Một thoáng Sài Gòn xưa – Xà bông Cô Ba
Khi nhắc về các thương hiệu Việt “vang bóng một thời”, nhiều người nhớ đến kem đánh răng Dạ Lan hay đặc biệt là xà bông Cô Ba, sản phẩm chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của hãng xà bông Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam vào lúc bấy giờ.
Xà bông Cô Ba, thương hiệu gắn liền với nhiều người
Năm 1932, ông Trương Văn Bền, một thương gia gốc Hoa đã quyết định mở cơ sở sản xuất xà bông đầu tiên tại Việt Nam. Sở dĩ mang tên xà bông Cô Ba là do trên sản phẩm này in hình của hoa hậu Cô Ba, con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh.
Xà bông Cô Ba ban đầu sản xuất nhiều loại, 250g, 500g, 750g và khối lớn là 1kg, ban đầu chỉ sản xuất tại Sài Gòn, và được nhiều người yêu thích, cũng như đón nhận nên dần dần đến tận các chợ miền xa ngoài Sài Gòn và lục tỉnh. Từng loại sản phẩm xà bông của công ty ông Bền sản xuất đều có sự “hiện diện” của cô Ba, và nghiễm nhiên Cô Ba thành “người mẫu” đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt.
Cục xà bông màu xanh mát in hình một người phụ nữ Việt Nam với tóc búi cao, trán rộng làm mưa làm gió trên thương trường lúc bấy giờ. theo một số nhà quan sát, đã nhấn mạnh sự có mặt của sản phẩm Việt và chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam lúc bấy giờ.
Tuy nhiên cũng có một số người lại cho rằng, người phụ nữ trên nhãn hiệu xà bông này không phải là cô ba Thiệu mà là cô ba Trà, người được mệnh danh là Hoa Khôi Lục Tỉnh và cũng là vợ của ông Trần Văn Bền, vì quá yêu thương vợ mình nên ông đã cho in hình của bà lên nhãn hiệu xà bông mà ông sản xuất ra. Tuy nhiên đó chỉ là một số ý kiến của mọi người, nhưng sâu trong tâm thức của những người Sài Gòn xưa thì nhắc đến xà bông cô ba là nhắc đến cô ba Thiệu, con ông thư ký Chánh.
Vài điều chưa biết về cô ba – người mẫu nổi tiếng thương hiệu xà bông cô ba
Có những giai thoại về Cô Ba Thiệu, một trong những hoa khôi Sài Thanh lúc bấy giờ, tuy nhiên có một số diễn giả lại cho rằng cô ba là một người đẹp nhưng bạc mệnh, người ta cho rằng, cô đã sống những ngày cuối đời mình trong trại giam trước khi đối diện với ản tử hình.
Trong bộ sách Hỏi đáp về Sài Gòn do nhiều tác giả của NXB Trẻ ra mắt năm 2006, đã có đoạn cho biết, Cô Ba là “người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh”. Nhưng với nhiều giai thoại về cô ba hay nhiều câu chuyện sau đó, nhưng nguyên nhân cũng như những điều xung quanh cái chết của cô ba vẫn còn là những điều mơ hồ, chưa có tính xác thực. Dù thành công vang dội với danh hiệu hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, cũng như những tiếng vang lớn trên thị trường quảng cáo sản phẩm của xà bông cô ba, nhưng điều mà cô ba muốn nhất là mối thù với giặc ngoại xâm, mà ở đây là Pháp. Chúng ta có thể thấy một cuộc đời đáng thương cho một người đẹp như Cô Ba.
Xà bông cô ba – Quên lãng cho đến sự trở lại
Một tin vui cho những người yêu thích mùi thơm đặc trưng của thương hiệu xà bông vang bóng một thời cô ba, đó chính là công ty An Dương Thảo Điền vừa chính thức cho khôi phục lại dây chuyền sản xuất, kinh doanh cũng như tập trung phát triển lại thương hiệu xà bông cô ba nổi tiếng một thời, nhằm bảo tồn một thương hiệu của người Việt và gắn bó qua nhiều thập kỷ với người dân Việt Nam.
Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho những người thích sử dụng thương hiệu xà bông Việt Nam này, bởi xà bông cô ba là một trong số ít những thương hiệu còn nổi tiếng trên thị trường và được người tiêu dùng đón nhận mặc dù trải qua gần 100 năm. Tuy vậy, đây là một ca khó cho những nhà đầu tư bởi so với lúc trước, xà bông cô ba chỉ đối đầu với mỗi xà bông của Pháp nhưng hiện nay, với những loại hóa mỹ phẩm đa dạng thì đây ắc hẳn là một cuộc chiến khốc liệt của thị trường hóa mỹ phẩm này. Nhưng việc quan trọng nhất ở đây có thể nhắc đến chính là việc khôi phục, vận hành dây chuyền sản xuất xà bông cô ba cũng thể hiện một sự kế thừa, phát huy cũng như bảo tồn một thương hiệu vôn dĩ đã quá gần gũi và quen thuộc với chúng ta.
Uniwriter