“Misa Si thứ” của Bach – Âm nhạc đến từ Thiên quốc

01/12/15, 08:42 Tri thức

Tiết mục nghệ thuật Singapore năm nay, dàn hợp xướng nhạc cổ điển của nhạc trưởng Philippe Herreweghe (Collegium Vocale Gent) đã trình diễn bản nhạc “Misa Si thứ” của Bach vào tối 14/6, tại phòng âm nhạc của trung tâm nghệ thuật Tân Hải.

Dàn hợp xướng nhạc cổ điển gốc Bỉ, dốc lòng nghiên cứu và diễn dịch âm nhạc Baroque. (Ảnh Michiel Hendrickx)

Bộ tác phẩm thanh nhạc đồ sộ thiên cổ này, thần thánh thanh cao từ trên trời giáng xuống không giống người thường, rung động lòng người. Phần trình diễn xuất sắc của dàn nhạc cổ điển gốc Bỉ giành được tràng vỗ tay nồng nhiệt kéo dài của khán giả.

Bach là nhạc sĩ người Đức, nhân vật tiêu biểu của dòng âm nhạc Baroque, đối với âm nhạc đời sau tạo ra ảnh hưởng cực lớn. Bach là tín đồ cơ đốc ngoan đạo, dốc lòng nghiên cứu âm nhạc tôn giáo, sáng tác “Misa Si thứ”, “Passion thánh Matthew”, “Giáng sinh trường ca” và “Sự thống khổ của Chúa Giê-xu” của ông đều rất nổi tiếng. 27 năm cuối đời, tất cả tác phẩm của ông đều kính dâng cho thánh đường St. Thomas, đồng thời phụ trách dạy lớp xướng ca nhi đồng thuộc thánh đường này.


Johann Sebastian Bach

“Misa Si thứ” được Bach sáng tác khi gần cuối đời, dài hai tiếng, gồm có đơn ca, đồng diễn, hợp xướng và nhạc giao hưởng. Kết cấu phức tạp, kỹ xảo thành thục, phong cách thay đổi khôn lường, được xem là tác phẩm thành công nhất của âm nhạc Bach. Nội hàm thâm sâu phong phú, sinh động có hồn, nhạc giao hưởng trang nghiêm khoáng đạt, ca khúc tràn ngập tình cảm thuần khiết, thánh thiện và thành kính, là âm nhạc tôn giáo nổi tiếng nhất.

Không hổ là dàn hợp xướng ưu tú, cả màn trình diễn đúng là nắm được tinh túy của tác phẩm. Đơn ca và hợp xướng cân đối rõ ràng, ý nghĩa sâu sắc, miên man không dứt, dư âm vô tận.

Giọng ca sâu lắng, mềm mại chậm rãi, tốt đẹp như là âm thanh đến từ Thiên quốc, như thiên sứ với đôi cánh đang bay lượn, như thơ như mộng… theo gió bay đi, nhẹ nhàng tuyệt đẹp. Mang đến vẻ đẹp của thần, thương cảm ôn nhu, chí thiện thuần khiết đẹp đẽ.


Ca sĩ giọng nữ cao Johann Ett E Zom Er. (ẢNh Marco Borggreve)

Phần thứ nhất “Khẩn cầu chúa ban thương xót“, là cầu nguyện thành kính, giản dị như vậy! Khiến người ta sinh lòng sùng kính thần.

Năm bộ âm hợp xướng “Vinh quang Thiên chúa trên trời” và “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”, hiện ra khí chất tường hòa đặc biệt, biểu hiện lòng hướng thiện, quyết tâm kiên định đi theo con đường của thần, vui mừng thanh thản sau khi vượt qua tầng tầng lớp lớp.

Ấn tượng rất sâu chính là một khúc nhạc phong cách điền viên, thổi sáo, như tắm gió xuân, giống như suối nước róc rách, dê con ăn cỏ, nhu hòa tươi mát. Ca sĩ giọng nam cao Julius Pfeifer dùng âm sắc trong trẻo thanh tịnh, không thể tưởng tượng nổi vẻ đẹp tinh khiết yên tĩnh của bài hát.


Ca sĩ giọng nam cao Julius Pfeifer

Hợp xướng phần sau, khi thì rộn rã thanh thoát, khi thì sâu lắng mạnh mẽ, khí phách giống như sử thi. Tràn đầy ca ngợi đối với thần, hướng tới ánh sáng. Cuối cùng thanh âm của kèn lại tăng thêm sắc thái trang nghiêm thần thánh, khiến mọi người nghe được thanh âm thiên thượng. Hơn nữa đàn violin, nhu âm kèn hơi và kèn co Pháp, càng khiến cho hào khí hùng vĩ, phối hợp hợp xướng ca ngợi thần, quả thực là Thần Quang phổ chiếu, cảnh đẹp hài hòa nơi thế giới chúng sinh. Đạt đến trình độ tuyệt vời, cảm động lòng người.


Nhạc trưởng Philippe Herreweghe (Ảnh Eric Larrayadieu)

Sự phóng khoáng, linh hoạt kỳ ảo, tươi đẹp của đơn ca và sự sâu lắng, hồn hậu của hợp xướng, năng lực ăn ý cân đối, cùng chiếu sáng, tạo nên sức cuốn hút càng sâu sắc, nổi bật như thần đang dẫn dắt mọi người, chúng sinh bước chân vững vàng hướng thiện.

Vào thời của Bach, con người rất ngoan đạo, tin tưởng thần linh, không khí tôn giáo nồng đậm. Nếu không phải thánh đồ nghệ thuật nhận được gợi ý và tác động của thần, thì không thể viết ra được thứ âm nhạc vĩ đại đến từ Thiên quốc này đây.

Hoàn toàn hòa tan trong tiếng ca, suy nghĩ của tôi chứa đầy âm nhạc bay lượn, vượt qua phía chân trời rất cao xa, vui vẻ dào dạt, đến nỗi chảy cả nước mắt.

Khi ca hát thiên sứ lượn vòng trong đầu, quanh quẩn không đi, tuyệt không thể tả. . . Không có gay gắt và kiêu ngạo ngông cuồng, có chăng chỉ là sùng kính trang nghiêm và ôn nhu thuần khiết, đồng thời, không gian tinh thần rộng lớn sâu sắc, tinh lọc và thăng hoa linh hồn …

Mọi người trong cuộc sống ồn ã, nghe được thiên âm mỹ diệu, cảm giác mới mẻ, tựa như được nước trong tẩy tịnh tâm hồn.

Iris dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x