Mạn đàm về sự thú vị của hội họa tả thực

Trong các nền văn minh thượng cổ như Ai Cập, Tây Á, Hy Lạp, hội họa tả thực vô cùng thú vị, sống động có sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Vì sao nó lại có sức hút đến như vậy? Chúng ta hãy cùng khám phá qua những phân tích dưới đây.

2009_8_5_1249528179
Hình 1: Bức tượng bán thân hoa văn màu của nữ hoàng Nefertiti, Ai Cập. (Nguồn: Internet)

Một trong những khởi nguồn nghệ thuật của nhân loại là từ việc mô phỏng theo tự nhiên mà bắt đầu. Ví dụ như, hội họa là mô phỏng theo ngoại hình của tự nhiên, hí kịch là mô phỏng theo tình cảm và hành vi của một nhân vật. Bản thân việc mô phỏng, bắt chước đã là một điều rất thú vị, từ quá trình mô phỏng đến khi có kết quả mô phỏng, bất luận giống hay không, người ta đều có thể trong thật thật giả giả mà so sánh, mà phỏng đoán, mà phát huy. Lấy kỹ xảo mà nói, mô phỏng càng giống, độ khó càng cao; nếu như đạt đến tình trạng thật giả lẫn lộn, thì không chỉ là thú vị, mà còn càng khiến người ta phải thán phục bản lĩnh này.

Sự đặc sắc lớn nhất của mỹ thuật Tây phương là ở chỗ có thể tái hiện rất thật hình thể của tự nhiên, mà loại hình tả thực rất thật này đã có lịch sử từ rất lâu. Trong các nền văn minh thượng cổ như Ai Cập (hình 1), Tây Á (hình 2), Hy Lạp (hình 3)… số lượng những tác phẩm được tán tụng rất sống động cũng không phải ít, đặc biệt là những pho tượng động vật và nhân vật nào đó luôn luôn đạt tỉ lệ chuẩn xác cao và tạo hình sinh động.

Về phương diện hội họa, từ những bức bích họa (vẽ trên tường), mộc bản họa (vẽ trên gỗ) và hoa văn màu trên đồ gốm cổ đại được lưu tồn đến nay cho thấy, kỹ xảo và phương pháp đa phần thuộc về miêu tả tuyến tính và tô phẳng màu sắc, so với tả thực theo thị giác chân chính vẫn còn cách một đoạn. Thế nhưng, một số câu chuyện cổ Hy Lạp vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay, lại tựa hồ như có thể chứng minh rằng những họa sĩ thời bấy giờ vẫn có sẵn năng lực tả thực “lấy giả tráo thật”.

47764b47nbf7481130a2d&690
Hình 2: Phù điêu tinh linh bảo vệ thời Assyria. (Nguồn: Internet)
discobolus-x
Hình 3: “Discobolus” (tên tiếng Việt: Lực sĩ ném dĩa) của nhà điêu khắc Hy Lạp Myron. (Nguồn: Internet)

Hai vị họa sĩ nổi danh người Hy Lạp là Zeuxis và Parrhasius, có một lần công khai thi đấu với nhau. Hai người họ mỗi người trưng ra kiệt tác dày công sáng tạo của mình. Hình ảnh trái cây được mô tả trên tranh của Zeuxis trông vô cùng sống động, đến nỗi có một con chim ở chóp tường bất ngờ bay xuống muốn mổ vào chùm nho trong bức tranh.

Trong tiếng ca ngợi khắp nơi, Zeuxis đắc ý nói với đối thủ của mình: “Giờ thì, xin mời Parrhasius hãy mở màn che trên bức tranh ra, để mọi người có thể xem tác phẩm của ông nào!”. Lời vừa mới dứt, Zeuxis phát hiện mình đã phạm sai lầm, vốn dĩ tranh của Parrhasius không có tấm màn che nào hết, mà màn vải đó chính là tranh được vẽ ra. Lúc đó, Zeuxis không thể không cúi đầu nhận thua; bởi vì tranh của ông chỉ lừa được mắt chim, nhưng tranh của Parrhasius lại lừa được chính Zeuxis, con mắt của một họa sĩ.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng, họa sĩ yêu thích nhất của Alexander đại đế là Apelles, khi đang trên biển gặp phải bão táp nên mắc nạn đến vương quốc của người Ai Cập Ptolemy. Đối thủ của ông mua chuộc được thằng hề của quốc vương Ptolemy I, đã lừa gạt Apelles, nói là quốc vương mời ông tham gia yến tiệc. Apelles tin là thật nên liền vào cung. Việc ông tự tiện xông vào cung khiến quốc vương Ptolemy tức giận liền cho người bắt Apelles. Ông la lên kêu oan, quốc vương muốn ông phải chứng minh sự trong sạch của mình. Kết quả Apelles thuận tay nhặt mảnh than đá bên cạnh lò rèn, rất nhanh vẽ lên tường tướng mạo thằng hề đã lừa ông vào cung dự tiệc. Quốc vương liếc nhìn liền nhận ra chính là tên hề của mình, liền tha cho Apelles. Chuyện này cũng cho thấy rõ Apelles vốn có năng lực quan sát và ghi nhớ mẫn cảm, có thể nắm bắt đặc thù nhân vật nhanh chóng, vì thế mới có thể cứu được tính mạng của mình.

20110703102215432
Hình 4: Vua Alexander Đại đế thân chinh đánh vua Ba Tư là Darius – bức bích họa gạch men trứ danh ở Pompeii (Nguồn: Internet)

Bức bích họa gạch men trứ danh “Alexander Đại đế cùng Darius vua Ba Tư đại chiến” (hình 4) được khai quật tại Pompeii, nghe nói là phỏng theo tác phẩm của Apelles. Bức bích họa khí thế hồng đại, nhân vật đông đảo nhưng trong loạn có trật tự. Trong giao chiến, tầng thứ giữa người ngựa được phân rõ ràng, sắc thái phong phú, hơn nữa ánh sáng và hiệu quả lập thể rất tự nhiên tô đậm được khí thế khẩn trương của chiến tranh.

Bên trái, Alexander Đại đế vững vàng tiến công; còn Darius thần sắc kinh hoàng trên chiến xa giơ cánh tay lên, xe ngựa của ông ta đã quay đầu, phía trước kỵ binh cũng đang cực lực khống chế lũ ngựa đang kinh sợ, hiển nhiên là đại quân Ba Tư đã bại trận. Binh mã hai bên giao tranh phảng phất có thể nghe thấy tiếng chém giết, làm cho người ta có cảm giác chân thật như chính mình trong đó. Nếu như bản phóng tác bằng gạch men đã như thế, vậy cũng có thể nghĩ ra được trình độ siêu thường trong nguyên tác của Apelles rồi.

Chỉ tiếc là, sự hưng suy của nghệ thuật nhân loại cũng không thoát khỏi được quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” trong tiến trình lịch sử. Sự huy hoàng của nghệ thuật thượng cổ cùng với sự suy vong của đế quốc La Mã kết thúc, biến mất hằng suốt mấy thế kỷ. Dân tộc châu Âu không thể không một lần nữa lục lọi trong đám phế tích văn hóa, đến thời kỳ Văn hóa Phục hưng đã tiến đến đỉnh cao một lần nữa. Lúc bấy giờ, các nhà nghệ thuật từ những văn vật cổ đại khai quật được đã tìm ra tham chiếu của nghệ thuật hoàn mỹ, mới có thể rất nhanh thành thục trở lại.

Những nhà nghệ thuật thời Văn hoá Phục hưng mong muốn trùng tu được mỹ học của Hy Lạp cổ đại. Trên thực tế, về kỹ thuật tả thực trong hội họa, họ đã trở nên siêu việt hơn cả người xưa. Không chỉ ngoại hình vật thể ưu mỹ, chuẩn xác, độ sáng tối, vận dụng sắc thái thành thục, sau đó còn kiến tạo ra cảm giác lập thể, lượng cảm và chất cảm, đều đạt đến độ chân thật và tự nhiên trước nay chưa từng có. Đặc biệt là khả năng vận dụng phương pháp thấu thị, không chỉ nắm giữ chính xác ngoại hình vật thể ở nhiều góc độ khác nhau, mà còn có thể từ trên mặt bằng chế tác ra được cảm giác chiều sâu không gian ba chiều.

Szentharomsag_Masaccio_nagy
Hình 5: Bức bích họa ‘Tam vị nhất thể’ của Masaccio năm 1427 tại giáo đường Thánh Maria Novella, Florence (Nguồn: Wikipedia)
5
Hình 6: ‘Bữa tối cuối cùng’ của Leonardo da Vinci, 1495, tại tu đạo viện Cảm ân Thánh mẫu Milan. (Nguồn: Wikipedia)

Bức bích họa ‘Tam vị nhất thể’ của Masaccio năm 1427 tại giáo đường Thánh Maria Novella, Florence (Hình 5) thường được xem là kiểu mẫu thành công sớm nhất của hội họa khi vận dụng phương pháp thấu thị. Họa sĩ lấy thị điểm người xem làm chuẩn, kéo ra đường nét theo tỉ lệ vẽ xuất ra không gian giả tưởng với khoảng cách chiều sâu khác nhau.  “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci (Hình 6) cũng dùng phương pháp thấu thị kết hợp với kết cấu kiến trúc, với ý đồ từ trên vách tường có thể tạo ra được ảo giác Chúa Jesus và các môn đồ đang ở ngay đó tiến hành tiệc thánh.

Hội họa trong thời kỳ Văn hóa Phục hưng, kỹ thuật tả thực thường kết hợp với kiến trúc và điêu khắc, tạo ra rất nhiều hiệu quả thị giác thật giả khó mà phân biệt được, có tác dụng khác nhau, thú vị khác nhau. Có bức rực rỡ tráng lệ có tính trang trí, có bức ẩn giấu sự khôi hài, càng nhiều bức biểu hiện thần tích để khích lệ tín đồ. Người Pháp gọi kỹ pháp lấy giả tráo thật này là “trompe- I’ oeil”, ý nghĩa là “lừa gạt con mắt”.

Ví dụ như tác phẩm “Đại sảnh Sáng tối” (7) (8) (9) trong viện bảo tàng Vatican, cả trên mặt bức tường phương thức phác họa kiểu cột, hốc tường và pho tượng Hy Lạp, cửa ra vào và cửa sổ chân thực kết hợp không chê vào đâu được, dường như trong đại sảnh lớn thật sự tràn ngập những pho tượng và trang trí tường này. Trong nhà thờ Sacellum Sixtinum, bức bích họa “Sáng thế kỷ” trên đỉnh vòm của Michelangelo cũng là lấy kết cấu dầm và cột giả tưởng mà phân cách hình vẽ (Hình 10), cũng tại giao giới vẽ nên tạo hình nhân vật giống như điêu khắc; kể từ đó kiến trúc, điêu khắc, hội họa từ trong thật thật giả giả mà nhìn ra được một khối kết hợp với nhau.

6
Hình 7.
7
Hình 8
8
Hình 9

Hình 7, 8, 9: “Đại sảnh sáng tối” trong viện bảo tàng Vatican (Ảnh do tác giả cung cấp)

9
Hình 10: “Sáng thế kỷ” trên nóc vòm của Michelangelo (Nguồn: Wikipedia, tác giả: Aaron Logan)

Do sự thú vị của “lấy giả tráo thật”, các nhà nghệ thuật cũng vui với việc dùng nó làm những trò đùa nho nhỏ. Andrea Mantegna (1431 – 1506) đã sáng tạo ra cả một bức tranh tường ngăn cho hôn lễ đường của công tước Nhà Gonzaga, xứ Mantova. Tứ phía bức tường lấy hình thức cả hành lang vòng cung đẩy lên, vẽ nên tràng cảnh sinh hoạt của tất cả thành viên của gia tộc trước phong cảnh tự nhiên, đặc biệt thú vị là sân vườn hình tròn mở rộng đối với thiên không được vẽ trên trần nhà (hình 11).

Chung quanh sân vườn có một vòng rào chắn khắc đá, chỉ thấy dưới trời xanh mây trắng, rất nhiều tiểu thiên sứ tinh nghịch và phụ nữ với khuôn mặt mỉm cười đang nhoài người qua rào chắn, chỉ chỉ  trỏ trỏ, thò đầu ngó ra nhìn “phòng vợ chồng” bên dưới, trong đó có 2 tiểu thiên sứ, đầu còn kẹt lại trong hốc tròn của rào chắn, làm ra biểu hiện khóc thương khó chịu. Người họa sĩ đã biểu đạt ra được sự hài hước ẩn giấu trong bức bích họa vẽ bầu trời, và tứ phía bức tranh vẽ vẻ mặt nghiêm túc trang trọng của Nhà Gonzaga, hình thành nên một sự đối lập thú vị.

Từ thời Văn hoá Phục hưng trở về sau, rất nhiều mái vòm giáo đường đều thích dùng góc ngắm chiều cao vẽ nên sự hiển hiện của Thần và Thiên quốc huy hoàng, khiến cho người xem ngẩng đầu thật sự có thể cảm nhận được sự trang nghiêm thù thắng của thế giới thiên quốc.

Bức “Thánh mẫu thăng thiên” (hình 12) của Corregio vẽ ở mái vòm giáo đường Parma, Thánh mẫu đang hướng lên thiên không vô cùng xa xôi bay đi, chúng Thần tầng tầng thiên thể đều vui mừng chúc tụng. Cảnh tượng vừa tráng lệ vừa sống động này có thể nói là siêu xuất khỏi trải nghiệm thị giác của nhân loại. Trên thực tế, nghệ thuật gia nắm giữ kỹ thuật tả thực, thật giống Chúa giáng thế trong thế giới hội họa, có thể tùy tâm sở dục mà sáng tạo nên những cảnh tượng giả tưởng, trong hiện thực không thấy được, “lừa gạt” hay “thuyết phục” con mắt người xem, chẳng khác nào lấy kỹ thuật tả thực siêu việt khỏi cả bản thân tả thực.

3
Hình 11: Bức bích họa hôn lễ đường của công tước Nhà Gonzaga, xứ Mantova. (Nguồn: Internet)
1046
Hình 12: Bức bích họa mái vòm trứ danh “Thánh mẫu thăng thiên” của Corregio ở Parma (Nguồn: Wikipedia)

Đến thời đại Baroque, Rococo, trần nhà của rất nhiều cung đình và giáo đường cũng đã lấy thần thoại, thế giới thiên quốc làm đề tài. Bởi vì đương thời cảnh tượng phong cách hoa lệ, kỹ thuật “đánh lừa con mắt” càng thêm phiền phức và cường điệu hóa. Có những bức bích họa mái vòm giáo đường quả thực làm cho người ta hoa mắt, cơ hồ không cách nào phân biệt được giới hạn thật và giả. Năm 1685, họa sĩ Andrea Pozzo hội giáo hữu Jesus trong điện giáo đường Thánh Ignatius ở La Mã có vẽ một bức bích họa mái vòm đồ sộ (hình 13), miêu tả Thánh Ignatius trên Thiên quốc nhận được sự chào đón của Thánh mẫu, Chúa Jesus, và các vị thần đại biểu cho 4 bể xoay quanh bên cạnh.

Yêu cầu lúc này đối với họa sĩ, không chỉ là năng lực tả thực, mà còn phải có khả năng tính toán tinh chuẩn, khéo léo và sức tưởng tượng. Từ một phương diện khác mà nói, nếu như không có Tín Ngưỡng và lòng ngợi ca Thần, cũng khó có thể cấu tứ ra được những cảnh tượng tráng lệ huy hoàng như thế.

Sau khi thế kỷ 20 tiến nhập vào chủ nghĩa hiện đại, kỹ pháp tả thực của hội họa thường bị cho là lạc hậu, lỗi thời. Chỉ có một số họa sĩ theo chủ nghĩa siêu hiện thực còn lợi dụng kỹ xảo tả thực để biểu hiện sự suy nghĩ khác biệt kỳ dị của họ, nhưng lại tôn sùng tân kỳ, quái đản, vớ vẩn. Còn “siêu tả thực” hay “tả thực chụp ảnh” sau những năm 60 đã lợi dụng khoa học kỹ thuật, có thể phục chế ra những hình tượng giống như đúc hồ như nguyên gốc, thế nhưng, sự thú vị của nó lại cực khác với mô phỏng tự nhiên truyền thống. Loại tả thực này phần nhiều ở việc phơi bày trần trụi một mặt bệnh trạng của xã hội hiện đại: sự xa cách giữa người với người, sự hư vô của cuộc đời… có khi không tránh được sa vào chán chường hay thấp hèn.

Người xưa trong khi theo đuổi tả thực, điều nội tâm tôn sùng vẫn là thiện và mỹ, biểu hiện sự tôn nghiêm của nhân tính, sự đối lập của thiện ác, cho đến sự huy hoàng của thiên quốc và thần thánh (hình 14)… Người xem khi thưởng thức có thể sinh lòng hướng đến và cảm động, đây là sự thăng hoa mà nghệ thuật mang đến cho con người; còn tả thực hiện đại phơi bày bệnh thái cũng làm người ta ấn tượng sâu sắc, nhưng cảm thụ được lại là sự sầu não, tiêu cực.

44
Hình 13: Bức bích họa mái vòm Andrea Pozzo tại thánh đường Église Saint-Ignace de Loyola tại La Mã (Nguồn: Wikipedia)
61
Hình 14:  Một trong những bức bích họa mái vòm ở  bảo tàng Le Louvre, Paris. (Nguồn: Internet)
71
Hình 15:  Bích họa trên kiến trúc vẽ trên tòa nhà ở miền nam nước Pháp. (Nguồn: Internet)

Ngược lại, có rất nhiều nghệ thuật đường phố lại tiếp tục sử dụng kỹ pháp “lừa gạt con mắt” truyền thống, dùng hình ảnh tả thực kết hợp với cảnh quan và địa hình xung quanh để tạo ra hiệu quả lấy giả tráo thật (hình 15). Người xem một khi phát hiện mắt mình “bị lừa rồi”, phản ứng không phải là tức giận, mà là ngạc nhiên mừng rỡ, bội phục cho đến cảm giác thú vị. Sự thú vị này, kỹ thuật chụp ảnh không cách nào thay thế được, bởi vì điều người ta vẽ ra được, là có “nhân tính”, có “kỹ xảo”, có “trí huệ”, có “dí dỏm”. Từ đó mà thấy, kỹ pháp tả thực lấy giả tráo thật là mãi mãi khiến người ta vừa ngạc nhiên vừa thán phục, kỹ thuật hội họa tả thực cũng mãi mãi không thể bị đào thải. Quy luật vũ trụ “vật cực tất phản”, “thành trụ hoại diệt” mà chúng ta đã nói qua trước, trong bối cảnh hôm nay khi nghệ thuật hiện đại đã đi đến cực đoan, sự quay trở lại của tả thực trong hội họa là một xu thế tương lai có thể đoán được.

Điều chúng ta vừa mới đàm luận vẫn còn là hiệu quả có thể đạt được của kỹ pháp tả thực ở giới hạn thấp nhất, nếu như những người họa sĩ có thể làm tốt nó biểu hiện được nội hàm càng sâu sắc cao thượng hơn, giá trị như vậy của nó càng không chỉ có vậy. Nói cách khác, bản thân kỹ xảo tả thực không phải là mục đích của tả thực, mà là công cụ.

Đối với một nghệ thuật gia đã nắm bắt được kỹ thuật này mà nói, vấn đề khó nhất chính là: “Dùng kỹ thuật để biểu đạt điều gì?”, và một nghệ thuật gia đối với sự thấu hiệu và suy nghĩ về sự vật, thái độ nhân sinh, trí tuệ phẩm cách của ông, sẽ quyết định được mình “muốn biểu đạt điều gì?”; lối sáng tác và nội hàm biểu hiện của tác phẩm là thể hiện cảnh giới của nghệ thuật gia.

Vì thế, kỹ pháp tả thực rất thật cũng không đi đến đáy như rất nhiều người sáng tác hiện đại; trái lại, nó là con đường thênh thang quang minh không có điểm dừng, còn đang chờ đợi những nhà nghệ thuật ghi khắc trong tim, có tầm mắt, có hàm dưỡng tiếp tục phát huy.

Tác giả: Chu Yixiu

Mai Mai, dịch từ secretchina

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x