Mỹ xem xét giải pháp dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ

18/09/14, 22:17 Kinh tế

Các quan chức Mỹ hiện rất lo lắng về tính hợp pháp của lệnh cấm xuất khẩu dầu và đang thảo luận để tìm cách đối mặt với những thách thức đến từ các quốc gia muốn mua dầu thô của Mỹ, hai nguồn tin cho biết.

A crude oil train moves past the loading rack at the Eighty-Eight Oil LLC's transloading facility in Ft. Laramie
Tàu chuyên dụng chở dầu thô đi qua trạm nạp nhiên liệu tại điểm chuyển tải Eighty-Eight Oil LLC ở Ft. Laramie ngày 15/7/20014.

Có tin cho biết, quan chức thuộc văn phòng Đại diện Thương Mại Mỹ (USTR) và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đã cùng phối hợp tổ chức các cuộc đàm phán nội bộ về những thách thức có thể phát sinh trong thỏa thuận tự do thương mại với Hàn Quốc và các đồng minh NATO.

Cuộc thảo luận nội bộ vẫn trong giai đoạn khởi đầu và là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính quyền ông Obama đang cân nhắc về giải pháp nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đang gây tranh cãi. Động thái này có thể thay đổi đáng kể lượng dầu giao dịch toàn cầu và đẩy mạnh doanh thu cho các nhà sản xuất dầu thô Mỹ vốn đang chỉ giao dịch tại thị trường nội địa.

Quan chức thương mại hàng đầu của EU, tập đoàn dầu khí quốc doanh Mexico và Thủ tướng Hàn Quốc đều tạo áp lực lên Washington, yêu cầu nới lỏng lệnh cấm vốn được Quốc Hội ban hành sau lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Ả-Rập những năm 1970s.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia và giới chức, lệnh cấm này vẫn chưa vấp phải vấn đề gì trong thời gian tới. Để biện minh cho lệnh cấm này, Washington đã viện đến lý do an ninh quốc gia và sự cần thiết trong phòng ngừa thiếu hụt trữ lượng dầu nội địa. “Không có ngoại lệ nào bào chữa cho sự việc này nếu có ai đó đặt ra dấu hỏi về quyết định cấm xuất dầu thô của Mỹ”, theo Alan Dunn, luật sư làm việc tại Stewart and Stewar, người từng đại diện cho Washington tại cuộc họp thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

“Điều này đẩy Nhà Trắng vào tình thế phải nghĩ cách đối phó”. Xuất khẩu dầu mỏ, theo một số chuyên gia, cũng có thể tạo thêm cơ hội trong chính sách đối ngoại, cho phép Hoa Kì hỗ trợ các đồng minh NATO, ví dụ như tạo bước cản địa chính trị chống lại Nga vốn giàu năng lượng.

Phát ngôn viên của USTR cho biết, hiện chưa có một cuộc đàm phán chính thức nào bàn về vấn đề này. Một phát ngôn viên của NSC đã đề xuất những những vấn đề liên quan tới Bộ Thương mại, cơ quan chuyên trách lệnh cấm xuất khẩu này.

Bộ Thương mại đã khước từ bình luận. Các nguồn tin từ chối tiết lộ thêm thông tin về cuộc hội đàm đang trong giai đoạn đầu. Chính quyền Obama cuối cùng cũng có thể nới lỏng lệnh cấm thông qua các cuộc đàm phán thương mại tự do hay phê chuẩn trực tiếp các hợp đồng trao đổi dầu mỏ, theo đó, xuất khẩu dầu thô nhẹ của Mỹ sẽ thay thế bằng nhập khẩu dầu thô nặng, sản phẩm được các hãng lọc dầu Mỹ ưu tiên.

Vấn đề về sự bình đẳng

Lệnh cấm xuất khẩu dầu kéo dài hàng thập kỷ không là vấn đề đối với Mỹ vì nước này nhập khẩu phần lớn dầu thô. Nhưng nhờ vào sự bùng phát của đá phiến sét mà sản lượng dầu tăng 1 triệu thùng mỗi năm, và tình trạng dư thừa có nguy cơ hạ giá dầu thô nội địa ngay trong mùa thu này.

Mỹ cho phép xuất khẩu dầu mỏ đến Canada miễn là dầu thô được tiêu thụ và tinh luyện tại đó. Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Mexico đang trông đợi sớm nhập khẩu dầu thô từ Mỹ thông qua các hợp đồng đổi dầu hoặc thỏa thuận nhập khẩu trực tiếp.

Các nhà khai thác dầu mỏ của Mỹ cho đến nay vẫn chưa thuyết phục được Quốc Hội dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm, trong khi đang có nhiều lo ngại, lệnh cấm này có thể kích giá xăng dầu và khuyến khích hoạt động fracking, một hoạt động khai thác ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Tuy nhiên, trong khi các nước châu Á khát dầu để đáp ứng nhu cầu về hóa dầu và nhiên liệu, còn châu Âu đang tìm kiếm giải pháp đa dạng hóa nguồn cung cấp khác ngoài nước Nga, thì các quốc gia đang thúc giục Mỹ nên đưa vào thực tiễn điều mà họ rao giảng hàng thập kỷ qua: thương mại tự do.

Vấn đề công bằng đặc biệt được quan tâm sau khi Mỹ thắng 2 vụ kiện với Trung Quốc vào năm ngoái tại phiên tòa của WTO. Trung Quốc lúc đó bị cáo buộc đầu cơ nguyên liệu tươi sống và kim loại quý.

“Các quốc gia nhập khẩu dầu đang quan sát xem liệu Mỹ có áp dụng các tiêu chuẩn mậu dịch tự do đối với loại hàng hóa không khan hiếm của nước này, trong khi đang buộc các nước khác phải tuân thủ”, tổ chức Brookings nhận định trong một báo cáo vào tuần trước khi đề cập tới việc dỡ bỏ lệnh cấm.

Bài báo cho biết, việc cho phép một vài đất nước nhập khẩu dầu từ Mỹ trong khi Mỹ lại cấm đoán xuất khẩu dầu có thể sẽ vấp phải phản đối do mâu thuẫn với luật thương mại toàn cầu, theo Brookings.

Một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu thuộc Quốc hội vào tháng 8 kết luận rằng theo điều luật thương mại quốc tế, việc Mỹ hạn chế nhiên liệu hóa thạch có thể khó hòa hợp với Hiệp đinh chung về Thương mại và Thuế quan năm 1994.

Chính sách ngoại giao thông qua dầu mỏ

Trong khi các nguồn tin không tiết lộ về nơi đang diễn ra cuộc đàm phán, nội dung thảo luận có thể bao gồm việc sử dụng xuất khẩu dầu mỏ như một phương thức củng cố mối quan hệ với các đồng minh vốn ủng hộ lệnh trừng phạt lên Iran, do nước này được cho là có vũ khí hạt nhân.

Các nhà sản xuất khác đang tăng sản lượng, nhưng cấm vận lại khiến nửa lượng dầu xuất khẩu của các thành viên OPEC giảm một nửa.

Neil Brown, cựu cố vấn cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho rằng, việc nới lỏng lệnh cấm có thể tăng cường mối quan hệ của Mỹ với châu Âu.

Ông Brown cho biết, Mỹ tỏ ra quá cường điệu khi duy trì lệnh cấm này. Ngày càng nhiều nước gây áp lực yêu cầu Mỹ dỡ lệnh cấm.

Karel De Gucht, Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, cho rằng cần để dầu và khí đốt giao dịch tự do nếu như một hiệp ước thương mại tự do có phạm vi rộng hơn là Hiệp ước về Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTPP) được ký kết.

Hàn [email protected]

Theo Reuters

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x