Mỹ “đánh cắp” vũ khí gì từ Đức Quốc xã trong Thế chiến II?

10/05/15, 06:45 Tin Tổng Hợp

Theo Business Insider, trong Thế Chiến thứ 2, Đứ đã tiên phong trong việc phát minh, sản xuất nhiều loại vũ khí cũng như các chiến thuật chiến tranh. Quân Đồng Minh đã buộc phải… “đánh cắp” chúng.

Các nhà khoa học và các nhà hoạch định chiến lược của quân Đồng Minh đã rất nỗ lực để thu hẹp khoảng cách công nghệ với Đức Quốc xã.

Dưới đây là 5 chiến thuật và thiết bị quân sự mà Mỹ đã lấy được từ Đức Quốc Xã trong Thế Chiến II:

1. Lính dù

Một đội quân lính dù của Đức Quốc xã.

Các chiến dịch trên không đầu tiên đều được tiến hành bởi Đức Quốc xã trong quá trình xâm lược châu Âu. Các đội quân lớn của Normandy, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan đều nhanh chóng bị thất bại khi các đơn vị lính dù nhỏ của Đức chiếm các cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc phá hủy các vị trí phòng thủ.

Tuy nhiên, trong trận Crete, các hoạt động tình báo của Anh đã xác định được chính xác vị trí lính dù Đức sẽ hạ cánh.

Sau đó, Adolf Hitler đã cho ngừng các chiến dịch trên không quy mô lớn, nhưng người Mỹ và người Anh thấy rất ấn tượng về khả năng hoàn thành sứ mệnh của các đội quân lính dù. Sau đó, quân Đồng Minh đã tăng cường đào tạo và thành lập các đơn vị thực hiện các chiến dịch trên không. Những lính dù được đào tạo đã góp phần rất lớn vào sự thành công của liên minh ở Sicily và Normandy.

2. Trực thăng synchropter (cánh quạt kép đồng bộ)

Flettner Fl-282, sử dụng công nghệ synchropter, là một phiên bản đặc biệt của máy bay trực thăng. Đây là loại có 2 bộ cánh quạt đặt cạnh nhau, hai trục xiên góc với nhau theo hình chữ “V”, cánh quạt quay ngược chiều và đồng bộ ăn khớp để không chém vào nhau.

Hiện Thủy quân Lục chiến Mỹ đang sử dụng một phiên bản không người lái của synchropter để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến 1970, Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ cũng sử dụng công nghệ này để sản xuất HH-43 phục vụ cho công tác cứu hộ và chữa cháy.

Cả hai phiên bản trên đều vay mượn thiết kế từ chiếc Fleittner Fl 282 của phát xít Đức mà quân Đồng minh đã giành được trong Chiến dịch Lusty. Ngoài ra, phi công của quân Đồng minh còn bắt được nhà thiết kế Anton Flettner của nó trong chiến dịch Paperclip.

3. Chiến đấu cơ phản lực

Chiến đấu cơ phản lực Messerschmitt Me 262.

Messerschmitt Me 262 của Đức Quốc xã là chiếc máy bay phản lực đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu. Nó rất hiệu quả trong việc chống lại các máy bay ném bom của quân Đồng minh. Mỹ và Xô Viết đều đã bắn hạ và thu giữ được nhiều chiếc Me 262 khi chiến đấu với Đức Quốc xã.

Chiến đấu cơ siêu âm F-86 Sabre do Mỹ chế tạo sau khi kết thúc Thế Chiến II chính là phiên bản học hỏi thì Me 262. Tương tự như vậy, Mỹ đã bắt được máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực Arado Ar 234 của phát xít Đức. Công nghệ của Arado Ar 234 cũng được sử dụng để chế tạo máy bay ném bom B-45 và B-47.

4. Tên lửa hành trình

Tên lửa hành trình đất đối đất MGM-1 Matador.

Tháng 6/1944, các trận mưa bom bay V-1 trút như mưa xuống London. Loại bom này có độ chính xác không cao nhưng chứa tới 850kg thuốc nổ và có khả năng tàn phá ghê gớm. Mỹ muốn có một phiên bản tương tự để chuẩn bị cho cuộc tấn công Nhật Bản, do đó, nước này đã thu thập mảnh vỡ của những quả bom V-1 để nghiên cứu. Đến tháng 9/1944, Mỹ đã thử nghiệm thành công phiên bản sao chép của V-1 mang tên JB-2 Loon.

Tuy nhiên, sau đó Mỹ không sử dụng JB-2 Loon mà lại sử dụng bom hạt nhân để tấn công Nhật. Công nghệ của V-1 sau đó được sử dụng cho việc chế tạo tên lửa hành trình đất đối đất MGM-1 Matador.

5. Tên lửa

Khoa học tên lửa là một trong những phần then chốt trong chiến dịch tuyệt mật Paperclip mà Mỹ đã tiến hành để tuyển mộ hay bắt giữ các nhà khoa học của Đức Quốc xã. Theo Business Insider, các nhà khoa học tiên phong trong các chương trình không gian của Mỹ và Xô Viết đều là những người bị bắt từ Đức Quốc xã.

Những quả bom V-2 cũng như những người đã sáng tạo ra loại bom này đã mở đường cho các chương trình tên lửa của Mỹ từ tên lửa Redstone đến chương trình Apollo. Tên lửa Saturn trong chương trình Apollo là tên lửa duy nhất cho đến nay đã đưa được con người ra khỏi quỹ đạo trái đất.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x