lạp, nàng tiên cá là nữ thần biển sở hữu cơ thể của các loài chim, và là con gái của thần biển Phorcys. Giọng hát ngọt ngào của nàng có thể khiến các thủy thủ mất định hướng, để rồi gây ra những tai nạn đáng tiếc khi tàu va phải các tảng đá ngầm.

videoPlayerId=0015b415c

Ad will display in 09 seconds

Người anh hùng Hy Lạp Odysseus có thể vượt qua hòn đảo an toàn là nhờ làm theo lời khuyên của các phù thủy Circe. Chàng bịt tai mình bằng sáp và tự trói chặt vào cột buồm của con tàu để có thể nghe những bài hát mà không bị nguy hiểm.

Theo truyền thuyết khác, Orpheus đã cứu  các anh hùng trên tàu Argo khi báo cho họ biết rằng họ sẽ bị chết đuối khi nghe các bài hát của các nữ thần. Người ta cũng kể rằng, vì giận dữ đã để thoát Odysseus và bị thua Orpheus, người cá tự ném mình xuống biển chết.

Nàng tiên cá - Truyền thuyết và những câu chuyện có thật trong lịch sử - 3
Người anh hùng Hy Lạp Odysseus và những nàng tiên cá. (Ảnh: medium)

Những câu chuyện kỳ bí cứ tiếp tục lưu truyền qua các thế hệ, để rồi hình thành nên một kho báu thần thoại và truyền thuyết về Nàng tiên cá. Và đến tận hôm nay vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn.

Trên hành trình đến Rio del Oro, thuyền trưởng Columbus viết trong nhật ký rằng ông đã nhìn thấy 3 người cá nổi lên từ đáy biển sâu thẩm. Họ không xinh đẹp như các câu truyện miêu tả, chỉ là họ có khuôn mặt của con người. Ông cũng đã thấy vài người cá khác ở Guinea, trên bờ biển Manegueta.

Nàng tiên cá - Truyền thuyết và những câu chuyện có thật trong lịch sử - 4
Thuyền trưởng Columbus viết trong nhật ký rằng ông đã nhìn thấy 3 người cá nổi lên từ đáy biển sâu thẩm. (Ảnh: Getty Images)

Beatrice Phillpotts từng viết trong tác phẩm Nàng tiên cá như sau: “Xinh đẹp tuyệt trần, nàng tiên cá mải mê ngồi chải tóc. Tiếng hát của nàng làm say đắm lòng người nghe, tựa như một loại bùa mê đầy ma lực. Tuy nhiên, ẩn nấp đằng sau hình ảnh quyến rũ kia là sự lôi cuốn chết chóc”.

Trong thần thoại và văn hóa dân gian, nàng tiên cá là một sinh vật biển có sức mạnh siêu nhiên, mang hình tượng một người phụ nữ xinh đẹp với nửa thân  dưới là chiếc đuôi cá. Nàng thường xuất hiện trên mặt nước, ngồi chải mái tóc thướt tha với một chiếc gương trên tay.

Nàng tiên cá - Truyền thuyết và những câu chuyện có thật trong lịch sử - 5
Tác phẩm “A Mermaid” của John William Waterhouse, năm 1900. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Trong rất nhiều câu truyện kể, nàng tiên cá có thể tiết lộ tương lai, hoặc là bị ép phải cung cấp sức mạnh siêu nhiên cho con người, hoặc đem lòng yêu con người và bắt họ xuống biển sâu với nàng. Những chi tiết này cũng xuất hiện trong truyền thuyết về mỹ nhân ngư ở phương Đông.

Người cá được miêu tả sớm nhất dưới hình ảnh các chiến binh hay thủy thủ trên biển. Sau đó, biểu tượng bắt đầu xuất hiện trên các bia mộ với hình ảnh cào xé mái tóc dài và đấm vào ngực thể hiện sự đau khổ, mang ý nghĩa mong cho người quá cố được thanh thản tâm hồn.

Bức tượng Người cá bên trên được tìm thấy trên đỉnh một tượng đài lớn trên đảo Manara, sau đó được bảo quản ở bảo tàng Louvre.

An Nhiên 

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x