Mỹ nổi giận với Nga, EU phân rã vì Ukraine…

27/02/15, 14:10 Tin Tổng Hợp

(Quan hệ quốc tế) – Cách mạng màu mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ, nhưng đây không hoàn toàn là thanh gươm báu…

Chính biến Ukraine lộ ra ‘cơn ác mộng’ nước Mỹ Putin tố Ukraine tội diệt chủng, Mỹ sẵn sàng trừng phạt Nga

Những ngày gần đây, cục diện Ukraine chỉ thể hiện một điều rằng Nga đang nắm thế thắng từ thực tế chiến trường cho đến bàn ngoại giao. Dù sẽ khó chấp nhận với những người theo đuổi con đường của Mỹ, của phương Tây, nhưng những gì Nga đang thể hiện là không thể chối bỏ.

Và thế thắng ấy tiếp tục được củng cố bằng một loạt những diễn biến do chính phương Tây công nhận, không phải từ truyền thông Nga tung hô.

Phái bộ giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) báo cáo ngày 25/2 rằng lực lượng đòi độc lập ở Donbass đã bắt đầu rút các đoàn xe chuyên chở vũ khí hạng nặng ra xa khu vực giao tranh. Cũng theo báo cáo này, số vụ vi phạm lệnh ngừng bắn đã giảm đến một nửa.

Chủ tịch luân phiên OSCE, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic cho rằng lệnh ngừng bắn dù rất mong manh, nhưng nó vẫn được duy trì ở một mức độ chấp nhận được. Và cũng theo ông Chủ tịch này, OSCE không đưa ra bằng chứng Nga có vũ khí hay cử quân đội núp bóng tham chiến tại miền Đông Ukraine.

Điều này đã trái ngược với những gì mà Mỹ tuyên bố. Cũng trong ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn khẳng định Nga và ly khai Donbass không thực hiện thỏa thuận Minsk và tiếp tục đưa ra cảnh báo gia tăng trừng phạt.

Một người lính ly khai Donetsk với vũ khí chống tăng trên vai

Và với những gì mà OSCE – tổ chức được cho là trung lập nhất vào thời điểm này (lực lượng giám sát của Liên hợp quốc chưa vào cuộc) tuyên bố, bất đắc dĩ, Kiev cũng bắt đầu rút các vũ khí hạng nặng của mình, nếu không muốn tự gắn mác “phá đám” thỏa thuận Minsk.

Còn về phía Nga, họ tố các chính sách của Ukraine đã vi phạm nhân đạo nghiêm trọng, thậm chí phải kê thành tội ác diệt chủng. Với những cáo buộc này, Nga hợp thức hóa việc bơm khí đốt, gửi xe cứu trợ tới miền Đông, tất cả được treo lá cờ nhân đạo.

Thực tế thì Nga đang làm nhiều điều chướng tai gai mắt với phương Tây, nhưng chưa có một quốc gia nào đứng lên sát cánh với Mỹ để trừng phạt Nga. Trong khi đó, bất chấp những khó khăn của đất nước, Tổng thống Putin vẫn có một sức quyến rũ đáng nể với người dân nước này, điều ấy đã thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào người lãnh đạo của nước Nga.

Thế thắng của Putin, của nước Nga là giọt nước làm tràn cái ly chịu đựng của Mỹ. Bản thân các Nghị sĩ diều hâu tại Washington đã chỉ trích chính quyền Obama kém cỏi trước Putin, và đây là một nỗi sỉ nhục.

Nhưng khi cái ly chịu đựng ấy đã tràn rồi, người ta lại thấy một sự thật khác còn ê chề hơn, không đơn thuần là một nỗi xấu hổ khi đọ tài giữa các nhà lãnh đạo.

Lợi ích cốt lõi – nút thắt Mỹ không thể cởi với EU

Trước khi nói về sự ê chề của nước Mỹ, hãy xem EU – đồng minh thân cận nhất với Mỹ từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đang thể hiện điều gì?

EU đang phân rã là chuyện dễ thấy nhưng EU có biểu hiện quay lưng lại với Mỹ mới là câu chuyện đáng bàn. Trước tiên là câu chuyện của Thổ Nhĩ Kỳ – ứng cử viên sáng giá nhất chuẩn bị bước vào EU, thành viên quan trọng mang tính chiến lược của NATO.

Quân đội Ukraine bắt đầu rút vũ khí hạng nặng ở một số điểm giao tranh

Năm 2015, bất chấp việc NATO ngăn cản, Ankara quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc. HQ-9 và Thổ Nhĩ Kỳ đã giáng một đòn mạnh vào niềm kiêu hãnh của phương Tây – công nghệ quân sự. Hành động này là chưa từng có trong lịch sử của NATO.

Đến lúc này, Mỹ nhận ra rằng, không phải cứ gây sức ép, cứ ra chỉ thị là các quốc gia đồng minh sẽ phải nghe theo răm rắp.

Thêm nữa, Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ đón nhận dòng chảy dầu khí mới mà Nga chuyển sang lãnh thổ nước mình, bất chấp việc níu kéo dòng chảy phương Nam của EU. Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cơ hội được đặt chân vào liên minh châu Âu ngày càng hẹp, nhưng Ankara đang chứng tỏ họ hoạt động vì lợi ích của chính đất nước họ, chứ không phải lợi ích của đồng minh hay tổ chức.

Còn Pháp, Đức, hai quốc gia đồng minh lớn của Mỹ thì cố gắng cứu vãn thỏa thuận Minsk, bằng mọi giá phải thực hiện thỏa thuận Minsk để chấm dứt cuộc khủng hoảng dai dẳng ở Ukraine. Vẫn còn một chút kiêng dè ở Pháp, khi Tổng thống Hollande nói sẽ gia tăng trừng phạt Nga nếu thỏa thuận Minsk bị thất bại. Nhưng khả năng thất bại liệu có xảy ra khi tất cả các bên liên quan trực tiếp là Nga, Đức, Pháp đều muốn thỏa thuận ấy thành công bằng mọi giá.

Anh – đồng minh thân cận nhất, luôn buông ra những lời cay nghiệt với nước Nga, luôn dọa dẫm trừng phạt, viện trợ quân sự… nhưng tất cả đều là lời nói và chưa có một hành động nào cụ thể.

Canada – một đồng minh phương xa chần chừ do dự gửi cố vấn quân sự. Còn các nước EU khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Roumani, Bungari… vẫn chìm trong cơn khủng hoảng nợ công, và chẳng thể làm gì giúp Mỹ.

Xu hướng tất cả vì lợi ích của quốc gia, mà cụ thể là lợi ích của chính đảng đang nắm quyền ở các nước EU, tạm gọi là “xu hướng tự chủ” đang nảy nở và có xu thế phát triển. Mỹ càng cố gây sức ép, càng cấm vận, càng hối thúc đối đầu với Nga thì xu hướng này càng mạnh.

Ngoại trưởng Đức, Pháp, Nga kiên quyết thực hiện thỏa thuận Minsk trước sự hậm hực của Ukraine

Cần biết rằng yếu tố để hình thành EU, để gắn kết EU đến lúc này chính là thúc đẩy kinh tế, tiếp đó mới là yếu tố an ninh, xã hội, văn hóa… Phát triển kinh tế là lợi ích cốt lõi của EU. Nhưng cấm vận, theo đuổi chiến tranh hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích đó.

“Xu hướng tự chủ” khiến EU buộc phải nhìn nhận lại lợi ích của chính họ và xem xét lợi ích của Mỹ, đây là dấu hiệu làm tổn hại đến vị trí lãnh đạo thế giới mà Mỹ vẫn sở hữu suốt từ khi Liên Xô sụp đổ cho đến nay.

Cách mạng màu đã không còn tác dụng

Có thể nói từ Chiến tranh lạnh cho đến nay, châu Âu và Mỹ như hình với bóng bởi họ có chung lợi ích.

Tiếp đến, các cuộc chiến tranh mà Mỹ khởi xướng đầu thế kỷ 21 tại Trung Đông dưới ngọn cờ “chống khủng bố” đều có sự tham gia của NATO. Nó cho thấy hai vấn đề: thứ nhất, mục đích, nhiệm vụ của NATO đã có sự thay đổi, liên minh này đang đối diện với những thách thức mới của bối cảnh thế giới. Nhưng vấn đề thứ hai quan trọng hơn, các món hời ở Trung Đông thu hút các nhà tài phiệt EU, và họ bản lập tức theo Mỹ chơi trò săn lùng kho báu.

Tuy nhiên, những cuộc chiến dài hơi đã khiến EU mệt mỏi, bản thân Mỹ thấm thía việc thiệt quân, hao tiền. Đó là lý do vì sao chưa một lần Washington hay NATO nhắc đến việc đưa bộ binh vào đánh nhau với Nhà nước Hồi giáo IS. Và cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy EU không muốn đi theo lợi ích của Mỹ, họ bắt đầu muốn bảo toàn lợi ích của mình.

Biếm họa của một tờ báo phương Tây khi nói về cục diện Ukraine và đối sách của Mỹ

Thế kỷ 21, Mỹ tiếp tục sử dụng một học thuyết mới song song với “chiến tranh chống khủng bố” – cách mạng màu. Họ sử dụng những cuộc biểu tình dân chủ, từ bất bạo động đến bạo động để lật đổ một thể chế không thần phục của một quốc gia.

Thực chất đây là một cuộc tranh giành địa chính trị để duy trì thế độc tôn của Mỹ trên thế giới. Song bản chất thế giới đang là đa cực, đan xen chồng chéo các mối quan hệ, gắn kết theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Và khi các mắt xích này bị phá vỡ, đồng nghĩa với việc đôi bên cùng có hại.

Nga-EU là một trong những mắt xích như vậy. Và cách mạng màu lần này ở Ukraine, cuộc trừng phạt kinh tế Nga, Mỹ không hại gì, nhưng EU và Nga thì điêu đứng.

Ở đây tiếp tục là câu chuyện lợi ích, Mỹ không đủ sức bao bọc châu Âu như thời kỳ hậu chiến tranh thế giới, trong khi lợi ích của Mỹ ngày càng bộc lộ tách biệt với lợi ích của đồng minh. Trong một tình bạn thiếu đi tính chân thành như vậy, tất nhiên những người bạn buộc phải “thân ai nấy lo”.

Nhìn vào kết quả các cuộc cách mạng màu mà Mỹ đã đạo diễn, đại đa số trong đó đều để lại một đất nước hỗn loạn và chia cắt. Tuy nhiên, nó phục vụ hiệu quả cho triết lý không ăn được thì đạp đổ. Khi quốc gia đó hỗn loạn, Mỹ không thể kiểm soát, thì tất nhiên sẽ không còn quốc gia nào có thể kiểm soát vùng địa chính trị đó.

Nói một cách khách quan, đã đến lúc Mỹ phải tiến hành một học thuyết mới để đối phó với thời kỳ mới, vừa tôn trọng lợi ích đồng minh, vừa thượng tôn lợi ích của mình, nếu Washington muốn tiếp tục duy trì thế độc tôn.

Theo Báo Đất Việt

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x