Mao Trạch Đông trước khi chết vẫn muốn tiêu diệt Đặng Tiểu Bình

28/11/17, 18:12 Trung Quốc

Mao Trạch Đông vì để duy trì quyền lực, cả đời đã giết chết không biết bao nhiêu người. Vì để đạt được mục đích, Mao không tiếc hy sinh tính mạng của bất kỳ ai, kể cả những thân tín của mình.

Mao Trạch Đông đã rất nhiều lần ám sát Đặng Tiểu Bình nhưng không thành. (Ảnh: Sohu)
Mao Trạch Đông đã rất nhiều lần ám sát Đặng Tiểu Bình nhưng không thành. (Ảnh: Sohu)

Cái chết của Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và rất nhiều các lãnh đạo cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều có bàn tay của Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình cũng là người nhiều lần bị Mao ám sát nhưng đều may mắn thoát chết.

Tạp chí tiếng Trung của Hong Kong từng tiết lộ, ngày 01/03/2013, ông Hồ Cẩm Đào đã ký lệnh gỡ bỏ niêm phong của 2 hạng mục hồ sơ:

1. Bỏ niêm phong đối với các tài liệu tình báo tuyệt mật, cơ mật, bảo mật của quốc gia và của Đảng – Chính – Quân từ 01/10/1949 đến cuối tháng 12/1982.

2. Bỏ niêm phong đối với các hồ sơ, văn kiện liên quan đến việc ám sát, tập kích, công kích vũ trang đối với nhân viên thuộc các phòng ban cơ quan chính phủ, lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo Đảng – Chính – Quân từ 01/10/1949 đến tháng 12/1982.

Trong đó, từ thập niên 60 cho đến những năm 70, Đặng Tiểu Bình từng 5 lần bị ám sát hụt và những vụ ám sát này đều có liên quan đến Mao Trạch Đông.

Mao trước khi chết đã nói rằng: “Đặng Tiểu Bình có uy lực, có nền tảng trong đảng và cả ngoài xã hội. Một ngày nào đó, nếu ông ta muốn trở lại thì nhất định phải triệt để đả đảo”.

Trên thực tế, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Mao đã nhiều lần muốn lấy mạng Đặng. Mao biết Đặng là người tài giỏi nhưng không phải là người phục tùng tuyệt đối, lúc họp Đặng thường ngồi rất xa, căn bản là không thèm nghe những gì Mao nói, cho nên Mao hận Đặng thấu xương, từng nhiều lần trù tính ám sát Đặng.

Năm 1969, xả súng tại nơi ở của Đặng Tiểu Bình

Hồ sơ giải mật tiết lộ, ngày 21/10/1969 Đặng Tiểu Bình bị trục xuất đến huyện Tân Kiến tỉnh Giang Tây, bị giam lỏng trong một khu huấn luyện bộ binh. Sáng sớm ngày 23/10, có hơn 10 “dân binh” xông vào khu huấn luyện, liên tiếp xả súng vào chỗ ở của Đặng Tiểu Bình. Nhưng vì nhắm sai mục tiêu nên chỉ bắn trúng cảnh vệ trông giữ Đặng Tiểu Bình.

Năm 1973, chuyên cơ bố trí chở Đặng Tiểu Bình bốc cháy trên không

Ngày 20/02/1973, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ phái chuyên cơ Ilyushin Il-14 do Liên Xô sản xuất đến Giang Tây đón Đặng Tiểu Bình trở về Bắc Kinh chờ phân phối công tác. Nhưng quân khu tỉnh Giang Tây lại nhận được thông báo khẩn cấp, bố trí cho Đặng Tiểu Bình đi xe lửa trở về, tham mưu trưởng quân khu đã suất lĩnh đưa Đặng Tiểu Bình lên xe.

Kết quả, chuyên cơ Ilyushin Il-14 trên đường bay trở về Bắc Kinh đã nổ trên bầu trời An Huy. Mao lại một lần nữa không thể toại nguyện, đành phải bố trí cho Đặng Tiểu Bình chủ trì công tác Trung ương.

Năm 1975, Đặng Tiểu Bình bị bắn lén khi đang tản bộ trên dốc núi

Một ngày tháng 09/1975, Đặng Tiểu Bình cùng với Hoa Quốc Phong, Giang Thanh đến tỉnh Sơn Tây tổ chức và chủ trì Hội nghị Hợp tác xã tại hiện trường. Đặng Tiểu Bình ở nhà khách của Hợp tác xã.

Chạng vạng tối, Đặng Tiểu Bình cùng với thư ký và cảnh vệ đi tản bộ trên sườn núi thì đột nhiên có người bắn lén tới tấp, nhưng Đặng Tiểu Bình đã may mắn không bị trúng đạn. Sau đó xạ thủ đã đào thoát và cho đến tận bây giờ vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Năm 1976, nhà khách giam lỏng Đặng Tiểu Bình xảy ra hoả hoạn

Tháng 04/1976, Mao lấy lý do Đặng Tiểu Bình đứng sau sự kiện biểu tình tưởng nhớ cái chết của Thủ tướng Chu Ân Lai tại Thiên An Môn ngày 05/04/1976, nên đã huỷ bỏ hết các chức vụ trong và ngoài đảng của Đặng Tiểu Bình, và giam lỏng Đặng Tiểu Bình tại tầng 01 nhà khách số 05 quân khu Ngọc Tuyền Sơn Bắc Kinh.

Chạng vạng tối, tầng 1 của nhà khách số 05 đột nhiên bị chập điện bốc cháy, từ phòng 101 đến 110 đều bị thiêu hủy. Đêm đó Đặng Tiểu Bình được bố trí đi học tập, một lần nữa may mắn thoát chết. Sau đó Đặng Tiểu Bình được đưa trở về nhà mình ở Bắc Kinh.

Năm 1976, xe bố trí chở Đặng Tiểu Bình bị gãy trục

Một ngày tháng 07/1976, Đặng Tiểu Bình nhận được thông báo đi đến Hà Bắc nghỉ mát. Đặng Tiểu Bình cảm thấy bất ngờ, ngoài mặt đồng ý nhưng gần giờ đi đã lấy lý do sức khỏe không tốt phải đến bệnh viện khám để từ chối.

Đặng Tiểu Bình nhiều lần may mắn thoát chết trong gang tấc. (Ảnh: )
Đặng Tiểu Bình nhiều lần may mắn thoát chết trong gang tấc. (Ảnh: Scmp)

Chiếc xe bố trí chở Đặng Tiểu Bình sau khi tới Thừa Đức được đưa đến phòng chuyên dụng của Bộ Quốc phòng kiểm tra, thì phát hiện trục bánh trước của xe đã bị gãy, nếu như đi đường dài thì có thể bị bốc cháy bất cứ lúc nào.

Uông Đông Hưng thời điểm đó cũng từng thông báo cho Đặng Tiểu Bình, trừ khi nhận được thông báo của ông ấy nếu không tuyệt đối không được đi ra ngoài. Uông Đông Hưng là đại quản gia của Mao, đã biết được việc Mao Trạch Đông trước khi chết muốn tiêu diệt Đặng Tiểu Bình.

Mao muốn cháu ruột mình lên kế vị

Thư ký của Mao Trạch Đông là bà Trương Ngọc Phượng nhớ lại, Mao trước khi lâm chung muốn để cho cháu ruột của mình lên kế nhiệm. Mao từng đưa ra danh sách Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị và muốn lắng nghe ý kiến của bà và Mao Viễn Tân về những người trong danh sách và việc lựa chọn người sẽ thay thế mình. Hai người đều nói những người trong danh sách là trung thành với Mao, trung thành với đảng. Mao không ngừng xua tay nói “nghe đủ rồi, là các người trung thành với ta”.

Danh sách mà Mao Trạch Đông đưa ra lần lượt là: Giang Thanh, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Kỷ Đăng Khuê, Trương Ngọc Phượng, Ngô Đức. Hai người còn kiến nghị thêm Tạ Tĩnh Nghi, Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng vào danh sách ban lãnh đạo.

Trương Ngọc Phượng nhớ lại câu nói của Mao: “Giang Thanh gây thù hằn quá nhiều, lại có biểu hiện giống như ta, ta lo lắng Giang Thanh khó đứng vững; Viễn Tân là lựa chọn thích hợp nhất, Quốc Phong, Tích Liên, Đăng Khuê sẽ trợ giúp cho Viễn Tân”.

Cùng ngày, Mao chốt danh sách những người có khả năng kế nhiệm mình sau khi qua đời, sắp xếp Mao Viễn Tân ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Trương Ngọc Phượng, Ngô Đức, Giang Thanh, Tạ Tĩnh Nghi, Vương Hồng Văn.

Chu Ân Lai, Chu Đức đều chết trước Mao Trạch Đông

Có kênh truyền thông Hong Kong tiết lộ, vào khoảng giữa tháng 03/2014, Trung ương ĐCSTQ lại phái người tìm Trương Ngọc Phượng, Mao Viễn Tân, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, yêu cầu họ “hiệp trợ” Trung ương, tìm kiếm, nhớ lại, chính sửa lại những hồ sơ liên quan những chỉ thị dặn dò của Mao Trạch Đông lúc tuổi già.

Bà Trương Ngọc Phượng nhớ lại, ngày 05 và 06 tháng 04/1976, Mao nói về sự kiện sinh viên truy điệu Chu Ân Lai diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn, và những thay đổi của cục diện chính trị sau khi Chu Ân Lai chết, cũng đề cập đến danh sách ban lãnh đạo, lúc ấy Mao Viễn Tân cũng ở đó.

Mao nói, sự kiện ở Thiên An Môn mục đích là để đối kháng với mình, có người đứng sau những thanh niên tặng vòng hoa tại Thiên An Môn. Mao nói: “Bọn họ thương tiếc Chu Ân Lai, giống chửi bới sao ta không chết sớm. Chắc là do ta phát động Cách mạng Văn hóa đã kết oán thù”. Sau đó cuộc biểu tình này đã bị Mao giải tán, cũng phế truất Đặng Tiểu Bình.

Mao nhận định Chu Đức cũng là một trong những người đứng sau sự kiện này, nên trước khi chết 2 tháng, ngày 06/07 Mao đã hại chết Chu Đức, một nhân vật có sức nặng trên chính đàn của ĐCSTQ.

Tối ngày 06/07/1976, Chu đức bị “điện giật” ngay trong nhà của mình. Cảnh vệ và người giúp việc vội vã đưa Chu Đức lên xe chở đến bệnh viện cấp cứu. Điều trùng hợp và đáng ngờ là trên đường đi đã bị một xe tải đâm vào, cả Chu Đức và cảnh vệ trên xe không một ai sống sót.

Sau đó Mao Trạch Đông và bè lũ 4 tên đã lập ra ban lo việc mai táng cho Chu đức, trong đó có quy tắc rằng trong lúc cử hành lễ truy điệu Chu Đức, không ai được vào nhìn mặt Chu Đức. Chỉ có hai người không tuân thủ “kỷ luật”, một là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) từ Triều Tiên vội vã đến dự tang lễ nên không biết quy định, một người khác là Tư lệnh Quân khu Phúc Châu, Trung tướng Bỉ Định Quân.

Bỉ Định Quân tiết lộ, thân người Chu đức bị phủ kín bởi cờ đảng, khuôn mặt đen sậm, hai tay cũng cháy đen. Sau đó Bỉ Định Quân đã được bố trí đưa trở về Phúc Châu bằng chuyên cơ 8341 của đội cảnh vệ của Mao. Khi bay đến Phúc Kiến, chuyên cơ này bị tai nạn, Bỉ Định Quân và nhân viên trên chuyên cơ không một ai sống sót.

Lê Hiếu

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x