“Mẹ ơi, mẹ đang ở đâu” – Tiếng kêu nhói lòng của những đứa trẻ có mẹ bị bức hại

“Mẹ ơi, mẹ đang ở đâu” là một trong những tác phẩm tham gia buổi triển lãm vạch trần tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc. Đó là tiếng kêu nhói lòng của những đứa trẻ có mẹ bị bức hại vì tín ngưỡng. Buổi triễn lãm diễn ra vào ngày 10/5, tại New York.

Họa sĩ Li Jinyu với các tác phẩm của cô trong triển lãm tại New York vào ngày 10/5/2016 được AAFOH (Hội nghệ sĩ chống mổ cắp nội tạng) tổ chức. Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật có nội dung về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc cũng như tiếng nói chống lại bất công của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Trước năm 1997, họa sĩ Li Jinyu đã làm chuyến hành trình đến Tây Tạng, Canada và nhiều nơi khác nữa với mong muốn tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

Chủ đề được thể hiện trong tranh của cô phần lớn là về các dân tộc và văn hóa truyền thống Trung Quốc, cũng như sự xung đột giữa con người và môi trường. Mặc dù yếu tố Đông phương là đối tượng sáng tác chủ yếu trong các tác phẩm của Li, nhưng phong cách hội họa của cô lại là sơn dầu Tây phương.

Khi bắt đầu trở thành học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp  Luân Đại Pháp) vào năm 1997, cô nhận ra đây chính là những điều mình đã tìm kiếm bấy lâu nay.

“Theo nhận thức của tôi, sứ mệnh của nghệ sĩ là lưu lại những sự kiện quan trọng của lịch sử, tôi nghĩ rằng Pháp Luân Đại Pháp là sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong giai đoạn lịch sử đương đại này. Với một  sự kiện to lớn như vậy, tôi phải sáng tác bằng chủ nghĩa hiện thực vì nó rất vĩ đại, rất chấn động và chân thực”, cô Li cho biết khi đang có mặt tại phòng tranh trưng bày các tác phẩm phơi bày sự thật về bất công ở Trung Quốc. 

Năm 1999, môn tu luyện thiền định đã mang lại ánh sáng cho cuộc đời cô, bị cấm tại chính đất nước đã khai sinh ra nó. Sau một đêm, các học viên trở thành đối tượng sống ngoài vòng pháp luật. Cô và các nghệ sĩ khác nhận thức được rằng họ cần phải nói lên sự thật này.

Cô gửi gắm nhiều câu chuyện trong mỗi bức tranh của mình. Cô nói: “Tôi có quá nhiều bạn bè bị bức hại và thậm chí đã chết”.

“Mẹ ơi, mẹ đang ở đâu ?”, một tác phẩm của Li Jinhuy tại triển lãm do AAFOH tổ chức mở New York, vào ngày 10/5/2016.

Họa sĩ Li cùng với 8 họa sĩ khách mời đến từ châu Âu, Úc, Canada, Đài Loan và Hoa Kỳ, đều là thành viên thuộc tổ chức AAHOH – Hội Nghệ sĩ chống Mổ cắp nội tạng, được thành lập vào tháng 11/2015. Các hoạt động của tổ chức này được thực hiện nhằm thức tỉnh lương tri nhân loại trên toàn thế giới về tội ác kinh hoàng liên quan đến việc thu lợi bất chính từ các bộ phận trên thân thể của học viên Pháp Luân Công, tội ác vốn được sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc.

AAFOH đã tổ chức triển lãm và mở họp báo vào ngày ra mắt chính thức tại New York, tức ngày 10/5. Tổ chức này khuyến khích các nghệ sĩ khác tham gia, cùng chung sức góp tiếng nói vạch trần sự thật. Triển lãm bao gồm tranh sơn dầu, tranh truyền thống Trung Quốc, hình ảnh động thị giác đa chiều, và nghệ thuật mô phỏng qua máy tính.

Cơ thể ông ấy vẫn còn ấm

Jiang Li, một khách mới của AAFOH tại triển lãm. Cha của cô đã bị bức hại cho tới chết tại trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Một khách mời khác là Jiang Li đến từ Trùng Khánh ở Trung Quốc, thông qua phiên dịch, cô đã kể về những cảm xúc đau đớn khi cha mình bị giết để cướp nội tạng.

Sau khi bị bắt tại nhà vào ngày 14/5/2008, cha của Jiang bị giam tại một trại lao động trong 1 năm. Ngày 28/1/2009, trung tâm này báo với Jiang và gia đình đến để nhìn xác của ông Jiang lần cuối.

“Khi chúng đến nhà xác, chúng tôi chỉ được phép ở đó 5 phút và chỉ được nhìn mặt của cha thôi”, cô Jiang nói.

Xác của cha Jiang được để trong một ngăn tủ giữ lạnh. Khi chị gái của Jiang chạm vào khuôn mặt của ông, cô rất ngạc nhiên vì khuôn mặt cha mình vẫn còn ấm. Anh trai của cô cũng ở đó, cố gắng mở ngăn tủ giữ lạnh ra, sờ vào thân thể ông và thấy vẫn còn ấm nóng Nghĩ rằng cha mình vẫn còn sống, họ cố gắng làm hô hấp nhân tạo cho ông nhưng bảo vệ đã đóng ngăn lạnh lại, lạnh lùng bảo: “Dù sao thì ông ta cũng đã có giấy chứng tử của bệnh viện rồi!”

Anh em nhà họ bị đuổi khỏi nhà xác vào ngày hôm đó, và các ngày sau đó họ cũng không vào lại được nhà xác.

“Ngày 27/5/2009, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với chúng tôi rằng nội tạng của cha tôi đã bị lấy ra và chia thành nhiều phần”, Jiang nói.

9.500 bác sĩ, 865 bệnh viện

Khách mời còn có Wang Zhingyuan,  phát ngôn viên của Tổ chức Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công Thế giới (WPFG), tổ chức hoạt động trong suốt 10 năm qua.

Theo Wang, WPFG đã phát hiện hơn 9.500 bác sĩ từ 865 bệnh viện liên quan đến mổ cướp nội tạng. Trong số đó, 96 bệnh viện quân đội và bênh viện địa phương đã thực hiện 2.000 đến 3.000 cuộc phẫu thuật mỗi năm.

“Nếu mỗi bệnh viện thực hiện 2.000 ca cấy ghép tạng mỗi năm, tổng cộng họ đã thực hiện 192.000 ca cấy ghép nội tang. Trong 10 năm, đó có thể là 1,92 triệu ca”, Wang nhận định.

Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, đã có hơn 70 triệu người tập Pháp Luân Đại Pháp trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999.

Khách đến triển lãm nghệ thuật được AAFOH tổ chức vào ngày 10/5/2016 tại New York. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Những báo cáo của WOIPFG được đưa vào cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu – Điều tra về mổ cướp tạng sống các học viên Pháp Luân Công”, xuất bản ngày 6/7/2006 và được cập nhật liên tục đến nay.

Tác giả báo cáo này là cựu Bộ trưởng Ngoại giao, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas. Báo cáo điều tra dài 140 trang, gồm chi tiết kết quả điều tra độc lập của họ về việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân là học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo còn chỉ ra sự hoạt động công khai của hệ thống mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công, bằng chứng là sự hiện diện của các trang web tiếng Trung và tiếng Anh được tạo ra để thu hút bệnh nhân quốc tế có nhu cầu cấp bách về cấy ghép nội tạng.

Một trong những trang web như thế trong các báo cáo Kilgour và Matas là Trung tâm hỗ trợ mạng lưới cấy ghép tạng quốc tế Trung Quốc – Website en.zoukiishoku.com (thành phố Thẩm Dương).

Các đoạn trích sau từ báo cáo Kilgour, Matas về các trang web kinh doanh nội tạng công khai như sau:

Website này đã đăng bằng tiếng Anh và ngày 17/5/2006:

….. trung tâm được thành lập vào năm 2003, tại Bệnh viện tuyến đầu của Đại học Y khoa Trung Quốc … “đặc biệt dành cho người ngoại quốc và các bệnh nhân từ khắp nơi trên thế giới”. Lời giới thiệu trang web tuyên bố rằng: “Người hiến tạng có thể được tìm thấy ngay lập tức!”.

Một trang khác có câu sau:

Số ca cấy ghép thận ít nhất là 5.000 mỗi năm trên cả nước. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các hoạt động cấy ghép này bằng việc ban hành điều luật thông qua tòa án nhân dân tối cao, công an, tư pháp, Sở Y tế và chính quyền dân sự để đảm báo việc cấy ghép là hợp pháp. Đây là điều duy nhất trên thế giới chỉ có Trung Quốc.

Các báo cáo của Kilgour và Matas còn bao gồm các cuộc hỏi đáp. Hãy đọc một đoạn trích này từ phần ‘hỏi đáp’ trên các trang web cấy ghép tạng của Trung Quốc:

Trước khi thực hiện ghép thận, chúng tôi sẽ đảm bảo chức năng thận của người hiến tạng … Vì vậy, thận được ghép an toàn hơn so với nguồn thận từ các nước khác, nơi mà các nội tạng không được lấy từ một người còn sống.

Q: Có phải các tạng để cấy ghép tuyến tụy là từ bệnh nhân chết não không?

A: Tất cả nội tạng chúng tôi cung cấp không phải của bệnh nhân chết não vì tình trạng nội tạng trên bệnh nhân đó có thể không được tốt.

Khách đến triển lãm nghệ thuật được AAFOH tổ chức vào ngày 10/5/2016 tại New York. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Nghệ thuật và bi kịch

Các nghệ sĩ trong hiệp hội nhận thức được các bằng chứng và số liệu thống kê liên quan đến tội ác chống lại loài người do chính phủ Trung Quốc gây ra.

Li, một công dân Canada, đã trải nghiêm tội các này khi chồng cô đang ở trong một trại lao động nhưng cuối cùng đã được chính phủ Canada giải cứu.

Một nghệ sĩ khác trong triển lãm là Zhang Cuiying, một nghệ sĩ Úc gốc Hoa đã bị giam giữ trái phép tại Trung Quốc trong 8 tháng. Trong thời gian đó, cô phải chịu đựng tra tấn, đánh đập, bị bắt học các lớp tẩy não để từ bỏ Pháp Luân Công. Cô được cứu sống thông qua chính phủ Úc và quay trở lại Úc. Cô tiếp tục vẽ và nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp đang diễn ra.

“Đã có nhiều học viên Pháp Luân Công trong trại lao động cũng bị tra tấn như tôi. Tôi đã may mắn được chính phủ Úc cứu thoát, nhưng có rất nhiều người còn bị giam trong đó. Tôi muốn sử dụng những bức tranh của mình để thỉnh nguyện giúp họ”, Zhang đã viết trong lá thư gửi đến sự kiện này cùng với bức tranh của mình.

Tranh của Zhang Cuiying – họa sĩ Úc gốc Hoa tại triển lãm nghệ thuật do AAFOH tổ chức ngày 10/5/2016 tại New York.

Phan Long, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x