Một Đài Loan rất lạ trong mắt người phương Tây (P1): Đầu tư cho trí tuệ và năng lực sáng tạo
Michelle Greenwald, một giáo sư kinh tế người Mỹ gần đây đã đến thăm Đài Loan, với tư cách là người đi học hỏi cách thức họ đổi mới và phát triển đất nước. Cô đã rất ấn tượng trước tầm nhìn và phương pháp tiến hành của quốc gia này. Dưới đây là bài chia sẻ của giáo sư Greenwald.
Giống một công ty hàng đầu, Đài Loan có những điểm nổi bật như: Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ; xu hướng ngành công nghiệp công nghệ cao mang tính toàn cầu.
Vì Đài Loan khá nhỏ so với Mỹ, chỉ khoảng 23 triệu dân, dẫn đến phạm vi các ngành công nghiệp cũng hẹp hơn, nên dường như họ dễ dàng lên kế hoạch cho lộ trình quản lý kinh tế.
Ấn tượng của tôi về Đài Loan được hình thành từ nhiều thập kỷ trước, khi còn là một đứa trẻ trông thấy những đồ chơi và hàng hóa giá rẻ mang nhãn hiệu “Made in China”. Đó cũng là tình cảnh của hàng hóa đến từ Hồng Kông thời đó. Tuy nhiên, cả hai đều đã đi theo 2 hướng khác nhau.
Ngày nay, Hồng Kông đã trở thành một trung tâm của thế giới về tài chính, bất động sản, thời trang cao cấp và vận tải, trong khi Đài Loan sử dụng chuyên môn kỹ thuật để bước vào lĩnh vực công nghệ phần cứng, như Foxconn, một công ty Đài Loan lắp ráp iPhone của Apple, ASUS và máy tính sản xuất Acer, điện thoại di động và HTC Makes.
Nhận ra sản suất phần cứng giá thấp không phải là cách để duy trì một nền kinh tế, vì các nước có giá nhân công thấp hơn có thể cạnh tranh về giá cả; đồng thời nhận ra tiềm năng to lớn nằm ở kỹ thuật, Đài Loan đã một lần nữa làm mới lại chính mình, tập trung vào những ngành nghề có tính sở hữu trí tuệ và sáng tạo, đây cũng là những ngành cần ít vốn đầu tư. Biểu đồ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới dưới đây minh hoạ quá trình phát triển của Đài Loan qua các năm:
Đài Loan có tỷ lệ biết đọc viết là 98,5%, điểm thi môn toán cao thứ 4 thế giới (theo Tổ chức Phát triển Kinh tế) và hơn 25% lao động trình độ đại học thuộc lĩnh vực kỹ thuật. 70% vi mạch trên thế giới được sản xuất tại Đài Loan và các công ty Đài Loan đã có nhiều năm xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, phần cứng máy tính, kỹ thuật điện tử.
Trong 1 bài báo đăng trên Bloomberg năm 2014, Global Tech đã trích dẫn Đài Loan có số lượng bằng sáng chế trên dân số và trên chi tiêu R & D cao nhất thế giới. Gần đây hơn, đất nước thông minh này quyết định sử dụng công nghệ cao và tài năng kỹ thuật của mình để tập trung vào các lĩnh vực như thực tế ảo, robot, trí thông minh nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối Internet, chăm sóc sức khỏe thông minh, hậu cần thông minh, máy móc thiết bị thông minh, năng lượng xanh và thành phố thông minh.
Ở Đài Loan, có 4 khía cạnh bất ngờ gây ấn tượng với tôi mà các công ty toàn cầu và thậm chí là các quốc gia khác có thể học hỏi:
- Một tầm nhìn dài hạn rõ ràng và tiếp cận đa phương pháp để đạt được nó,
- Óc hài hước được truyền vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống,
- Sự tinh tế về thiết kế, màu sắc và đồ họa,
- Một lực lượng lao động đầy nhiệt huyết với các kỹ năng về kỹ thuật vừa có thể phát minh vừa có thể thực hành.
Tầm nhìn và phương pháp cải tiến
Một trong những mục tiêu của Đài Loan là trở thành “Thung lũng Silicon” của châu Á, một trung tâm liên lạc và kết nối các thị trường châu Á với Hoa Kỳ. Người Đài Loan tin rằng họ có thể thành công nhờ bề dày văn hóa lịch sử cũng như vị trí địa lý của họ tới các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là tương đối đồng đều.
Chính sách và kế hoạch dài hạn của chính phủ
Các chính sách phát triển chính phủ chủ yếu được dẫn dắt bởi Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan, cơ quan điều phối chính để hướng Đài Loan đến 1 nền kinh tế mới, nhằm tạo ra:
- Một hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp.
- Liên kết với nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển toàn cầu (Global R&D) khác trên khắp thế giới.
- Các ứng dụng phần mềm được xây dựng dựa trên nền tảng các công nghệ phần cứng trước đó.
- Đổi mới chính sách hỗ trợ cho sinh viên mới ra trường, theo 2 hướng nghiên cứu khoa học hoặc phát triển thương mại.
- Hỗ trợ nhiều mặt giúp quá trình đổi mới được thực hiện nhanh chóng hơn so với nguyên mẫu và thử nghiệm.
- Đổi mới văn hóa và truyền cảm hứng trong giáo dục trẻ em theo cách vui vẻ và hào hứng hơn.
Ba cơ quan nhà nước nổi bật trong chính sách đổi mới của Đài Loan gồm có:
Trung tâm tư vấn khởi nghiệp Đài Loan
Một nơi chuyên tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp cho các công ty công nghệ cao giai đoạn đầu. Trung tâm còn giúp kết nối đơn vị khởi nghiệp, các nhà đầu tư ở giai đoạn đầu, các hội nghị liên quan, đối tác kinh doanh và các công ty công nghệ cao để giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.
Trung tâm cũng cung cấp các hội thảo và chương trình giáo dục về khởi nghiệp cùng nhiều chuyên gia quốc tế và các công ty đối tác như Amazon và FbStart của Facebook; bên cạnh đó là khuyến khích những hội nghị khởi nghiệp chuyên về công nghệ trên toàn thế giới bao gồm cả những hội nghị qua mạng.
Công viên Khoa học Tân Trúc
Công viên khoa học và công nghệ này lấy cảm hứng từ Thung lũng Silicon, là ngôi nhà của những công ty khởi nghiệp nhỏ và hơn 400 công ty công nghệ cao, chủ yếu trong ngành chất bán dẫn, máy tính, viễn thông, và quang điện tử. Nó được hữu ý đặt cạnh 2 trường đại học kỹ thuật uy tín nhất Đài Loan là: Đại học Quốc gia Thanh Hoa và Đại học Giao thông Quốc gia.
Mục tiêu của công viên khoa học Tân Trúc gồm 2 phần: Thúc đẩy khía cạnh thương mại hóa nền khoa học và công nghệ trong nước, tạo nguồn cảm hứng học tập cho các sinh viên và các hoạt động liên quan.
Hai nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới đều nằm ở đây là: Tập đoàn chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Tập đoàn United Microelectronic (UMC).
Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp Đài Loan (ITRI )
Mục tiêu của ITRI là giúp thương mại hóa các phát minh từ các tổ chức nghiên cứu của Đài Loan nhằm tăng tỷ lệ thành công của họ. ITRI cũng giúp đánh giá cơ hội trên thị trường, chuẩn bị và thử hàng mẫu, hoạt động thí điểm, xây dựng kế hoạch kinh doanh, gây quỹ và chuyển giao công nghệ.
TUSA (Taiwan US Alliance), một cơ quan đặc biệt trong ITRI có nhiệm vụ tạo những mối liên hệ mật thiết với các công ty ở Thung Lũng Silicon tại Mỹ, nhằm thực hiện những điều khoản giao dịch đôi bên cùng có lợi trong các lĩnh vực công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình cảm ứng, âm thanh và chip điều khiển trực quan.
Theo Forbes