Mạn đàm về tu luyện: Phật duyên
Có người thắc mắc: Đức Phật có pháp lực vô biên, vì sao lại để nhân gian coi trọng vật chất mà tranh giành gây chiến tranh không ngừng? Tất nhiên, trên đời không có gì là vô duyên vô cớ, mọi chuyện đều tại một chữ “duyên”.
Từng có người viết ở bên cạnh tượng Phật Di Lặc câu đối: “Đại đỗ năng dung, dung thiên hạ nan dung chi sự; Khai khẩu tiện tiếu, tiếu thế gian khả tiếu chi nhân” (Bụng to chứa đựng những chuyện khó bao dung của thiên hạ; Cười chế giễu những kẻ nực cười trên thế gian). Mới xem qua đã có thể cảm nhận được người này rất có kiến thức, giống như một vị bác học, với cái nhìn sâu sắc, xem xét thấu đáo, nhưng cũng không tùy tiện.
Tượng phật là hình tượng bên ngoài của Phật, một phương thức giáo lý truyền bá tôn chỉ của Đức Phật. Ngài là cầu nối giữa con người và thiên thượng, mục đích là để duy trì hình thức con người và chư Thần cùng tồn tại hài hòa trong thế giới.
Phật chỉ là cứu người, phổ độ chúng sinh. Thông qua giáo đồ Phật giáo để truyền bá giáo lý, dạy bảo con người chỉ có thông qua tự ước thúc bản thân để có thể đạt tới tự mình giác ngộ, cũng là cảnh giới đại triệt đại ngộ, cuối cùng giải thoát bản thân, nhờ đó có thể giúp đỡ người khác, mục đích là giải cứu con người.
Phật giáo tuyên giảng nhân quả báo ứng, giảng rằng nhân loại chỉ có không ngừng tự mình cải biến, tự bản thân sám hối và chịu khổ thì mới có thể khai mở trí huệ bản thân (cũng gọi là khai ngộ), giống như bốn thầy trò Đường Tăng trải qua muôn vạn gian khổ bộ hành đến Tây Thiên cuối cùng lấy được chân kinh.
Kỳ thực kinh thư chính thức không tại Tây Thiên, mà ở cái tâm của bốn thầy trò Đường Tăng đã được rèn giũa trong ma nạn. Nếu không, Tôn Ngộ Không chỉ cần nâng Đường Tăng trở mình một cái đã đến Tây Thiên, lập tức có thể lấy được kinh thư, căn bản không có phiền toái nhiều như vậy. Tuy nhiên, nếu thầy trò Đường Tăng đi đường tắt để lấy kinh thư, thì Đường Tăng không thể khai ngộ, không cách nào lĩnh ngộ chân lý trong kinh Phật, như thế có được kinh thư đi nữa cũng chỉ là một đống giấy lộn.
Phật là hóa thân đại từ đại bi. Cái gì là từ bi? Từ bi là biểu hiện phật tính. Từ là yêu thương, mang lại niềm cho chúng sinh, bi là trừ tận thống khổ cho chúng sinh; cả hai kết hợp thành từ bi. Nói tóm lại, từ bi là đem đến sung sướng, trừ bỏ đi thống khổ.
Phật giáo cho rằng, “từ” theo “bi” mà đến, ý nghĩa của bi là thống khổ, do thống khổ mà sinh ra bi, từ đến để loại bỏ đi thống khổ. Một người từng trải qua nỗi thống khổ của bản thân mình, thì mới có thể rung động trước thống khổ của người khác, mới có thể sinh ra “từ” với người khác. Từ cùng bi hỗ trợ lẫn nhau, thiếu một thứ cũng không được, chỉ có từ bi hỗ tương, sướng khổ cộng hưởng, mới có Phật tính.
Phật đứng bên ngoài chín tầng trời yêu thương bao quát hết thảy sinh mệnh trên địa cầu, bản thân không có phân biệt tốt xấu, cũng không phân biệt đối xử, thật giống như một người mẹ hiền đối đãi với chính con ruột của mình, dù con phạm sai lầm, nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, kỳ vọng và tha thứ.
Đại từ bi của Phật là chỉ cái gì? Phật tư duy rất cao (đã đạt tới 36 tầng tư duy), mà người bình thường phần lớn là ba chiều tư duy (dài, rộng, cao kết cấu không gian ba chiều). Con người nếu như không thông qua rèn luyện, không có ở trong thống khổ mà thăng hoa cảnh giới tư tưởng, thì không cách nào khai mở trí huệ bản thân.
Cửa ngõ tâm trí đóng lại, thì cũng không có ngộ tính, không có ngộ tính, sẽ không cách nào tiếp xúc với Phật, thì cũng không nhận được sự chỉ dẫn của Phật. Con người một khi không có được sự chỉ dẫn của Phật, thì sẽ như bị lạc mất phương hướng, thậm chí trong thống khổ u mê mà chà đạp cuộc đời này.
Phật có thể cảm thông, nhưng lại bất lực, tâm có thừa mà lực chưa đủ, thể hiện là bi. Cái bi này của Phật thường không được người thường lý giải hay nhận thức được, cho nên thật đáng buồn hơn, giống như nhân loại thương xót con kiến mà con kiến lại ngộ không đến.
Thế giới này đục trong thế nào đều được bao quát trong mắt Phật, thiện ác tương hỗ, nhưng Phật chiếu theo “sự tương hỗ cân bằng lẫn nhau, hoàn mỹ cùng hòa lại”. Thế nhưng, tâm con người đã sai lệch quá nhiều. Phẩm hạnh tốt, tu tâm tốt, cảnh giới tự nhiên cao, ngộ tính tốt, năng lực khống chế bản thân cũng mạnh, thì càng dễ câu thông với Phật hơn; ngược lại phẩm hạnh kém, tâm tính thấp, thậm chí không còn phật tính, thì sẽ không thể có ngộ tính. Người không có ngộ tính, không chịu giáo hóa, làm xằng làm bậy mà không hổ thẹn, không có chút tỉnh ngộ, cho nên Phật mới sinh bi, cũng coi đây là khổ.
Hình thức biểu hiện từ bi của Phật có rất nhiều loại. Phật tượng tọa lạc ở nhân gian phần lớn dùng khuôn mặt nghiêm nghị khiến cho con người kính nể. Chỉ có Phật Di Lặc với dáng hình miệng cười niềm nở. Nụ cười của Ngài cũng không phải giễu cợt người trong thiên hạ. Phật là từ bi hóa thân, sao có thể cười nhạo sự tình nơi thế nhân. Phật Di Lặc dùng một loại khiêm nhượng, tâm tính vị tha cùng đại trí mà đối xử với vạn sự vạn vật trong cuộc sống thế nhân, hơn nữa luôn mang theo nụ cười.
Phật mỉm cười có thể khiến lòng người thoải mái, tâm an vui, oán khí biến mất. Phật mỉm cười có thể hóa giải khúc mắc cùng oán hận của con người. Phật mỉm cười có thể an ủi nỗi đau khổ cùng đủ loại bất hạnh của con người, là “thuốc quý” cứu vớt linh hồn của nhân loại.
Có người thắc mắc, Đức Phật pháp lực vô biên, vì sao có thể chứng kiến nhân loại coi trọng vật chất, chiến tranh không ngừng, cướp của giết người…mà vẫn thờ ơ? Phật ở Thiên giới, chứng kiến rõ ràng từng ly từng tí những gì đã xảy ra ở nhân gian. Nhưng Phật là vì để cho con người tự ước chế bản thân, muốn con người ở trong khổ cực mà ma luyện ý chí của mình.
Chỉ có tăng cường phật tính, chiến thắng ma tính, chống lại cám dỗ, hết thảy thuận theo tự nhiên, tự giác thuận theo Thiên ý. Dưới tình huống loại này, Pháp lực của Phật mới phát huy tác dụng, điều này chính là “thiên nhân cảm ứng”. Giống như một công nhân của xí nghiệp chỉ có thể tự nội tâm nhận thức ra kỷ luật của xí nghiệp, khi đó kỷ luật này mới có tác dụng ước thúc công nhân, nếu không sẽ không có bất cứ tác dụng nào. Cùng nguyên lý, pháp lực của Phật chỉ có thể thông qua tâm trí của con người mới có khả năng khởi tác dụng.
Lương tri mất đi, thì cánh cửa để khai mở trí huệ cũng sẽ đóng lại, loại người này Phật không thể ban ân điển cho họ được, bởi vì suy nghĩ của họ đã bị một tầng không gian khác (ma giới) không chế, do đó làm ra rất nhiều sự việc khác thường, thậm chí bị kích động. Kích động là ma quỷ, tâm trí một khi bị ma khống chế, cho dù Phật Pháp cao hơn, cũng không thể cứu họ được, bởi vì nhân tố bên ngoài cần nhờ nhân tố bên trong khởi tác dụng.
Một người không muốn tự cứu mình, thì ai cũng không thể cứu được. Cho nên, lúc con người vừa sinh tà niệm liền gặp bất trắc, bạn nên cảm tạ Phật, đó là Phật nhắc nhở bạn, không nên động niệm xấu, nếu không sẽ đi sai đường lạc lối.
Trước mắt, rất nhiều người tham gia tu luyện khí công. Đạo dẫn thuật, Thái Cực quyền cũng là một loại tu hành, cũng là khai mở trí tuệ bản thân, tu luyện là cách nhanh nhất để gia tăng ngộ tính.
Hữu duyên với Phật, tức là con người ở trong gian khổ khắc nghiệt mà nâng cao ngộ tính, nâng cao tâm tính, từ đó khai ngộ, cuối cùng đạt đến cảnh giới của Phật.
Hồng Khang, dịch từ Epoch Times