Một ngày lang thang Cổ Trấn 1300 năm tuổi
Cổ Trấn là một thị trấn cổ kính của Trung Quốc còn có tên gọi là Phượng Hoàng trấn, nằm tại huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam. Cổ trấn được xây dựng bên dòng sông Đà Giang từ hơn 1000 năm trước, là một di tích văn hóa và lịch sử hấp dẫn bậc nhất ở Trung Hoa.
Trái ngược với sự phát triển không ngừng của Hồ Nam, thị trấn nhỏ này dường như còn “ngái ngủ” sau 1.300 năm. Đôi mắt tinh tường của người xưa khi chọn mảnh đất này làm nơi an cư lạc nghiệp, đã để lại một di sản bất hủ cho hôm nay. Những ngôi nhà cổ áp sát vào núi và soi bóng xuống dòng Đà Giang tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến Phượng Hoàng trở thành địa danh mà ai cũng muốn một lần được đặt chân đến.
Được xây dựng từ năm 686 thời nhà Đường, Phượng Hoàng cổ trấn trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và quân sự của cả vùng thời Minh – Thanh (1368-1644), khi đa số cư dân là quân lính được đưa đến thị trấn nhằm chống lại các cuộc nổi dậy của người Miêu. Bức tường thành phía Nam được xây dựng vào thời nhà Minh (1573-1620) tồn tại đến ngày nay như một minh chứng lịch sử cho thời kỳ này. Tuy nhiên, kiến trúc tiêu biểu của Phượng Hoàng cổ trấn lại do người Hán và người Miêu xây dựng và hoàn thiện vào thời nhà Thanh (1644-1911): Những hàng mái ngói âm dương chập chùng, uốn khúc, tưởng chừng như vô tận, bao phủ những căn nhà gỗ chênh vênh trên hàng cọc cao từ 5m – 7m, men theo dòng Đà Giang trong xanh.
Sông Đà Giang chỉ khoảng 5 km nhưng có rất nhiều cây cầu, có cầu gỗ, cầu đá nhưng đặc biệt nhất có lẽ là Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc độc đáo có mái che, Đây là chiếc cầu được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng. Đứng từ bên đây cầu nhìn sang phía bên kia cầu, bạn sẽ thấy thấp thoáng Phượng Hoàng cổ trấn trải dài với những ngõ sâu hun hút, những ngôi nhà rêu phong với mái ngói cổ âm dương dày đặc, màu xám như đá tai mèo. Những tượng phù điêu trên đầu mái cong vút một cách đầy kiêu hãnh. Bước chân vào cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm này, du khách sẽ có cảm giác như mình đi lạc vào câu chuyện cổ tích.
Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Nhìn từ trên cao, Đà Giang như một dải lụa màu thiên thanh trải dài theo phố cổ, đôi bờ được nối liền bởi những cây cầu gỗ xinh xinh, thanh mảnh.
Làm một chuyến tham quan xung quanh thành cổ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những nét sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây. Bên cạnh phong tục tập quán độc đáo của người Miêu, dòng sông Đà Giang chảy qua cổ trấn đã trở thành một điểm du lịch cực kỳ thú vị, thu hút rất nhiều du khách.
Theo như lịch sử thì ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người dân bắt đầu chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến bờ sông trở thành điểm nhấn đặc trưng của thành cổ Phượng Hoàng. Đến đây bạn có thể tận mắt ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt tất bật của người dân hai bên bờ sông. Mặc dù nhà dân ở đây đều có nhà tắm riêng, máy giặt, máy sấy nhưng họ vẫn giữ thói quen giặt giũ, tắm táp, làm đồ ăn, rửa rau củ quả trước khi chế biến. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của họ.
Dọc theo con đường lát đá xanh, những cửa hàng bán các sản phẩm truyền thống của địa phương: Từ những vò rượu của người Hán, đến đồ trang sức bạc của người Miêu hay những chiếc đèn hoa đăng xinh xắn của người Thổ Gia… luôn tấp nập kẻ bán người mua.
Khi màn đêm buông xuống, cảnh sắc của Phượng Hoàng cổ trấn càng thêm lung linh huyền ảo như trong một bức tranh nhiều màu sắc, như một con Phượng Hoàng lửa đang tắm mình trên dòng Đà Giang nên thơ và tĩnh lặng. Con sông nối giữa khu phố cổ soi bóng những chiếc đèn lồng và cả khúc sông rực rỡ trong ánh đèn. Hồng Kiều, cây cầu cũ đẹp bậc nhất thành cổ được trang hoàng lộng lẫy. Những chiếc đèn nến được bán quanh khúc sông. Bập bềnh trôi những đóa hoa nến huyền ảo…
Sông Li Giang: Du khách khi đến Dawei thường thích ngồi bè dạo sông Li Giang, tận hưởng khí trời hiền hòa và thiên nhiên trong lành buổi sáng sớm hay chiều tà.
Nhà cổ: Các ngôi nhà trong cổ trấn đều được thiết kế rất hợp lý, có sân trước, gian phòng chính, hai gian bên hông và phần sân sau nằm giữa nhà. Có cầu thang và lối đi riêng lên tầng 2 của ngôi nhà.
Món còng chiên giòn rất bắt mắt.
Món tráng miệng nổi tiếng ở Dawei là thạch mè, được làm từ bột năng và sữa tươi, phía trên rắc thêm một ít mè đen, nho khô. Món này ăn vào cảm giác mát lạnh, vị ngọt và thanh.
Quà lưu niệm chủ yếu được người dân bày bán tại Dawei là những chiếc bình hồ lô màu vàng, có cái tên rất lạ “hương lộ”. Đặc điểm của những chiếc hương lộ này là được trồng trên cây, sau đó họ phơi nắng và giữ lại những cái cùi hồ lô, tạo dáng rất đáng yêu.
Nhất Tâm tổng hợp