Một vài huyệt đạo phổ biến chuyên trị cơn đau nhức thường ngày
Liệu pháp bấm huyệt đã được sử dụng ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, và lựa chọn đúng điểm để bấm có thể giúp cơ thể giảm đau hoặc cải thiện tình trạng mất cân bằng tinh thần, cũng như nâng cao sức khỏe.
Theo Bright Side, có một vài huyệt vị phổ biến mà bạn có thể thực hiện thao tác bấm huyệt để xử lý các cơn đau nhức thường gặp hàng ngày.
1. Huyệt tam cúc
Vị trí: huyệt nằm dưới khoảng 4cm và phía ngoài đầu gối.
Tác dụng: Nó có thể giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp điều trị các chứng đau dạ dày , nôn mửa và buồn nôn.
Cách bấm: Bạn hãy gập chân và bấm vào huyệt trong một phút.
2. Huyệt con mắt thứ ba
Vị trí: Huyệt con mắt thứ ba có thể dễ dàng xác định giữa lông mày của bạn.
Tác dụng: Tác động đến huyệt vị này giúp bạn điều trị nhức đầu, trầm cảm, mệt mỏi mãn tính, và căng thẳng.
Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái ấn huyệt trong một phút.
3. Huyệt nội quan hay “cánh cổng phía trong”
Vị trí. Điểm áp lực nằm trên cẳng tay bên trong, vị trí cách khoảng 3 ngón tay từ cổ tay, ngay giữa hai gân.
Tác dụng. Nó giúp giảm bớt buồn nôn, nôn mửa và say tàu xe.
Cách bấm: Ấn một lực lên điểm này và massage trong 4-5 giây.
4. Huyệt Đồng tử liêu
Vị trí. Huyệt đồng tử liêu nằm ở góc mắt.
Tác dụng: có thể giúp giảm đau nửa đầu và nhức mỏi mắt.
Cách bấm: Day chậm điểm này bằng đầu ngón tay của bạn cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm.
5. Huyệt Thái xung
Vị trí: Huyệt thái xung nằm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, lùi xuống dưới khoảng 4cm.
Công dụng: Đó là huyệt vị rất phổ biến để làm giảm đau đầu, mỏi mắt và chuột rút, và cũng có thể giúp cải thiện khả năng tập trung.
Cách bấm: Ấn huyệt và giữ trong một phút.
6. Huyệt thiên chung hay “biển yên tĩnh”
Vị trí: Huyệt thiên trung có thể dễ dàng xác định ở trung tâm ngực.
Tác dụng: rất có ích lợi trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần và tâm lý, giúp an định và giải tỏa những cơn lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, kích động và những triệu chứng bất bình thường khác về tâm lý.
Cách bấm: Ấn vào đó và xoa bóp trong một phút.
7. Huyệt hợp cốc
Vị trí: Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón cái và ngón trỏ.
Tác dụng: rất hữu ích trong giảm đau răng, đau cổ và vai, và nhức đầu.
Cách bấm: Bấm và giữ huyệt hoặc xoa bóp trong một phút.
8. Huyệt Dũng tuyền
Vị trí: Huyệt dũng tuyền nằm trên gan bàn chân giữa ngón thứ hai và thứ ba.
Tác dụng: Có tác dụng giảm nhức đầu, buồn nôn, và ngất xỉu.
Cách bấm: Ấn lên điểm này dưới áp lực bằng đầu ngón tay và giữ trong một phút.
9. Huyệt phong trì
Vị trí: Điểm này nằm trên rãnh giao tiếp của bắp thịt cổ và phần sọ.
Tác dụng: Nó có thể giúp điều trị nhức đầu, đau nửa đầu và chóng mặt.
Cách bấm: Ấn điểm này và giữ trong một phút.
10. Huyệt phong phủ
Vị trí: Huyệt phong phủ nằm ở giữa gáy, dưới sọ.
Tác dụng: Bấm huyệt phong phủ giúp làm giảm đau đầu, đau họng, và chảy máu cam.
Cách bấm: Tác động một lực bằng đầu ngón tay của bạn và giữ trong một đến hai phút.
11. Huyệt ở lưng dưới
Vị trí: Điểm này nằm trên đường hông, cách khoảng 2 – 4 ngón tay ở mỗi bên tính từ xương sống.
Tác dụng: Nó giúp giảm đau bụng và khó tiêu.
Cách bấm: Tác động lên mỗi điểm trong một phút.
12. Huyệt Triple Heater 6
Vị trí: Điểm này nằm trên cổ tay khoảng 8cm.
Tác dụnd: có thể giúp giảm bớt trướng bụng.
Cách bấm: Bấm huyệt trong một phút, đầu tiên trên một cánh tay, sau đó chuyển sang tay bên kia, cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm.
13. Huyệt Côn Lôn
Vị trí: Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Tác dụng: hữu ích trong điều trị đau cổ, vai và đau lưng.
Cách bấm: Bấm và day huyệt trong một phút.
14. Huyệt khúc trì
Vị trí: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủyu.
Tác dụng: giúp giảm bớt cảm lạnh và sốt cao, đau họng. Nó cũng giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.
Cách bấm: Gập khuỷu tay, ấn điểm này với ngón tay cái của bạn và massage hoặc giữ trong một phút. Thay đổi cánh tay và lặp lại.
Theo DKN