Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc: Cứ 5 ca ghép tạng thì có 1 ca ghép cho người nước ngoài
Các tù nhân lương tâm đang bị cưỡng bức sát hại để lấy nội tạng phục vụ ngành công nghiệp cấy ghép ở Trung Quốc, trong đó số ca ghép cho người nước ngoài chiếm tỉ lệ 20%, 1 chuyên gia hàng đầu trong vấn đề này cho biết.
Người ta ước tính, người nước ngoài chiếm tỉ lệ 20% trong số 60.000 – 100.000 ca ghép tạng được thực hiện tại Trung Quốc mỗi năm, Ethan Gutmann – phóng viên điều tra nói với người phỏng vấn tại hội nghị Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Thái Lan, ngày 17/10.
“Phần lớn nội tạng của các du khách nước ngoài đến từ khu vực châu Á”, Gutmann nói qua Skype theo dõi thông báo của câu lạc bô “Hard to Believe” (Điều khó tin) – 1 bộ phim tài liệu về mổ cắp nội tạng ở Trung Quốc đã giành nhiều giải thưởng, được chiếu trên đài PBS của Mỹ vào năm 2015.
“Dựa trên những gì chúng ta biết – Nhật Bản là quốc gia có số lượng du khách đến Trung Quốc ghép tạng cao nhất”, Gutmann nói, ông còn cho biết thêm Hàn Quốc là quốc gia cao thứ 2.
“Tôi nghĩ rằng điều này khá dễ hiểu. Tôi nghĩ nó khá thuận tiện bởi vì khoảng cách gần, nhưng cũng có rất nhiều điều mà chúng ta không biết”, ông nói.
“Một lợi nhuận khổng lồ cũng như 1 danh sách dài người đang đợi ở những quốc gia này”.
Số lượng du khách Đài Loan đến Trung Quốc ghép tạng đã từng chiếm tỉ lệ cao nhất cho đến năm 2015, khi chính phủ Đài Loan ban bố lệnh cấm hành động này, do các báo cáo liên tục về mổ cắp nội tạng trong đó bao gồm cả cuốn sách của Gutmann “The Slaughter – Tàn sát”, xuất bản năm 2014.
Tại Trung Quốc, thời gian chờ đợi cấy ghép tạng không giống như hệ thống hiến tặng tự nguyện ở các quốc gia khác. Vì ngành công nghiệp cấy ghép tạng Trung Quốc sử dụng 1 hệ thống hoàn toàn trái ngược.
“Nguồn tạng đến từ các tù nhân lương tâm – chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, những người bị cưỡng bức sát hại”, Gutmann và những người khác nói.
Gutmann cho biết, người nước ngoài phải trả giá cao hơn ít nhất 10 lần so với 1 người Trung Quốc. “Đôi khi nhiều hơn, đặc biệt là người Nhật Bản; chúng tôi biết đã có người phải trả 1 triệu USD hoặc nửa triệu USD cho 1 lá gan”, ông nói.
Cơ quan nội tạng của 1 du khách nước ngoài có thể được cấy ghép trong vòng 2 tuần đến 1 tháng, mặc dù đây không phải là trường hợp người Trung Quốc.
“Tôi đã nói chuyện với nhiều người Trung Quốc những người đã trả giá thấp và họ phải đợi 6 tháng”. Như 1 lời giải thích,Gutmann nói, “đối với những người trả giá thấp, họ sẽ giết những người không tự nguyện hiến tặng và thu hoạch nhiều cơ quan nội tạng cho nhiều người”.
Nhưng Gutmann đã chỉ ra rằng nghiên cứu của ông không phải tập trung vào ngành du lịch ghép tạng ở Trung Quốc. Động lực chính trong những nỗ lực của ông, và những người như David Kilgour, cựu Thư Ký Nội các của Canada và David Matas, luật sư nhân quyền được nhiều người tôn trọng, đang cố gắng tập trung điều tra về nguồn cung ứng các cơ quan nội tạng.
“Tôi nghĩ đó là câu hỏi thực sự quan trọng”, Gutmann nói.
“Tôi thực sự quan tâm đến các nạn nhân ở đây; đây là hàng trăm nghìn người. Họ cũng có sự sống”.
“Đây là những gì tôi cố gắng và tài liệu trong cuốn sách của tôi. Đây là những nhân chứng thực tế. Họ thực sự dũng cảm và hơn cả thế nữa”.
Hồi tháng 6, Gutmann và 2 người Canada đã phát hành một báo cáo mới mang tên “Bloody Harvest/The Slaughter: An Update”, (Tạm dịch: “Thu hoạch đẫm máu / Cuộc thảm sát: Thông tin mới nhất”) cập nhật những thông tin mới, họ phát hiện ra vấn đề thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc tồi tệ hơn rất nhiều lần so với suy nghĩ trước đây.
Thay vì 10.000 ca ghép tạng được thực hiện mỗi năm như trích dẫn của các quan chức Trung Quốc, báo cáo mới cho biết có khoảng 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép được thực hiện mỗi năm ở Trung Quốc.
Những nạn nhân bị thu hoạch nội tạng, báo cáo cho hay, là các học viên Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện truyền thống thuộc trường phái Phật gia dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Chính quyền Trung Quốc từng ủng hộ một cách không công khai đối với Pháp Luân Công và một cuộc khảo sát chính thức chỉ ra rằng có hơn 70 triệu học viên vào năm 1999 – nhiều hơn số lượng đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Năm 1999, nhà nước Trung Quốc phát động cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, bắt đầu từ khoảng thời gian thời gian này, số lượng các ca cấy ghép tạng tại Trung Quốc tăng lên một cách đột biến. Một tỉ lệ nhỏ người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và các nhà Kitô hữu cũng bị giết chết để lấy nội tạng cấy ghép, các nhà nghiên cứu cho biết.
Mặc dù thu được rất nhiều lợi nhuận – đặc biệt là các ca ghép tạng cho du khách nước ngoài – Gutmann nói rằng những gì xảy ra ở Trung Quốc không chỉ là vấn đề về tiền bạc. Theo ý kiến của ông, đó chính là vấn đề chính trị. Một nhà nước cộng sản muốn tiêu diệt một nhóm lớn.
Theo Vision Times