Mỹ nên chào đón nhân viên y tế chống Ebola khi họ trở về

28/10/14, 17:45 Chưa phân loại

Nhân viên y tế đến châu Phi để chiến đấu với Ebola phải được hoan nghênh khi trở về và chúng ta không được làm gì để ngăn trở cuộc chiến với dịch bệnh “ngay tại hang ổ của nó”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc phát biểu hôm Thứ Hai (27/10).

Sau khi một bác sĩ Mỹ làm việc tại Guinea nhiễm Ebola và trở về New York, một số bang bắt đầu yêu cầu bác sĩ và y tá tới từ vùng dịch phải tự cách ly trong suốt thời gian ủ bệnh tối đa là 21 ngày. Các sân bay tại Mỹ cũng đang tiến hành hoạt động sàng lọc giám sát du khách đến từ Tây Phi.

Đại sứ Samantha Power nói với báo giới tại Sierra Leone, bà sẽ không là đối tượng bị cách ly khi về Mỹ.

Ebola hiện đã lây nhiễm cho hơn 10.000 người và cướp đi mạng sống của gần một nửa số này, phần lớn tại Liberia, Guinea và Sierra Leone. Một số ca nhiễm xuất hiện bên ngoài ba nước thuộc tâm dịch, trong đó có Mỹ.

Bà Đại sứ cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ người Mỹ là tiếp tục gia tăng ứng phó với dịch bệnh tại Tây Phi.

“Điều quan trọng là các nhân viên y tế từng đến những nơi này để trợ giúp phải cảm thấy thoải mái vì họ được chào đón khi về nhà. Chúng ta phải khắc chế dịch bệnh ngay từ gốc rễ” và không cản trở hoạt động ứng phó, Samantha nói.

Bà Power cho biết, một trong những hình ảnh xúc động nhất mà bà chứng kiến là việc quan sát người Sierra Leoneans được huấn luyện để chăm sóc cho dân làng của họ.

Bà cho rằng, chính quyền Mỹ phải hiểu về nỗi khiếp sợ mà dịch bệnh này gây ra, nhưng chúng ta không được để nó chế ngự.

“Chúng ta phải tìm ra cách thức cân bằng đúng đắn nhưng không coi nhẹ khi nói về nó. Sự sợ hãi phải được kiểm soát thật khéo léo”, bà nói.

Tổng thư kí Liên Hợp Quốc trong chuyến thăm Ethiopia hôm Thứ Hai (27/10) thậm chí đã trực tiếp kêu gọi các quốc gia không nên cách ly nhân viên y tế trở về quê hương.

“Những nhân viên trở về … không nên là đối tượng bị giám chế khi chưa có cơ sở pháp lý nào. Họ không đáng bị kì thị vì sứ mệnh cao cả của mình”, ông bày tỏ.

Bà Power cho biết, ứng phó quốc tế đã có những tiến bộ vượt bậc trong những tuần gần đây, nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm.

“Chúng tôi nhìn thấy sự gia tăng về số lượng giường bệnh tại các trung tâm điều trị mới, nhân viên y tế đang được tăng cường từ nhiều quốc gia và số trang phục bảo hộ cũng được bổ sung đáng kể”, nhưng khó khăn vẫn chồng chất và cần nhiều nước hơn nữa tham gia hỗ trợ, bà chia sẻ.

Đây là trạm dừng chân thứ hai trong chuyến công du của bà Đại sứ sau khi đến thăm Guinea vào Chủ Nhật (26/10).

Trong khi bảy tỏ niềm lạc quan trên tài khoản Twitter về việc dịch bệnh sẽ được khắc chế, bà Power cũng dẫn lời một nhân viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ cho biết, những người tham gia cứu trợ “đang chay đua với một chuyến tàu, nhưng con tàu ngày càng tăng tốc và nhanh hơn chúng tôi”. Bà cũng mô tả một “sự biến đổi chấn động tâm can” tại Guinea: Không một cái ôm, không một cái chạm tay vì nỗi sợ lây nhiễm bệnh.

Ebola buộc toàn khu vực này phải thay đổi. Vào Tháng Tám, chính phủ Liberia ra lệnh, các thi thể người chết vì Ebola tại Monrovia phải được hỏa táng. Hình thức này mâu thuẫn sâu sắc với phong tục lễ nghi trên khắp cả nước.

Nghị định trên bị cho là nguyên nhân khiến người dân Liberia không chịu đi điều trị vị họ muốn được chôn cất sau khi qua đời. Hôm Thứ Hai (27/10), linh mục Ciatta, người tán thành biện pháp xử lý thi thể nạn nhân Ebola như trên đã trấn an người dân khi cho rằng, gia đình có thể lấy lại tro cốt của người thân. Bà cũng thông tin, chính quyền đang nắm giữ danh sách những người bệnh qua đời được hỏa táng và sẽ cho xây dựng một đài tưởng niệm khi cuộc khủng hoảng qua đi.

Tính đến nay, đã có khoảng 1.700 thi thể được hỏa táng, bà chia sẻ. Tính nhạy cảm của vấn đề còn được làm rõ khi phát biểu của bà truyền trên đài phát thanh, và người dân tại khắp Monrovia chăm chú lắng nghe những giải thích tường tận về quy trình hỏa táng.

Hiện chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị Ebola được cấp phép, do đó cần cách ly người bệnh khỏi người mạnh khỏe và đảm bảo thi thể của nạn nhân qua đời do dịch phải được xử lý theo cách duy nhất để ngăn chặn lây lan. Nhưng công việc này gặp khó khăn vì không có đủ giường bệnh tại các trung tâm điều trị hoặc không đủ cáng để đưa người bệnh đến khu xử lý, điều trị.

Giới chức y tế yêu cầu xác định những người từng tiếp xúc với bệnh nhân, đồng thời giám sát hoặc thậm chí cách ly họ trong suốt thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh lan rộng trong thời gian dài trước khi được định danh tại Tây Phi, nên việc truy vết các mối quan hệ tiếp xúc nơi đây rất khó khăn, nếu không nói là bất khả thi.

Các quốc gia với số lượng ca nhiễm hạn chế đã thực hiện chặn dịch tốt hơn. Mali vừa công bố trường hợp bé gái 2 tuổi nhiễm Ebola vào tuần trước. Cô bé đã di chuyển trên phương tiện công cộng từ Guinea. Nước này hiện giám sát 116 người hôm Thứ Hai (27/10) do đã tiếp xúc với bệnh nhân, theo Tarik Jasarevic là phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ông cho biết, không có trường hợp nghi nhiễm Ebola nào được ghi nhận, tuy nhiên WHO cảnh báo nhiều người đối mặt “nguy cơ cao” nếu tiếp xúc với cô bé, nạn nhân bị chảy máu mũi trong suốt hành trình.

Thiên Hà, Hàn Mai – Theo Reuters

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x