Năng lực ngoại ngữ đến từ tiền kiếp – Cô gái nói được ngôn ngữ từ 150 năm trước

20/02/17, 14:59 Khám phá sinh mệnh

Có người nhớ được kiếp trước của mình từng sống ở một quốc gia khác, hơn nữa còn có khả năng nói được ngôn ngữ của kiếp trước. Đây là những minh chứng chân thực về luân hồi chuyển kiếp.

StockSnap_2WDQ5OUFV4-1024x684
(Ảnh: Internet)

Năng lực ngoại ngữ (xenoglossy), là không trải qua một phương pháp học tập như thường lệ mà vẫn có khả năng nói được loại ngoại ngữ khác. Trong các nghiên cứu về luân hồi, có đứa trẻ nhớ lại bản thân mình kiếp trước từng sống ở quốc gia khác, còn có khả năng nhớ được thứ tiếng nước ngoài đó. Điều đặc là đứa trẻ này hiện tại chưa từng học tập loại ngoại ngữ này. Bởi vậy, những trường hợp này là những minh chứng xác thực về luân hồi chuyển kiếp.

Tiến sĩ Ian Stevenson năm 1966 trong cuốn sách “Hai mươi trường hợp thể hiện sự luân hồi”, ông đã nhắc đến một số trường hợp như vậy. Nhưng mãi đến năm 1974, ông mới xuất bản chuyên tác đầu tiên của mình trong lĩnh vực này với cuốn sách “Năng lực ngoại ngữ khác thường – Một trường hợp nhớ lại kiếp trước”. Cuốn sách ghi lại một người đàn ông tên là Johnson người Mỹ đã nhớ lại một cuộc sống quá khứ ở Thụy Điển và có thể nói được tiếng Thụy Điển trong lúc thôi miên.

“Không học mà nói được ngoại ngữ – Một nghiên cứu mới về khả năng ngoại ngữ khác thường” là chuyên tác thứ hai của Tiến sĩ Stevenson trong lĩnh vực này, xuất bản bởi Đại học Virginia vào năm 1984. Cuốn sách dày 223, trong đó kể về hai trường hợp khác.

Ba trường hợp trong hai cuốn sách cho đến nay, có thể nói là một hồ sơ tổng hợp đặc biệt của Tiến sĩ Stevenson trong lĩnh vực chuyên ngành này, bởi chúng ta có thể thấy những trường hợp tương tự mà cụ thể như vậy rất khan hiếm.

Dr.-Ian-Stevenson-on-Reincarnation
Tiến sĩ Ian Stevenson là nhà nghiên cứu nổi tiếng về luân hồi.

Những trường hợp như vậy cực kỳ hiếm, lý do là vì:

Thứ nhất, tuy rằng con người liên tục trong luân hồi, nhưng chuyển sang kiếp khác ở một quốc gia khác lại tương đối ít. Bởi vì mỗi một người, đời luân hồi của họ đều do nghiệp lực từ đời đời kiếp kiếp trước mà định ra. Chuyển sang kiếp khác ở đâu, sinh ra có mối quan hệ với những người nào, đều là xoay quanh nghiệp lực cân bằng mà an bài. Nếu bạn chưa từng có mối liên quan với một người ngoại quốc, thì rất ít khả năng bạn chuyển sinh ở ngoại quốc. Chỉ có người nào gặp phải những “mối quan hệ nước ngoài” mới gặp phải loại chuyển sinh này.

Mặc dù việc giao thương giữa các quốc gia ngày càng phổ biến hơn, cũng có nhiều người hơn kết hôn với người ngoại quốc, nhưng so với dân số thế giới, vẫn còn là một số lượng rất nhỏ.

Thứ hai, trẻ em nhớ lại những đời quá khứ, hầu hết ở tuổi lên năm. Ngay tại thời điểm đó vẫn còn đang phát triển ngôn ngữ riêng chúng, bởi vậy rất khó khăn để chứng minh và ghi lại.

Hiện nay, hai cuốn sách của Tiến sĩ Stevenson kể về 3 trường hợp người lớn có thể nhớ lại kiếp trước, là chuyện tái sinh ở nước ngoài; những trường hợp này lại càng hiếm thấy.

Trong cuốn sách thứ hai kể về 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là một phụ nữ người Mỹ, tên kiếp trước là Gretchen. Chồng bà là một mục sư tên là Christian Methodist, cũng biết được một chút về liệp pháp thôi miên nhớ lại tiền kiếp. Tháng 5/1970, bà bị đau lưng, chồng bà đã sử dụng liệu pháp thôi miên để chữa trị cho bà. Sau khi rơi vào trạng thái thôi miên, chồng bà hỏi: “Bà bị đau lưng đúng không?. Bà đã bất ngờ trả lời bằng tiếng Đức: “Không”.

Từ đó về sau, Gretchen rơi vào trạng thái thôi miên ngày càng nhiều và nhớ được rõ ràng cuộc sống kiếp trước ở nước Đức, hơn nữa còn nói bằng tiếng Đức để kể lại.

Tiếng Đức bà nói không được lưu loát, ngữ pháp đôi khi bị sai, nhưng quả thật miêu tả những sự việc, thậm chí từ chi tiết nhỏ về cuộc sống của gia đình mình trong kiếp trước.

Năm 1973, Tiến sĩ Stevenson đã vào cuộc điều tra trường hợp này, và hai vợ chồng bà đã hợp tác. Chồng bà từ đầu đến cuối vẫn bảo lưu trường hợp đặc biệt của vợ mình. Ông quả quyết rằng, vợ mình chưa từng học tiếng Đức, hơn nữa còn đưa bà về thăm nhà cũ ở kiếp trước, ông cũng có chuyến đi đến New York để chứng minh trường hợp của vợ mình là không hề nói dối.

Trường hợp thứ hai là cô gái Uttara Huddar người Ấn Độ, cô bỗng dưng nói được tiếng Belgan – ngôn ngữ của 150 năm trước.

Trong những năm 1970, Tiến sĩ Ian Stevenson đã gặp trường hợp một người phụ nữ có thể nói trôi chảy một dạng ngôn ngữ Bengal của khoảng 150 năm trước đây.

Tiếng Bengal hiện đại có khoảng 20% từ vay mượn từ tiếng Anh, nhưng người phụ nữ này đã có cuộc trò chuyện dài với ông mà không sử dụng một từ tiếng Anh nào.

Mặt khác, cô đã sử dụng nhiều từ tiếng Phạn, thứ tiếng giống như tiếng Bengal được sử dụng trong khoảng năm 1810-1830, trùng với khoảng thời gian giả định của cô ấy trong kiếp trước.

Cô nói hoàn toàn trôi chảy như thể cô đã được nuôi dưỡng ở phía Tây Bengal, một vùng lưu giữ rất nhiều ký ức của cô, mặc dù cô chưa từng ở đó. Cô sinh ra và lớn lên ở Nagpur, Ấn Độ, nói tiếng Marathi, cũng như một chút tiếng Hindi và tiếng Anh.

Người phụ nữ này tên là Uttara Huddar. Đến năm 32 tuổi, bỗng dưng một nhân cách mới trong cô hình thành. Cô tự xưng mình là Sharada. Cô đã lấy bằng thạc sĩ tiếng Anh và bằng quản lý công; đồng thời là một giảng viên tại Đại học Nagpur cho đến khi cô bắt đầu chia sẻ cơ thể mình với cái tạm gọi là một người phụ nữ ly thể.

Sharada với nhân cách mới này, không thể nói và hiểu bất kỳ ngôn ngữ nào mà Huddar đã từng sử dụng. Sharada đã không thể nhận ra gia đình hoặc bạn bè của Huddar và cô gặp trở ngại với những công cụ của thời đại sau cách mạng công nghiệp. Gia đình Huddar đã không hề biết gì về Bengal và họ cũng không quen với các món ăn dân tộc và những thứ khác mà Sharada mong muốn.

Tiến sĩ Stevenson và đồng nghiệp đã dành vài tuần điều tra câu chuyện của cô. Họ đã kiểm tra nơi cô nhớ ở Bengal (một số nơi bây giờ là Bangladesh). Sự miêu tả của cô ấy là chính xác về khoảng cách giữa các nơi, bố trí địa lý…

Indian-Reincarnation-shutterstock-104112377-WEBONLY

Cô đã đưa cho họ tên đầy đủ của các thành viên trong gia đình trước kia của cô, bao gồm cả tên cha cô, Brajanath Chattopaydhaya. Khi Tiến sĩ Stevenson tìm thấy bảng phả hệ của gia đình Chattopaydhaya sống trong khu vực mà Sharada mô tả là nhà, ông phát hiện ra Sharada đã kể chính xác tên và mô tả mối quan hệ của cô với 5 thành viên còn lại trong gia đình, bao gồm cả cha và ông nội của cô.

Theo mô tả của Sharada, các thành viên gia đình này đã sống trong khoảng thời gian thế kỷ 19.

“Bảng phả hệ độc chỉ có tên những thành viên nam. Vì tên của tất cả phụ nữ đều không xuất hiện trên đó, nên chúng tôi không thể nói rằng chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại của một người tương ứng với những gì Sharada nói.

Tuy nhiên, thông tin về các thành viên trong gia phả và mối quan hệ của các thành viên nam trong gia đình dường như vượt quá sự trùng hợp”, Tiến sĩ Stevenson đã viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm lý Mỹ trong tháng 7/1980 có tiêu đề “Báo cáo sơ bộ về một trường hợp bất thường kiểu luân hồi Xenoglossy”.

Khi còn là một đứa trẻ, Huddar vô cùng sợ rắn, cô bị ám ảnh bởi loài rắn. Mẹ cô cho biết, khi mang thai Huddar, bà đã mơ một giấc mơ nhiều lần, trong giấc mơ bà bị cắn bởi một con rắn.

Sharada nhớ lại rằng, cô đã mang thai 7 tháng và đang hái hoa thì bị một con rắn cắn vào ngón chân. Sau đó, cô trở thành vô thức, mặc dù cô không nói rõ là cô đã chết. “Lúc đó, cô ấy mới 22 tuổi và dường như cô không có ý thức rằng thời gian đã trôi qua”, Tiến sĩ Stevenson nói.

Sharada sẽ chiếm cơ thể Huddar vài ngày hoặc vài tuần tại một thời điểm và gia đình của Huddar bắt đầu nhận thấy rằng những giai đoạn này tương ứng với các giai đoạn nhất định của mặt trăng. Cả hai người họ đều không hề nhớ chút nào những hành động của người kia, dẫn đến việc Tiến sĩ Stevenson kết luận rằng có lẽ nó giống một trạng thái chiếm hữu thể xác hơn là luân hồi.

Ông viết: “Điều này cho thấy Sharada là một nhân cách ly thể, có nghĩa là cô tồn tại như phần còn sót lại của một người thực sự đã sống và chết trong những năm đầu của thế kỷ 19 và là người mà gần 150 năm sau đó, đã chế ngự và kiểm soát cơ thể của Uttara”.

Theo Renminbao / Đại Kỷ Nguyên VN

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x